Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1 M

507

Với giải Câu hỏi 2 trang 22 KHTN 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Dung dịch và nồng độ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1 M

Câu hỏi 2 trang 22 KHTN 8Trộn lẫn 2 lít dung dịch urea 0,02 M (dung dịch A) với 3 lít dung dịch urea 0,1 M (dung dịch B), thu được 5 lít dung dịch C.

a) Tính số mol urea trong dung dịch A, B và C.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ mol của dung dịch C so với nồng độ mol của dung dịch A và B.

Trả lời:

Nồng độ mol được xác định bằng biểu thức: CM=nVn=CM.V

a) Số mol urea trong dung dịch A là: n(A) = 0,02 . 2 = 0,04 (mol).

Số mol urea trong dung dịch B là: n(B) = 0,1 . 3 = 0,3 (mol).

Số mol urea trong dung dịch C là: n(C) = 0,04 + 0,3 = 0,34 (mol).

b) Nồng độ mol của dung dịch C là: CM(C)=0,345=0,068(M).

Ta có: Nồng độ mol của dung dịch A < Nồng độ mol của dung dịch C < Nồng độ mol của dung dịch B.

Đánh giá

0

0 đánh giá