Việt Nam quê hương ta | Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

596

Tài liệu tác giả tác phẩm Việt Nam quê hương ta Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Việt Nam quê hương ta lớp 6.

Việt Nam quê hương ta - Ngữ văn lớp 6

I. Tác giả Nguyễn Đình Thi

Việt Nam quê hương ta | Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Tiểu sử 

- Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.

- Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.

- Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

- Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.

- Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

b. Tác phẩm chính

- Thơ: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 - 1955); Việt Nam quê hương ta; Nhớ; Lá đỏ...

- Tiểu thuyết "Xung kích", "Vỡ bờ"; "Thu đông năm nay" (1954), "Bên bờ sông Lô" (1957), "Vào lửa" (1966), "Mặt trận trên cao" (1967) ...

- Phê bình văn học: Tiểu luận "Nhận đường".

- Kịch: Con nai đen (1961); Hoa và Ngần (1975); Giấc mơ (1983); Rừng trúc (1978); Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979); Người đàn bà hóa đá (1980); Tiếng sóng (1980); Cái bóng trên tường (1982); Trương Chi (1983); Hòn Cuội (1983 - 1986).

II. Tác phẩm Việt Nam quê hương ta

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Bài thơ được trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải (1958).

b. Bố cục

Việt Nam quê hương ta có thể chia làm 2 đoạn:

- Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.

- Đoạn 2 (đoạn còn lại): Vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.

c. Thể loại

Việt Nam quê hương ta thuộc thể thơ lục bát.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Giá trị nội dung của Việt Nam quê hương ta:

Nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người Việt Nam, qua đó thể hiện tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương đất nước.

b. Giá trị nghệ thuật

Giá trị nghệ thuật của Việt Nam quê hương ta:

- Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển.

- Giọng điệu linh hoạt, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca.

- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường.

Sơ đồ tư duy bài thơ Việt Nam quê hương ta

 

Việt Nam quê hương ta | Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)
Từ khóa :
Ngữ văn 6
Đánh giá

0

0 đánh giá