Cậu bé và mẩu san hô trang 106, 107, 108 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)

1.4 K

Với soạn bài Cậu bé và mẩu san hô trang 106, 107, 108 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Chân trời sáng tạo) hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt tiếng Việt lớp 3.

Cậu bé và mẩu san hô trang 106, 107, 108 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Chân trời sáng tạo)

Đọc: Cậu bé và mẩu san hô trang 106, 107

* Khởi động

Câu hỏi trang 106 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc và nói về tên gọi các loài sinh vật biển trong từng bức ảnh bên dưới.

Cậu bé và mẩu san hô trang 106, 107, 108 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 2)

Trả lời:

 

Cua mặt trăng: Trên lưng cua mặt trăng có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi. Vì hình thù trên lưng cua tròn, nên người dân trên đảo Phú Quý ví nó như hình mặt trăng và đặt tên đó.

San hô tổ ong: "San hô" là "các sinh vật biển thuộc lớp San hô" (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể san hô này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.

Ốc gai: Ốc gai là một loài ốc biển tự nhiên sống ở khu vực các rạn san hô thuộc Nha Trang – Phan rang – Phan Thiết, thịt thơm ngon ngoài ra còn chứ nhiều loại vitamin đầy bổ dưỡng

Khám phá và luyện tập

Đọc 

1. Đọc và trả lời câu hỏi: 

Cậu bé và mẩu san hô

Cậu bé và mẩu san hô trang 106, 107, 108 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 3)

Cậu bé và mẩu san hô trang 106, 107, 108 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 4)

 

* Nội dung chính: Thể hiện thông điệp hành động bảo vệ môi trường biển.

* Câu hỏi, bài tập: 

Câu 1 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chị Hai ao ước điều gì?

Trả lời:

Chị Hai ao ước sẽ có một ngôi nhà San Hô cho cá.

Câu 2 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: San hô hóa thạch được so sánh với hình ảnh nào?

Trả lời:

San hô hóa thạch được so sánh như một tổ ong khổng lồ, rêu bám đầy như dệt thảm.

Câu 3 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Khánh nghĩ và làm gì khi nhìn thấy mẩu san hô nằm lăn lóc gần mép nước?

Trả lời:

Khánh nghĩ “Thật là một ngôi nhà cá đẹp mê li!”

Câu 4 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Theo em, vì sao mọi người lặng đi trước cảnh một bãi san hô đang chết?

Trả lời:

Vì nó quá đáng thương, rặng san hô chết vì bị rác bám đầy.

Câu 5 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hành động của Khánh trên đường về nói lên điều gì?

Trả lời:

Hành động của Khánh trên đường về thể hiện ý thức bảo vệ các loài sinh vật ở biển.

2. Đọc một truyện về thiên nhiên

Câu hỏi trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 3

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị.

Cậu bé và mẩu san hô trang 106, 107, 108 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 1)


b. Kể lại một đoạn truyện em thích.

Trả lời:

a. Phiếu đọc sách

- Tên truyện nàng tiên Mưa

- Truyền dân gian.

- Lời nói và hành động của các nhân vật thân thiện, dễ thương.

- Câu chuyện rất thú vị và có nhiều nhân vật.

b. Kể lại đoạn truyện:

Nàng tiên Mưa

Hôm nay, Vịt con được mẹ cho ra sông tắm mát. Vịt con thích lắm. Những hạt nước bé xíu tinh nghịch rủ nhau trèo lên lưng, lên đầu Vịt con rồi lại lăn xuống mặt nước. Bỗng nhiên, một hạt nước bé xíu chạy đến ghé vào tai Vịt con thì thầm: “Vịt con ơi, chúng tôi sắp xa bạn để lên đường làm nhiệm vụ của mình rồi”. Vịt con ngơ ngác nhìn những hạt nước biến thành hơi bốc lên trời như những nàng tiên tuyệt diệu. Ông Mặt Trời càng lúc càng tươi, ánh nắng gay gắt hơn.

À, thì ra ánh nắng của ông Mặt Trời đã chiếu xuống mặt nước làm những hạt nước bốc thành hơi, nhưng hơi nước bốc lên trời để làm gì? – Vịt con vừa bơi vừa nghĩ.

Buổi chiều, những đám mây đen kéo về che lấp cả một khoảng trời rộng lớn. Từ trong đám mây, những giọng nói quen thuộc cất lên:

– Vịt con ơi, có thấy chúng mình không? Chúng mình là những giọt nước bé xíu từ sông, từ biển cả đấy!

– Các bạn đang ở đâu? – Vịt con trả lời.

– Chúng tôi ở trên những đám mây đen nặng trĩu này.

– Vậy các bạn có xuống mặt đất và trở lại thành những hạt nước bé xíu được nữa không? – Vịt con hỏi.

– Có chứ! Chúng tôi sắp gặp Vịt con để đùa nghịch rồi đấy.

– Giữa lúc đó, chị Gió ào tới làm những chiếc lá vàng rơi đầy một góc sân nhà Vịt con, những tia chớp ngang bầu trời loé lên. Thế là trận mưa rào chiều nay đã đổ xuống. Lộp bộp! Lộp bộp! Âm thanh vang lên như bản nhạc giao mùa. Vịt con ngắm nhìn và cảm thấy thích thú.

Cơn mưa rào ngớt dần, bầu trời sáng hẳn ra. Những đám mây đen biến đâu mất. Vịt con lạch bạch chạy ra luống rau mới được trồng hôm trước: “Ôi chao! Sao những ngọn rau mơn mởn lạ lùng, những chồi non vừa mới nhú. Trên ngọn rau xanh, những giọt nước bé xíu e ấp trong sáng như những ngôi sao lấp lánh giữa bầu trời xanh”. Vịt con chạy ào tới, dang đôi tay nâng niu những giọt nước. Vịt con thì thầm: “Sao các bạn lại trở thành mưa thế?”

– Vịt con biết không? Hơi nước bốc lên trời tạo thành những đám mây đen. Khi gặp không khí lạnh, những đám mây tụ lại rơi xuống mặt đất thành mưa, và chúng tôi lại trở thành những hạt nước bé xíu đấy!

– Ôi hay quá! – Vịt con reo lên – Vậy thì từ nay, Vịt con không gọi các bạn là những hạt mưa bé xíu nữa đâu mà sẽ gọi các bạn bằng cái tên thật dễ mến: Nàng tiên Mưa. Các bạn có thích không?

Các nàng tiên Mưa khoái chí, cười rung cả luống rau rồi tí tách rơi xuống. Chúng hợp với nhau thành một dòng suối trong vắt, mát lạnh. Vịt con soi bóng mình dưới nước. Dòng suối chở Vịt con ra cái ao trước nhà. Vịt con lại say sưa chơi cùng các nàng tiên Mưa.

Viết trang 108

Viết: 

Ôn chữ Q, V

Câu hỏi trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 3

- Viết từ: Vân Đồn 

- Viết câu:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.

Hồ Chí Minh

Trả lời:

- Học sinh luyện viết tên riêng: Vân Đồn. Chú ý viết hoa các chữ cái V, Đ

- Cách viết câu: 

+ Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng: Cảnh, Vượn; Việt Bắc, … 

+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu. 

Luyện từ và câu trang 108

Luyện từ và câu: 

Câu 1 trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm 2-3 từ ngữ:

Cậu bé và mẩu san hô trang 106, 107, 108 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 5)

Trả lời:

a. Chỉ tài nguyên thiên nhiên: 

- Trên mặt đây: cây xanh, cát, đất trồng, ….

- Trong lòng đất: than đá, quặng sắt, đá vôi, ….

- Dưới biển: san hô, hải sản, …

b. Chỉ hoạt động giữ gìn, bảo vệ tài liên thiên nhiên: chăm sóc cây xanh, nuôi trồng san hô, nuôi thủy sản, cải tạo đất trồng, … 

Câu 2 trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn từ ngữ trong khung phù hợp với mỗi ô trống:

Cậu bé và mẩu san hô trang 106, 107, 108 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 (Chân trời sáng tạo) (ảnh 6)

Trả lời:

a. Với những chiếc vỏ ốc biển nhỏ nhắn, bố đã làm cho anh em tôi nhiều đồ dùng xinh xắn. 

b. Những chú gà trống gọi bản làng thức dậy bằng tiếng gáy “ò…ó…o…” lanh lảnh vang xa. 

c. Nhím tự bảo vệ mình bằng những chiếc lông gai dài và sắc nhọn. 

Câu 3 trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đặt 1 – 2 câu nói về hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong câu có từ ngữ trả lời cho câu hỏi Khi nào? Hoặc Ở đâu?

M: Sáng nay, lớp em chăm sóc cây xanh ở vườn trường.

Trả lời:

- Tuần trước, lớp em được đi tham quan hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ở công ty Đại An.

- Vụ mùa này, ở quê em các bác nông dân đã sử dụng phân ủ hữu cơ để cải tạo đất trồng.

Vận dụng: 

Câu hỏi trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trao đổi với bạn những điều nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường biển.

Trả lời:

Những việc em nên làm:

- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác biển. ...

- Xử phạt nặng những hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và pháp luật.

- Xây dựng nhiều hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, đạt chuẩn trước khi thải ra.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường.

Những việc không nên làm:

- Xả rác ra biển

- Đánh bắt tràn lan sinh vật biển

- Đổ chất thải chưa qua xử lí xuống biển

 

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Mênh mông mùa nước

Bài 2: Hương vị Tết bốn phương

Bài 3: Một mái nhà chung 

Bài 4: Đi tàu trên sông Von-ga 

Bài 1: Cóc kiện trời

Đánh giá

0

0 đánh giá