Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 bài văn Tự học mang lại nhiều lợi ích to lớn hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 8 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:
Mời các bạn đón xem:
Tự học mang lại nhiều lợi ích to lớn
Lê nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.
II. Thân bài
1. Giải thích các khái niệm
- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức.
- Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn…
- Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.
2. Bình luận về tự học
a. Vai trò của tự học :
- Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú
- Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
- Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
- Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:
- Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
- Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
- Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội….
- Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sống.
=> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay.
3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống
- Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
- Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
III. Kết bài
Đánh giá lại vai trò của việc tự học.
Để trở thành một người toàn diện, bên cạnh sức khỏe dẻo dai con người ta cần phải có một kiến thức tương đối đầy đủ để phục vụ cho công việc của mình. Việc thu nạp kiến thức không chỉ có ở nhà trường mà còn có ở xung quanh ta. Với một người có ý chí muốn vươn lên thì việc tự trau dồi kiến thức cho mình sẽ luôn đem lại niềm thích thú đối với bản thân họ, và chân trời kiến thức sẽ luôn rộng mở cho bất cứ ai có ý chí đáng khâm phục như vậy.
Thông qua tự học, người học rèn cho mình khả năng làm việc tự lực. Nếu học trên lớp bạn có thể mượn vở bạn chép bài, thậm chí quay bài bạn khi kiểm tra. Nếu học nhóm bạn có thể ỷ lại vào khả năng học tập của người khác. Nhưng tự học thì không. Để có được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, bạn phải tự đọc sách, tự thí nghiệm, tự làm bài, tự kiểm tra lí thuyết,... thậm chí tự liên hệ để tham quan học tập. Tức là “tự thân vận động” trong suốt quá trình học tập. Điều đó khá vất vả nhưng bạn sẽ được rất nhiều. Trước hết là ý thức và khả năng “tự lực cánh sinh”, độc lập trong lao động không phải dựa dẫm ỷ lại vào ai. Qua đó bạn sẽ tự tin, mạnh dạn, trưởng thành hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, trong quá trình tự học, bạn cũng sẽ có điều kiện xem xét đúng sức học, kiểm tra đúng trình độ của bản thân. Học trên lớp, học nhóm, quá trình kiểm tra đánh giá mang tính đại trà, chịu tác động của nhiều yếu tố: Sự trung thực của học sinh, độ bao quát kiến thức của đề bài, chút cảm tính trong cách đánh giá của giáo viên (ở các môn xã hội)... Vì vậy, sức học của người học được đánh giá qua đó chỉ mang tính tương đối. Nhưng nếu tự học, muốn tiến bộ thực sự, người học phải tỉnh táo, trung thực, đem so sánh những gì mình đã có được với yêu cầu của chương trình. Do đó việc đánh giá sẽ sát với tình hình thực tế hơn. Qua đây, ta dễ dàng nhìn ra được thế mạnh, điểm yếu của mình và tìm cách khắc phục.
Tự học còn giúp chúng ta chủ động, linh hoạt về mặt thời gian. Bạn hiểu vấn đề này đã khá sâu, bạn có thể đi lướt. Vấn đề kia bạn chưa rõ, bạn có thể nán lại đầu tư hơn về thời gian. Bạn bị hổng kiến thức phần này hôm nay bạn sẽ học nó. Trong khi ấy, học trên lớp ta phải theo một chương trình cố định, khó thay đổi. Thời lượng cho mỗi vân đề eo hẹp, đôi khi cứng nhắc. Học nhóm cũng phái đáp ứng yêu cầu thời gian cho số đông, không thể vì cá nhân mà thay đổi. Đó là chưa kể đến việc học nhóm các bạn dễ sa vào “buôn chuyện”, đi sớm, đi muộn, lãng phí thời gian, vỡ kế hoạch.
Tự học vốn là một đức tính tốt, người có đức tính tốt cần được phát huy. Nếu chúng ta bỏ thời gian ra tự đầu tư cho bản thân thì đó không chỉ đơn thuần là một đức tính tốt mà còn là một tác động rất hiệu quả sau này.
Ở đây chắc hẳn ai cùng đã từng biết đến nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người thợ quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử nhân loại, rút ra những kinh nghiệm bổ ích và Người đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân.
Để tự tin hơn trong học tập cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một cách học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững những kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để cũng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học, vì vậy, mỗi người cần phải tự chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.
Vậy làm thế nào để chúng ta phát huy tinh thần đó một cách hiệu quả nhất. Chắc hẳn một trong những phương pháp các bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên đó là nghe nhạc không lời khi học. Phương pháp này khá hiệu quả giúp chúng ta loại bỏ được những tạp âm bên ngoài. Ngoài ra, những bản nhạc không lời còn giúp chúng ta cảm thấy khoan khoái và thư giãn đầu óc, biến những giờ học mệt mỏi hàng ngày thành những buổi học vô cùng du dương và dễ chịu.
Một chu trình hoàn hảo dành cho những con người có đam mê với việc tự học sẽ bao gồm nhiều bước khác nhau: có thể thông qua tìm tòi, phân tích, nghiên cứu và cuối cùng là đưa ra nhận định. Sau cùng, sẽ là những bước tích hợp lại từ những kinh nghiệm mình tự thu nhặt được để sớm hoàn thiện bản thân mình hơn. Đó cũng chính là các chu trình và các bước rất hiệu quả trong việc làm nổi bật bản thân mình hơn. Chỉ cần có tinh thần tự học thì không có loại kiến thức nào có thể làm khó được ta. Từ những kiến thức mang tính học thuật như khoa học nghiên cứu đến những môn lý thuyết và dạt dào cảm xúc như văn học cũng được chúng ta thu nhặt một cách dễ dàng thông qua phương pháp tự học.
Theo thống kê cho thấy tự học ngày nay suy giảm rất nhiều đặc biệt là ở các lứa tuổi vị thành niên, khi việc tiếp xúc với internet quá phổ cập và lưu hành rộng rãi, thì việc tự học ngày càng bị xa rời hơn, đặc biệt là sách vở. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục nó bằng cách lựa chọn các phương pháp học online, những khóa học đó cũng nhằm thúc đẩy tinh thần tự học thông qua các bài giảng vô cùng bổ ích và vui nhộn.
Có khá nhiều bạn có cùng một thắc mắc tại sao bản thân lại không hề tự học được, mỗi khi ngồi đến bàn học là lại thấy mỏi mệt và buồn ngủ. Chính vì vậy bảo vệ sức khỏe cũng là một việc làm cần thiết được cải thiện để giúp chúng ta có trau dồi tinh thần tự học. Thay vì thức khuya thì chúng ta nên cải thiện bằng cách đi ngủ sớm hơn, hạn chế tiếp xúc quá nhiều với màn hình điện thoại, tivi, bên cạnh đó, nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để bổ não.
Dĩ nhiên là “không”. Việc có được một góc học tập, một không gian học tập riêng cho mình sẽ giúp bạn có được sự hứng thú, khả năng tư duy, sáng tạo, thoải mái để có thể tự học ở nhà một cách tốt nhất. Địa điểm lý tưởng giúp bạn có được góc học tập như ý cần đảm bảo đủ yếu tố sau “ánh sáng, khí trời thiên nhiên”. Vì ánh sáng khí trời thiên nhiên bao giờ cũng tốt hơn ánh sáng của chiếc đèn bàn cùng luồng gió phát ra từ quạt điện. Tùy theo tính cách cá nhân, bạn có thể trang trí góc học tập theo ý thích của mình. Bạn có thể sắm cho mình một vài vật dụng dễ thương nhằm giúp cho góc học tập của bạn sinh động, ngoài ra bạn nên sắm cho mình thêm một chiếc đàn bàn nữa nhé, vì ánh sáng đèn bàn giúp bạn gia tăng khả năng tập trung lắm đấy. Có thể nói góc học tập là một trong những yếu tố giúp bạn có được sự hứng thú, thoải mái cũng như góp phần quyết định trong việc tạo hứng thú cho việc tự học ở nhà của bạn.
Đã chọn cho mình một góc học tập hiệu quả, không có nghĩa là bạn sẽ lao đầu học như một con thiêu thân, không phải cứ học nhiều mới là tốt. Cách học mới là điều quyết định dành cho bạn. Bạn cần tập trung học, học theo chiều sâu, nếu cần thì bạn nên ghi chép lại.
Trong quá trình tự học ở nhà thì bạn nên tạo cho mình có một thói quen đặt nhiều câu hỏi và tự mình trả lời câu hỏi đó để đảm bảo bạn có thể nhớ ngay, nhớ lâu hơn. Khi bạn tự học ở nhà bạn đừng quá căng thẳng, tập trung vào học không thôi. Điều đó sẽ làm cho bạn mệt mỏi, không tiếp thu được nhiều.
Bạn có thể nghe nhạc nhẹ nhàng, đi tới đi lui quanh góc học tập của mình để đầu óc thoải mái, biết đâu được bạn sẽ học nhanh hơn nhiều.
Đôi khi, không nhất thiết bạn cứ phải ngồi cố định một chỗ ở ngay góc học tập của mình, nếu thích bạn có thể thay đổi vị trí chỗ ngồi trong chốc lát đó cũng là cách giúp bạn giảm sự nhàm chán, tạo ra sự thích thú cho bản thân khi bạn tự học ở nhà.
Mỗi người chúng ta đều có thói quen riêng, hơn bất cứ ai, chính bạn mới là người biết rõ điều gì. Môi trường nào phù hợp với bạn, cá nhân mình cần có những cách sắp xếp điều chỉnh sao cho phù hợp. Ngoài ra, để tăng hiệu quả tự học ở nhà, bạn nên sưu tầm thêm cho mình những cách học sao cho hiệu quả. Hãy tạo cho mình những sáng tạo, mới mẻ thú vị cho không gian riêng để có được môi trường học tập hiệu quả nhé.
Song hành với sự phát triển của đất nước, thì tinh thần tự học càng đáng được bảo tồn bấy nhiêu nó sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc tiếp cận cái mới cũng như hoàn thiện bản thân.
Sự học là việc muôn đời, học ở lớp, học ở trường qua lời giảng của thầy cô bạn bè, qua những trang sách giáo khoa. Để trở thành một học sinh giỏi, có vô vàn những cách học khác nhau. Một trong những cách học hiệu quả nhất và cần thiết nhất chính là tự học
Tự học tức là tự túc, tự giác học tập, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức của mình, không ỷ lại vào người khác, tự mình ôn tập, trau dồi vốn hiểu biết. Tự học không quan trọng học ở đâu, bất cứ lúc nào rảnh rỗi đều có thể học, học qua việc đọc sách, học qua việc quan sát để ý. Kho tàng tri thức vô cùng rộng lớn, chỉ cần có ý thức tự học tốt sẽ tiến bộ rất nhanh
Đối với các bạn học sinh, học tập trên lớp qua lời giải của giáo viên hoàn toàn là chưa đủ. Lối học đó vốn dĩ là thụ động, được truyền lại từ người khác nên tuy dễ hiểu nhưng rất khó nhớ, khi học có thể nắm bắt rất nhanh nhưng sau đó nếu không đọc lại có thể quên ngay. Ngược lại lối học tự động là do bản thân mình trực tiếp tiếp cận kiến thức. Mới đầu việc họ này khá là khó nhưng về lâu về dài rất hiệu quả cho tiến trình học tập
Tự học rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự lập trong việc tiếp thu kiến thức, rèn kĩ năng phân tích đề, lập luận logic trong tư duy mà không cần dựa dẫm vào bất kì ai cả. Khi ấy, những kiến thức mà ta học được sẽ khắc sâu ghi nhớ trong tư duy của ta rất khó mà quên được. Tự mình giải ra một bài toán khó, chắc chắn sẽ ghi nhớ lâu hơn việc ngồi nghe và chép lại bài giảng của thầy cô trên lớp. Một bài văn tự mình viết, khi xem qua lại có thể nhớ ngay mình đã viết gì chứ không cần mất thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần như chép văn mẫu. Trên thế giới và cả ở Việt Nam có rất nhiều tấm gương tự học thành tài. Edison năm xưa chỉ học hết lớp 2 ở nhà tự học mà thành nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời. Macxim Gorki không học đại học nhưng vẫn để lại danh tiếng cho đời với những tác phẩm đầy giá trị. Hay tiêu biểu là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta 30 năm bôn ba nước ngoài, người đã tự học và thành thạo rất nhiều thứ tiếng, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung. Sức mạnh của lòng quyết tâm, tinh thần tự học đã đem đến thành công cho những vĩ nhân ấy
Để tự học tốt không phải việc dễ, người học phải không ngừng cố gắng, phải quyết tâm không từ bỏ, thấy khó phải vùng mình đứng lên chứ không được bỏ cuộc. Hiện nay rất nhiều các em, các bạn học sinh thấy khó mà nản, không có tinh thần học tập nên kết quả vì thế mà đi xuống không ngừng. Tự học từ những bài dễ, xem lại bài giảng của thầy cô, tự kiếm bài tập áp dụng, nâng cao dần mức độ khó của từng bài, sau dần mới trở nên giỏi giang. Thành công chỉ đến với những người có ý thức tự giác cao trong học tập
Dạy tốt phải đi kèm với học tốt. Muốn giỏi, trước hết phải dựa vào năng lực của người học. Người học có cố gắng, tự giác thì sự giúp đỡ của người dạy mới có hiệu quả được. Việc tự học là bắt buộc với bất kì một ai muốn trở nên tài giỏi.
Lênin đã từng hô hào cổ vũ chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”. Tinh thần này là đúng, nhưng học như thế nào mới thực sự quan trọng? Học mà không có phương pháp và định hướng đúng đắn thì học cả đời có ích gì? Tự học cũng chính là một phương pháp học vô cùng hiệu quả.
Tự học là sự không ỷ lại hay phụ thuộc vào người khác mà tự trau dồi, tích lũy, mày mò khám phá tri thức một cách chủ động, hăng say, tích cực. Tinh thần tự học là tinh thần nhiệt tình và nghiêm túc tiếp thu kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại Nó là một thái độ vô cùng cần thiết cho sự học của mỗi người, nếu thiếu yếu tố ấy thì chìa khóa của thành công còn chưa thể nằm chắc trong tay bạn.
Do nền giáo dục của chúng ta còn nhiều vấn đề chưa triệt để, khiến việc học tủ, học vẹt, học chống đối còn là một hiện tượng phổ biến. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết nhưng lại không biết thực hành, chỉ lao đầu vào học như một cái máy vì căn bệnh thành tích mà mông lung không biết nó có thực sự giúp ích gì cho cuộc đời mình. Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, hiểu đến thâm căn gốc rễ của nó vì khi ấy ta đã có trách nhiệm với bản thân và công việc học hành của chính mình. Trí nhớ của ta thường sẽ khắc cốt ghi tâm những điều mà mình tự học được, vì thường những gì mình chủ động tiếp thu lại là những thứ mình đặc biệt hứng thú.
Bên cạnh đó, tự học còn tạo cho chúng ta thói quen tự giác cao trong học tập. Thường thì những gì là tự nguyện không bắt buộc lại gây nhiều cảm hứng và hứng thú cho việc học tập nhiều hơn. Việc tự học còn có thể giúp cho chúng ta có những sự sáng tạo, đột phá trong việc học. Tuyệt đối triệt tiêu tư tưởng ỷ lại hay phụ thuộc vào một ai đó, nó giúp cho ta sáng tạo thêm những phương pháp, cách thức học tập mới mẻ hơn. Do tính chất của việc tự học là một công việc khó khăn, gian khổ cần có sự nỗ lực nhiều nên đã giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt khác như kiên nhẫn, tự tin, khiêm tốn,…
Tất nhiên, tự học là một công việc gian khổ , đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ , học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức .Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử .Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến với ánh sáng của độc lập tự do . Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga. Và còn rất nhiều những tấm gương khác nữa: Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền …nhờ tự học đã trở thành bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình quê hương xứ sở.
Tất nhiên, để việc tự học có hiệu quả tốt nhất thì vẫn cần sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô. Nếu ai cũng có thể tự học mà công thành danh toại thì người ta còn sinh ra trường học để làm gì. Sự học và sự chiếm lĩnh tri thức là không có giới hạn, cần phải kết hợp linh hoạt giữa học thầy, học bạn, học từ mình và học từ mọi nguồn xung quanh.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về trí tuệ của con người cũng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, mỗi con người cần chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức thật vững chắc để bước vào đời và tinh thần tự học sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công đó.
Tự học là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc dựa vào chính khả năng của mình mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai. Ngoài ra, tự học còn có thể được hiểu là chúng ta dựa vào kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó hình thành những bài học cho riêng mình.
Tự học giúp con người chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình. Ngoài ra, tự học giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau. Tự học còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì nó một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng mới cho kết quả tốt như mong muốn.
Trong cuộc sống, có không ít những tấm gương tự học khiến chúng ta phải ngưỡng mộ, tiêu biểu phải kể đến Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Ông là đứa trẻ nhà nghèo nhưng tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học nên mặc dù phải bắt đom đóm làm đèn nhưng cuối cùng ông đã thi đỗ Trạng nguyên và trở thành một vị quan nổi tiếng dưới thời nhà Trần. Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nhắc đến đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc. Từ một người lao động bình thường nhưng với tinh thần ham học hỏi của mình, Bác không chỉ thông thạo nhiều thứ tiếng mà còn tìm ra con đường cách mạng giúp nước nhà dành được độc lập.
Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương tự học tiêu biểu vừa kể trên thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết để giúp ích cho xã hội. Những người này đáng bị phê phán.
Tự học là một đức tính tốt không chỉ giúp mỗi chúng ta rèn luyện để nâng cao kiến thức mà còn góp phần chung vào sự phát triển của toàn xã hội. Hãy rèn luyện cho bản thân mình một tinh thần tự học để có thể lĩnh hội nhiều hơn nữa những giá trị tốt đẹp mà con người nhiều năm nay đã dày công gây dựng.
“Người không học như ngọc không mài”. Học tập chính là một con đường mà mỗi người đều phải trải qua. Ở con đường ấy, con người có rất nhiều phương pháp để lựa chọn, tuy nhiên tự học chính là một phương pháp đúng đắn và mang lại hiệu quả cao nhất.
Hiểu một cách đơn giản nhất: Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Còn tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Nó yêu cầu mỗi người phải tự mình quan sát, học hỏi và tổng kết lại kiến thức cho bản thân.
Tự học có vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp chúng ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động và xuất phát từ hứng thú của bản thân. Khi ấy, những kiến thức ta học sẽ được ghi nhớ lâu hơn và vận dụng có hiệu quả hơn. Không những thế khi biết tự học, con người trở nên năng động, không còn phụ thuộc vào người khác (đặc biệt là thầy cô). Từ đó, mà bản thân mỗi người cũng sẽ nâng cao khả năng sáng tạo của chính mình.
Vậy cần phải làm gì để tự học tập một cách hiệu quả nhất? Đối với quá trình học tập trên lớp, khi thấy cô giảng bài, chúng ta phải đọc trước bài sẽ tìm hiểu, ghi chép lại theo lời giảng của thầy cô theo cách hiểu của bản thân. Cùng với đó là tích cực tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo. Người học cũng nên trình bày những suy nghĩ của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy, tích cực trao đổi. Không chỉ học trên sách vở mà còn phải vận dụng được vào thực tế cuộc sống.
Bên cạnh những con người chủ động học tập, không ít bộ phận học sinh sinh viên có thái độ ỷ lại vào bạn bè, thầy cô. Họ không chịu tự mình tìm hiểu bài học mà chỉ chép lại bài làm của bạn bè, bài giảng của thầy cô. Họ cũng chỉ học tập với một tư tưởng mang tính đối phó. Đó quả thật là những hành vi đáng lên án.
Nếu con người không cố gắng học tập sẽ không thể trở thành “một viên ngọc sáng”. Chính vì vậy, mỗi học sinh sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, mang trong mình trọng trách lớn nhất là học tập. Mỗi người hãy tự cố gắng trau dồi bản thân trở thành những “viên ngọc” có ích cho đời.
Ông cha ta từ xưa đã rất coi trọng việc học tập, chẳng vậy mà có những câu tục ngữ như: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” hay “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Học hành luôn là một con đường gian nan. Trên con đường ấy, con người cần tìm ra cho mình một phương pháp học tập đúng đắn. Và, tự học là một phương pháp đúng đắn nhất.
Chắc hẳn mỗi người sẽ tự đặt câu hỏi về khái niệm tự học. Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Cũng có rất nhiều phương pháp tự học hiệu quả trong cuộc sống mà con người có thể áp dụng. Tự học trong sách giáo khoa giúp nắm được lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản. Tự học trong sách tham khảo giúp ta luyện các dạng bài tập khó hơn và nâng cao sự tìm tòi và ham muốn học tập. Tự học khi nghe giảng bài (bằng phương pháp ghi chép): giúp ta tiếp thu những mẹo, những cách học bài có hiệu quả của những người có kinh nghiệm. Tự học khi làm bài tập sẽ nâng cao ý thức tự làm bài tập và giúp ta nắm chắc kiến thức qua nhiều dạng bài khác nhau. Tự học thuộc lòng rèn luyện cho con người khả năng ghi nhớ lâu. Khi thực hành, người học sẽ được trải nghiệm thực tế bài học. Những kiến thức trên sách vở sẽ được cụ thể hóa giúp rèn luyện khả năng liên tưởng, tưởng tượng của con người… Còn nhiều phương pháp tự học nữa mà chúng ta có thể tìm hiểu. Nhưng quan trọng nhất, những phương pháp học ấy phải phù hợp với bản thân mỗi người. Từ đó, mới có thể đạt được hiệu quả học tập cao nhất.
Chắc hẳn, chúng ta sẽ không quên được những tấm gương sáng về tinh thần tự học trong cuộc sống. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập…
Đó quả thật là những tấm gương quý giá cho những học sinh như chúng tôi. Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi luôn tự cố gắng học tập thật tốt bằng những phương pháp như: đọc thêm nhiều sách hơn, tìm hiểu những kiến thức ở trên mạng…
Tóm lại, tự học là một phương pháp quan trọng trong quá trình học tập của mỗi người. Chúng ta hãy ý thức được điều đó để tích cực tự mình trau dồi và học hỏi. Bởi không có con đường nào đến với thành công ngắn hơn con đường học tập.
Để thành công, ai cũng hiểu chúng ta cần học tập và một trong số những con đường học tập hiệu quả chính là tự học. Tự học hiểu đơn giản chính là mỗi người, ngoài học tập tại trường lớp có sự giúp đỡ của thầy cô giáo, sẽ tự tìm tòi qua sách vở, qua các phương tiện hỗ trợ để mở rộng vốn hiểu biết. Tự học có lợi ích to lớn đối với chúng ta. Học tập vốn là một quá trình lâu dài, nhờ tự học, con người có thể tiếp tục củng cố kiến thức cũ và mở rộng thêm những kiến thức mới . Không chỉ vậy, tự học giúp ta có sự linh hoạt, chủ động, khẳng định năng lực tự lập. Ngoài ra, thông qua tự học, chúng ta có thể tìm hiểu về những gì mình thực sự thích, thực sự đam mê, điều đó thể hiện sự trân trọng đối với kiến thức nhân loại. Tự học biểu hiện ở việc tự hoạch định cho mình kế hoạch học tập, tìm tòi qua sách báo, internet, học ở nhà qua các trang web học tập…Nhiều minh chứng chứng minh tự học dẫn đến thành công như Mạc Đĩnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên hay Soichiro Honda từ thợ sửa xe thành nhà chế tạo nổi tiếng. Tự học có lợi ích to lớn, nhưng không phải ai cũng hiểu. Coi nhẹ tự học sẽ biến chúng ta trở thành những người thụ động, từ đó rất khó đạt được thành công. Rèn luyện tinh thần tự học không khó, chỉ cần chúng ta biết tự mình sử dụng thời gian để nghiên cứu, học hỏi qua thực tế, biết kỉ luật thực hiện mục tiêu mình đặt ra,…chắc chắn, tự học sẽ mở ra thành công với mọi người.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.