Giải KHTN 8 trang 48 (Cánh Diều)

300

Với giải SGK KHTN 8 Cánh Diều trang 48 chi tiết trong Bài 8: Acid giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 48 (Cánh Diều)

Luyện tập 2 trang 48 KHTN 8: Khi thảo luận về tác dụng của dung dịch acid với quỳ tím có hai ý kiến sau:

a) Nước làm quỳ tím đổi màu.

b) Dung dịch acid làm quỳ tím đổi màu.

Để xuất một thí nghiệm để xác định ý kiến đúng trong hai ý kiến trên.

Trả lời:

Đề xuất thí nghiệm:

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá đỡ thí nghiệm.

- Hoá chất: Các dung dịch acid: HCl, HNO3, H2SO4; giấy quỳ tím; nước cất.

Tiến hành:

­- Lấy 4 ống nghiệm, đánh số từ 1 đến 4.

- Cho vào ống nghiệm 1 khoảng 2 mL dung dịch HCl, ống nghiệm 2 khoảng 2 mL dung dịch HNO3, ống nghiệm 3 khoảng 2 mL dung dịch H2SO4, ống nghiệm 4 khoảng 2 mL nước cất.

- Sau đó cho lần lượt vào mỗi ống nghiệm 1 mẩu quỳ tím. Quan sát sự đổi màu của quỳ tím và rút ra nhận xét.

Luyện tập 3 trang 48 KHTN 8: Lần lượt nhỏ lên ba mẩu giấy quỳ tím mỗi dung dịch sau:

a) Nước đường

b) Nước chanh.

c) Nước muối (dung dịch NaCl).

Trường hợp nào quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ?

Trả lời:

Trường hợp b) nước chanh sẽ làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ do nước chanh chứa nhiều acid citric.

Thực hành 1 trang 48 KHTN 8: Chuẩn bị

● Dụng cụ: Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt.

● Hoá chất: Dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím.

Tiến hành

● Đặt mẩu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy dung dịch HCl loãng và nhỏ một giọt lên mẩu giấy quỳ tím.

● Mô tả các hiện tượng xảy ra.

Trả lời:

Hiện tượng: Mẩu quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Thực hành 2 trang 48 KHTN 8: Chuẩn bị

● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

● Hoá chất: Dung dịch HCl loãng, Zn viên.

Tiến hành

● Cho một viên Zn vào ống nghiệm, sau đó cho thêm vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch HCl loãng.

● Mô tả các hiện tượng xảy ra.

● Những dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học giữa dung dịch HCl và Zn?

Trả lời:

- Hiện tượng: mẩu Zn tan dần, có khí thoát ra.

- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học giữa HCl và Zn là mẩu Zn tan dần, có khí thoát ra.

Đánh giá

0

0 đánh giá