Sách bài tập KHTN 8 Bài 8 (Cánh diều): Acid | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

282

Với giải Sách bài tập KHTN 8 Bài 8 (Cánh diều): Acid | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập KHTN 8 Bài 8 (Cánh diều): Acid | Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Bài 8.1 trang 21 Sách bài tập KHTN 8: Để xác nhận một dung dịch là dung dịch acid ta có thể

A. quan sát màu của dung dịch.

B. ngửi mùi của dung dịch.

C. nhỏ dung dịch lên giấy quỳ tím.

D. quan sát sự bay hơi của dung dịch.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Dung dịch acid làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ nên có thể dùng giấy quỳ tím nhận ra acid.

Bài 8.2 trang 21 Sách bài tập KHTN 8: Trong các dung dịch sau dung dịch NaCl dung dịch HCl dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose, các dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là

A. dung dịch NaCl và dung dịch HCl.

B. dung dịch HCl và dung dịch giấm ăn.

C. dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose.

D. dung dịch NaCl và dung dịch giấm ăn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Dung dịch HCl và dung dịch giấm ăn là các dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Bài 8.3 trang 21 Sách bài tập KHTN 8: Công thức hoá học của acid có trong dịch vị dạ dày là

A. CH3COOH.           B. H2SO4.                  C. HNO3.                   D. HCl.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Công thức hoá học của acid có trong dịch vị dạ dày là: HCl.

Bài 8.4 trang 21 Sách bài tập KHTN 8: Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch X thấy màu của giấy quỳ không thay đổi, nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch Y thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

A. Cả X và Y đều là dung dịch acid

B. X là dung dịch acid, Y không phải là dung dịch acid.

C. X không phải là dung dịch acid, Y là dung dịch acid.

D. Cả X và Y đều không phải là dung dịch acid.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Dung dịch X không làm đổi màu giấy quỳ tím nên dung dịch X không phải là dung dịch acid.

Dung dịch Y làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ nên dung dịch Y có thể là dung dịch acid.

Bài 8.5 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Chọn các từ ngữ kí hiệu cho sẵn (vị đắng màu xanh vị chua màu đỏ gốc acid H+) để điền vào chỗ trống cho phù hợp:

Các dung dịch acid đều có...(1)... và làm quỳ tím chuyển sang... (2)... là do trong dung dịch của các acid đều chứa ion...(3)...

Lời giải:

(1) vị chua; (2) màu đỏ; (3) H+.

Bài 8.6 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Viết tên gọi của các acid HCl H2SO4 và CH3COOH Nêu những thông tin mà em biết về những acid trên.

Lời giải:

HCl: hydrochloric acid; H2SO4: sulfuric acid; CH3COOH: acetic acid.

Một số ứng dụng của các acid này:

- Ứng dụng của hydrochloric acid: Tẩy rửa kim loại; sản xuất chất dẻo; điều chế glucose; sản xuất dược phẩm ….

- Ứng dụng của sulfuric acid: sản xuất giấy, tơ sợi; sản xuất ắc quy; sản xuất sơn; sản xuất chất dẻo; sản xuất phân bón…

- Ứng dụng của acetic acid: sản xuất tơ nhân tạo; sản xuất chất dẻo; sản xuất dược phẩm; sản xuất phẩm nhuộm; sản xuất thuốc diệt côn trùng …

Bài 8.7 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Sữa chua được đựng trong các hộp bằng nhựa hoặc các lọ bằng thuỷ tinh. Có thể đựng sữa chua trong các hộp bằng sắt hoặc nhôm không? Giải thích.

Lời giải:

Trong sữa chua có acid lactic (CH3CH(OH)COOH) sẽ phản ứng với Fe và Al vì vậy không nên đựng sữa chua trong các hộp bằng sắt hoặc nhôm.

Bài 8.8 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Cho dung dịch HCl loãng vào một ống nghiệm chứa lá nhôm và một ống nghiệm chứa lá đồng. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm trên.

Lời giải:

Trong ống nghiệm chứa lá đồng không có hiện tượng gì xảy ra.

Trong ống nghiệm chứa lá nhôm có bọt khí thoát ra, lá nhôm bị tan dần do có phản ứng:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Bài 8.9 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi cho dung dịch CH3COOH tác dụng với Mg và Fe.

Lời giải:

2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2

Bài 8.10 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Trong phòng thí nghiệm H2 thường được điều chế bằng cách cho Zn tác dụng với dung dịch HCl. Nếu cho 6,5 gam Zn tác dụng hết với dung dịch HCl sẽ tạo ra bao nhiêu lít khí H, (ở đkc)?

Lời giải:

Số mol Zn là: nZn=6,565=0,1mol

Phương trình hoá học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

1 mol →                1 mol

Theo phương trình hoá học: số mol H2 bằng số mol Zn.

Thể tích khí H2 là: VH2=0,1×24,79=2,479(lít).

Bài 8.11 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Trong số các chất sau HCl MgSO4 Zn Mg MgO H2SO4 H2 và ZnCl2, những chất nào cùng có mặt trong một phản ứng hoá học (chất phản ứng, chất sản phẩm)? Viết các phương trình hoá học minh hoạ.

Lời giải:

Các phương trình hoá học:

(1) Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Chất phản ứng: Mg; H2SO4;

Chất sản phẩm: MgSO4; H2

(2) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Chất phản ứng: Zn; HCl;

Chất sản phẩm: ZnCl2; H2.

Bài 8.12 trang 22 Sách bài tập KHTN 8: Để phản ứng hết với a gam Zn cần dùng 50 ml dung dịch H2SO4 có nồng độ b M. Hỏi để phản ứng hết với a gam Zn cần tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch HCl nồng độ b M.

Lời giải:

Phương trình hoá học:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

1 → 1                             mol

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

1 → 2 mol

Theo phương trình hoá học:

1 mol H2SOphản ứng với 1 mol Zn

2 mol HCl phản ứng với 1 mol Zn

Vậy cùng số mol Zn là a mol, số mol HCl cần dùng bằng 2 lần số mol H2SO4. Từ đó, tính được thể tích dung dịch HCl cần dùng là 100 ml.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá