Giải KHTN 8 trang 60 (Cánh Diều)

198

Với giải SGK KHTN 8 Cánh Diều trang 60 chi tiết trong Bài 11: Oxide giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải KHTN 8 trang 60 (Cánh Diều)

Câu hỏi 2 trang 60 KHTN 8: Các oxide sau đây thuộc những loại oxide nào (oxide base, oxide acid, oxide lưỡng tính, oxide trung tính): Na2O, Al2O3, SO3, N2O.

Trả lời:

- Oxide base là những oxide tác dụng được với dung dịch acid tạo thành muối và nước. Vậy Na2O là oxide base. Phương trình hoá học minh hoạ:

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O.

- Oxide acid là những oxide tác dụng được với dung dịch base tạo thành muối và nước.

Vậy SO3 là oxide acid. Phương trình hoá học minh hoạ:

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

- Oxide lưỡng tính là những oxide tác dụng với dung dịch acid và tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.

Vậy Al2O3 là oxide lưỡng tính. Phương trình hoá học minh hoạ:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.

- Oxide trung tính là những oxide không tác dụng với dung dịch acid, dung dịch base.

Vậy N2O là oxide trung tính.

III. Tính chất hoá học của oxide

Luyện tập 2 trang 60 KHTN 8: Viết phương trình hoá học giữa các cặp chất sau:

a) H2SO4 với MgO.

b) H2SO4 với CuO.

c) HCl với Fe2O3.

Trả lời:

Các phương trình hoá học xảy ra:

a) H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O

b) H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

c) 6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3 + 3H2O.

Thực hành 1 trang 60 KHTN 8: Chuẩn bị

● Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt.

● Hoá chất: CuO, dung dịch HCl loãng.

Tiến hành

● Lấy một lượng nhỏ CuO cho vào ống nghiệm, cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 1 – 2 ml dung dịch HCl, lắc nhẹ.

● Mô tả các hiện tượng xảy ra.

● Dấu hiệu nào chứng tỏ có xảy ra phản ứng hoá học giữa CuO và dung dịch HCl?

Trả lời:

- Hiện tượng: CuO tan dần, thu được dung dịch có màu xanh.

- Dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra: CuO tan dần, dung dịch sau phản ứng có màu xanh.

Đánh giá

0

0 đánh giá