Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án KHTN 8 sách Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn KHTN lớp 8. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 (Cánh diều) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án KHTN 8 (Cánh diều 2024) Bài 11: Oxide
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với 1 nguyên tố khác.
- Viết được một số phương trình hóa học tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen, và phương trình hóa học khi cho:
+ Oxide base tác dụng được với nước, dung dịch acid, oxide acid.
+ Oxide acid tác dụng được với nước, dung dịch base, oxit base.
- Sự phân loại oxide theo khả năng phản ứng với acid/base (oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính và oxide trung tính).
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu khái niệm oxide, tính chất và ứng dụng của oxide.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được được khái niệm oxide và phân loại được oxide theo khả năng phản ứng với acid/base; viết được phương trình hóa học tạo oxide từ kim loại/phi kim với oxygen.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base; nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của oxide.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về oxide để giải thích các hiện tượng hóa học, các ứng dụng trong thực tiễn đời sống như: hố vôi tôi nổi váng trắng sử dụng một số oxide trong đời sống như dùng vôi bột.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Tự học và nghiên cứu tính chất hóa học của oxide theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
Tên thiết bị dạy học |
Số lượng cho 6 nhóm |
Khay thí nghiệm |
6 |
Tấm kính |
6 |
Ống nhỏ giọt |
12 |
Cốc thủy tinh chứa nước (rửa ống nhỏ giọt) |
6 |
Ống nghiệm |
12 |
Ống thổi chữ L |
6 |
Hình ảnh các ứng dụng của một số oxide |
1 |
CuO |
6 |
Dung dịch HCl |
6 |
Dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 |
6 |
Máy chiếu |
1 |
Bài giảng điện tử |
1 |
Phiếu học tập |
24 |
Bút dạ |
6 |
2. Học sinh
SGK, SBT KHTN 8
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1 (10 phút): Mở đầu
a) Mục tiêu: Nêu được các ứng dụng của các oxide thường gặp trong cuộc sống. Xác định được việc cần thiết tìm hiểu về oxide.
b) Nội dung: HS sau khi quan sát hình ảnh hoàn thiện được phiếu học tập 1.
PHIẾU HỌC TẬP 1
Em hãy quan sát, đọc kỹ thông tin rồi nối các hình với ứng dụng và tác hại cho phù hợp.
Chất |
|
Ứng dụng |
|
Tác hại |
SO2 |
|
1. Khử chua đất phòng ngừa sâu bệnh cho cây xử lí khí thải |
|
|
CaO |
|
2. Làm nguyên liệu sản xuất acid sunfuric, chất tẩy trắng, chất diệt nấm mốc,…. |
|
a. Gây mưa acid |
Al2O3 |
|
3. Dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: điện tử, quang học |
|
b. Tăng tính kiềm trong nước và trong đất |
CO2 rắn |
|
4. Dùng làm đồ trang sức vì nó quý hiếm và có màu rất đẹp. |
|
c. Gây hiệu ứng nhà kính |
SiO2 |
|
5. Dùng làm nước đá khô. Dùng bảo quản thực phẩm, làm lạnh cho quạt điều hòa, tạo khói trên sân khấu hoặc các tháp rượu cưới... |
|
|
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, theo ý hiểu của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm – mỗi nhóm từ 6 - 8 học sinh.
- GV yêu cầu các nhóm HS quan sát các tranh ảnh, đọc thông tin và thảo luận hoàn thành phiếu học tập 1.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên hoàn thành phiếu học tập 1.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên gọi các nhóm nhận xét, đánh giá.
- GV đưa ra đáp án đúng và cho các nhóm chấm điểm cho nhau và chọn ra nhóm có nhiều đáp án đúng nhất và khen thưởng
GV: Các oxide có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Các ứng dụng này được dựa trên các tính chất hóa học nào của oxide? Oxide là gì ? Đó chính là nội dung chúng ta cần tìm hiểu hôm nay.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và cách phân loại oxide
a) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và phân loại được các oxide theo thành phần nguyên tố và tính chất hóa học.
b) Nội dung: GV cho HS tìm hiểu SGK, dựa vào kiến thức của HS, HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 2.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Em hãy tìm hiểu thông tin SGK kết hợp với kiến thức của mình trả lời các câu hỏi:
1. Oxide là gì?
2. Công thức hoá học chung của oxide?
3. Có mấy cách phân loại oxide?
4. Gọi tên oxide như thế nào?
5. Phân loại và gọi tên các oxide: Al2O3, CO, SiO2, CuO, P2O5, NO, K2O và ZnO.
c) Sản phẩm học tập: Trả lời phiếu học tập 2. Dự kiến:
1. Oxide là hợp chất 2 nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxygen.
2. CTHH chung của oxide: RxOy
3. Có 2 cách phân loại oxide:
Dựa vào thành phần nguyên tố |
Dựa vào tính chất hóa học của oxide |
Có hai loại: - Oxide của kim loại - Oxide phi kim |
+ Oxide acid + Oxide base + Oxide lưỡng tính + Oxide trung tính |
4. Gọi tên oxide
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KHTN 8 Cánh diều Bài 11: Oxide.
Để mua Giáo án KHTN 8 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án KHTN 8 (Cánh diều) hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.