Top 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 7 (Cánh diều 2024) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 7 (Cánh diều 2024) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Ngữ văn 7 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây:Link tài liệu

Top 10 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 7 (Cánh diều 2024) có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - LEVEL 1

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

4

0

2

0

1

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

4TL

2TL

1TL

 

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm. 

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

-  Viết được bài văn Biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc ; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó

     

1TL*

Tổng

 

4TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Level 1)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi "Làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?". Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như Tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lý cả một quốc gia trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lý thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách sử dụng thời gian của chúng ta. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

(Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Nxb Phụ nữ, 2014)

Câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả văn bản, điểm khác biệt cơ bản của những học sinh giỏi với học sinh kém trong việc sử dụng thời gian là gì?

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao tác giả lại cho rằng: "Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được"?

Câu 5 (1 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn:

"Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được."

Câu 6 (1 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: "Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống"? Tại sao?

Câu 7 (2 điểm). Viết đoạn văn ngắn với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn biểu cảm về người thân em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

Qua việc bày tỏ quan điểm của tác giả với những người biết sử dụng thời gian hợp lí và những người đang lãng phí thời gian, tác giả khẳng định quan điểm: Làm chủ được thời gian thì sẽ làm chủ được cuộc sống.

0,5 điểm

Câu 3

- Việc sử dụng thời gian của những học sinh giỏi:

Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội.

- Việc sử dụng thời gian của những học sinh kém: Thường đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài; không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi.

=> những học sinh giỏi biết quản lí thời gian hiệu quả, biết phân bổ thời gian một cách hợp lí và ưu tiên những mục tiêu quan trọng. Còn học sinh kém thì thường lãng phí thời gian và chưa biết sắp xếp thời gian hợp lí.

0,5 điểm

Câu 4

Tác giả nhận định "Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được" vì:

- Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi qua mà không bao giờ dừng lại, quay trở lại. Nó được chia ra một ngày có 24 tiếng, một năm có 365 ngày 6 giờ.

- Vì thời gian là tài sản vô giá mà tạo hóa đã chia đều cho mỗi người. Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày; không ai có thể mua, bán, trao, tặng hay thay đổi được thời gian.

0,5 điểm

Câu 5

- Đối lập: Học sinh giỏi - học sinh kém; về địa vị (tổng thống - người gác cổng)

- Biện pháp so sánh: Thời gian là thứ tài sản ai cũng được chia đều

- Liệt kê: Học sinh giỏi, học sinh kém, tổng thống, người gác cổng

=> Tác dụng:

+ Gây ấn tượng, làm tăng sức thuyết phục cho lập luận

+ Nhấn mạnh, làm nổi bật giá trị của thời gian với mỗi người, nó

là tài sản vô giá

+ Thể hiện lời khuyên của tác giả: Mỗi người cần biết quý trọng thời gian và sử dụng thời gian hiệu quả

1,0 điểm

Câu 6

HS đưa ra quan điểm đồng tình/ không đồng tình 

Ví dụ: Em đồng tình. Vì:

- Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi đi và không bao giờ dừng lại, nó là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều cho mỗi người.

- Vì nếu bản thân biết làm chủ thời gian thì sẽ biết phân bố thời gian trong ngày cho cuộc sống của bản thân hợp lí; biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc tốt nhất;

1,0 điểm

Câu 7

Định hướng:

*Giới thiệu, nêu vấn đề: lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

*Giải thích vấn đề

- Thời gian: là một khái niệm để diễn tả thuộc tính của sự vận động được gắn với vật chất, vật thể và tồn tại vô hình, mang 1 chiều duy nhất từ quá khứ đến hiện tại đến tương lai, không bao giờ ngừng trôi, không bao giờ quay trở lại.

- Lãng phí thời gian: là cách sử dụng thời gian của mình không hợp lí, không hiệu quả hoặc để thời gian trôi qua một cách vô ích.

=> Câu trên nói nêu lên hậu quả của việc lãng phí thời gian dẫn đến làm việc không hiệu quả, không làm chủ được cuộc sống, cuộc đời trôi đi vô ích, lãng phí. Câu nói khuyên không nên lãng phí thời gian.

* Bàn luận, chứng minh:

- Tại sao lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời? Vì thời gian của tự nhiên là vô tận nhưng thời gian cho một cuộc đời là có giới hạn. Vì lãng phí thời gian như tiền bạc, sức khỏe, thành công, hạnh phúc…

- Ngược lại, nếu dùng thời gian hợp lí, không lãng phí thì sẽ giúp con người tạo ra các giá trị hữu ích cho bản thân

- Giúp cho bản thân luôn làm chủ được cuộc sống, công việc

- Sẽ ngày càng sống tốt, sống đẹp hơn, thành công và hạnh phúc hơn

- Góp phần xây dựng xã hội tiến bộ

*Bài học:

- Mỗi người cần biết quý trọng thời gian, nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc sống.

- Xây dựng thời gian biểu trong ngày – tuần – tháng – phù hợp,..

*Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm







0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: biểu cảm về người thân.

c. Triển khai vấn đề:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. Sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu đối tượng, 

- Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng:

+ Ngoại hình.

+ Tính cách.

+ Một số kỉ niệm mà em nhớ 

+ Vai trò của người thân.

- Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - LEVEL 2

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tản văn, tùy bút

0

2

0

2

0

1

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tản văn, tùy bút

Nhận biết

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn.

- Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. 

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn.

- Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn.

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn.

4TN

2TL

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Nhận biết: 

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Thông hiểu: 

- Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức.

Vận dụng: 

- Viết được bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ nhân vật phân tích.

Vận dụng cao: 

- Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.   

     

1TL*

Tổng

 

4TN

2TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Level 2)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

(1)Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh...

(2) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa… Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu"

(Chu Văn Sơn, Nên bị gai đâm)

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cho biết chủ đề của đoạn văn (1).

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (2).

Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng: “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.”?

Câu 5 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha. 

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể loại: tản văn.

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

1,0 điểm

Câu 2

Chủ đề của đoạn văn: Con người đôi khi quá vô tình trước những tổn thương, lỗi lầm mà mình đã gây ra cho người khác, cho thế giới tự nhiên và mọi thứ xung quanh. 

1,0 điểm

Câu 3

Biện pháp tu từ nổi bật có trong đoạn trích: Lặp từ, điệp cấu trúc

=> Tác dụng: Tạo nhịp điện cho đoạn văn khiến nó giàu chất thơ, tăng sự hàm súc cho câu văn. Nhấn mạnh sự vô tư, bao dung, độ lượng, sự thứ tha của tự nhiên đối với con người. 

1,0 điểm

Câu 4

Cũng bởi con người quá đỗi vô tư trước những hành động làm tổn thương mà mình đã gây ra cho người khác; cho những thứ vô tri, vô giác hoặc đôi khi là những người xung quanh chính mình. Việc bị những cái gai đâm như một hình ảnh ẩn dụ cho những viết thương, cho sự đau đớn mà bản thân cảm nhận được khi ta làm tổn thương người khác, cho lỗi lầm mà mình đã gây ra cho mọi người. Làm tổn thương người khác cũng chính là làm đau chính mình và mọi người, việc bị tổn thương cũng chính là rỉ máu. 

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha. 

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung:

Gợi ý:

- Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.

- Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm, Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ thuộc vào người khác.

- Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể, của động đồng.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm
























0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích đặc điểm nhân vật con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý  theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Sau đây là một số gợi ý:

1. Mở bài: giới thiệu khái quát về nhân vật. 

2. Thân bài:

* Đặc điểm nhân vật:

- Hoàn cảnh sống: sống trong một cái giếng, xung quanh chỉ có những con vật bé nhỏ.

- Tích cách: trâng tráo, tự phụ, cực kì hoang tưởng về bản thân. Tính cách này thể hiện qua:

Hành động: 

+ Thường cất tiếng kêu ồm ộp, khiến các con vật khác hoảng sợ.

+ Nghênh ngang đi lại khắp mọi nơi.

+ Ngông nghênh nhìn bầu trời, không để ý tới mọi thứ xung quanh nên bị giẫm bẹp.

Suy nghĩ:

+ Tưởng trời to bằng cái vung và bản thân là chúa tể.

 * Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Nhân vật được nhân hóa, khắc họa thông qua hành động, suy nghĩ.

- Ngôn từ mộc mạc, giản dị. 

- Hình ảnh thân thuộc, gần gũi

* Ý nghĩa hình tượng nhân vật:

- Thông qua nhân vật, người xưa muốn nhắc nhở chúng ta bài học ý nghĩa: không được kiêu ngạo, nghênh ngang mà nên khiêm tốn học hỏi. 

3. Kết bài: nêu ấn tượng, đánh giá về nhân vật.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - LEVEL 3

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

0

2

0

3

0

2

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống 

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ. 

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. 

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

2TL

3TL

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

2TL

3TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Level 3)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh)​

Câu 1 (1,0 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết của thể thơ đó.

Câu 2 (1,0 điểm). Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? Nhân vật đó bày tỏ tình cảm gì?

Câu 3 (0,5 điểm). Trong bài thơ, những âm thanh nào được nhắc đến?

Câu 4 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:

a.Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

b. Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Câu 5 (1,0 điểm). Ngoài bài thơ trên, em đã từng đọc những câu ca dao, câu thơ nào về mẹ? Hãy ghi lại một số câu thơ mà em yêu thích nói về người mẹ.

Câu 6 (0,5 điểm). Tác giả đã nhắn gửi thông điệp gì qua đoạn thơ trên?

Câu 7 (1,0 điểm). Từ đoạn trích, viết đoạn văn bàn về vai trò lòng hiếu thảo.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vai trò của nguồn nước sạch đối với đời sống con người.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Thể thơ: lục bát

- Dấu hiệu: bài thơ gồm các cặp câu thơ, mỗi cặp là 2 câu (1 câu thơ 6 chữ và 1 câu thơ 8 chữ)

1,0 điểm

Câu 2

- Nhân vật trữ tình: con

- Con biết ơn, trân trọng, ca ngợi tình yêu, sự hi sinh của mẹ dành cho những đứa con và ý nghĩa của mẹ trong đời sống của con.

1,0 điểm

Câu 3

Trong bài thơ, những âm thanh đươc nhắc đến:

- Tiếng ve

- Tiếng ru “ạ ời”

- Tiếng võng kẽo cà

- Tiếng gió

0,5 điểm

Câu 4

a. Biện pháp tu từ so sánh

=> Tác dụng: làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời thơ, nhấn mạnh, làm nổi bật tình yêu, công ơn, sự hi sinh lớn lao và trời biển của mẹ dành cho các con.

b. Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ

=> Gây ấn tượng, làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời thơ, nhấn mạnh mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con, nhấn mạnh sự hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho con, làm nổi bật lòng biết ơn của những đứa con với người mẹ của mình.

1,0 điểm

Câu 5

Ví dụ:

- Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước chảy ngoài biển Đông 

- Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn

- Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già

- Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương

1,0 điểm

Câu 6

 Thông điệp:

- Lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng với cuộc đời mỗi người con.

- Mẹ luôn có vai trò quan trọng nhất với cuộc đời con. Mẹ luôn hết lòng yêu thương, lo lắng, quan tâm, chăm sóc con. Mẹ dành cả tuổi thanh xuân để nuôi dạy con, mẹ sẵn sàng hi sinh vì con.

- Tình mẫu từ là tình cảm thiêng liêng và sâu đậm nhất.

- Con cái cần có bổn phận đền ơn, đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.

0,5 điểm

Câu 7

HS trình bày, bàn về vai trò của lòng hiếu thảo.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Lòng hiếu thảo là phẩm chất chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam.

- Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức quan trọng mà ai cũng cần có, là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của con người.

- Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành.

- Là biểu hiện của đức tính nhân ái, bao dung, sống có trách nhiệm, thể hiện giá trị của một người con, góp phần lớn trong hình thành đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân..

- Hiếu thảo giúp đất nước, quốc gia văn minh và giàu đẹp hơn

- Dẫn chứng thời xưa và nay

- Phê phán: trong xã hội vẫn còn  nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già,...

- Bài học, liên hệ

+ Cần nhận thức sâu sắc vai trò, giá trị của lòng hiếu thảo

+ Chúng ta cần kính trọng, yêu thương, thấu hiểu, lễ phép và vâng lời ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình.

+ Cần đối xử tốt với người lớn tuổi, biết tận tâm chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ, thờ cúng tổ tiên chu đáo…

- Khẳng định vấn đề: ý nghĩa của lòng hiếu thảo và bổn phận của người làm con.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm





























0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích đặc điểm nhân vật văn học mà em yêu thích.

c. Triển khai vấn đề:

HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt kĩ năng nghị luận có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

A. Mở bài

- Cuộc sống sẽ không tồn tại nếu không có nước

- Con người đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên đó là nước sạch

B. Thân bài

- Thế nào là nước sạch: Là nguồn nước có thể dùng cho sinh hoạt hàng ngày của con người và sản xuất của con người

- Vai trò của nước đối với sự sống

+ Là thành phần chủ yếu của con người và động vật

+ Là yếu tố không thể thiếu cho sinh hoạt hàng ngày cho sản xuất của con người

- Thực trạng nguồn nước sạch đang bị ô nhiễm, đang ngày càng vơi cạn

Do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt môi trường bị mất cân bằng sinh thái...

Sông hồ bị ô nhiễm nặng, hạn hán tăng và kéo dài,...

- Hậu quả nghiêm trọng của nguồn nước sạch dần cạn kiệt

Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người: Suy nhược do thiếu nước,...

Ảnh hưởng tới sản xuất: Hạn hán, mất mùa, thiếu nước tưới,...

- Giải pháp

Trước mắt: Tiết kiệm nước sạch, giữ gìn vệ sinh

Lâu dài: Tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, Trồng rừng, giữ nguyên nguồn nước

C. Kết bài

- Cạn kiệt nước có thể là thảm họa cho cuộc sống

- Trách nhiệm của mỗi người

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - LEVEL 4

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

0

3

0

2

0

1

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ

Nhận biết:

Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ. 

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. 

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

3TL

2TL

1TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

3TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Level 4)

 Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn

Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai

Thương áo cũ như là thương kí ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay

Mẹ vào áo mới biết con chóng lớn

Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim

Áo con có đường khâu tay mẹ vá

Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm

Áo đã ở với con qua mùa qua tháng

Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương

Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn

Hãy biết thương lấy những manh áo cũ

Để càng thương lấy mẹ của ta

Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống

Những gì trong năm tháng trôi qua…”

(Áo cũ, Lưu Quang Vũ)

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,5 điểm): Bài thơ có hai hình ảnh thân thương. Hãy chỉ ra hai hình ảnh đó.

Câu 3 (1 điểm): Em hiểu ý nghĩa của hai câu thơ sau như thế nào?

Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới

Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn

Câu 4 (1 điểm): Phân tích hiệu quả của biện pháp được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Thương áo cũ như là thương ký ức

Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay

Câu 5 (1 điểm): Hình ảnh chiếc áo cũ trong bài thơ gợi cho em những suy ngẫm nào về cuộc sống? Tại sao?

Câu 6 (2 điểm): Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của bản thân về giá trị của những điều bình thường giản dị trong cuộc sống.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ham mê chơi điện tử, nên hay không nên?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Thể thơ: tự do.

0,5 điểm

Câu 2

Hình ảnh mẹ và áo cũ.

0,5 điểm

Câu 3

Ý nghĩa của hai câu thơ:

- Ca ngợi tình yêu thương của người con dành cho mẹ

- Thể hiện sự hi sinh to lớn, thiêng liêng của người mẹ, khi chiếc áo dài hơn, tuổi của mẹ cũng già hơn theo năm tháng

- Tấm lòng quý trọng chiếc áo cũ mẹ khâu cho con chứa đựng tình yêu thương bao la, vô bờ bến

- Mọi thứ có thể thay đổi theo năm tháng nhưng chỉ tình yêu thương người con dành cho mẹ là vẫn vẹn nguyên.

- Tác giả bày tỏ lòng biết ơn, trân quý sự gian lao, vất vả của mẹ luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Thông qua câu thơ tác giả bày tỏ tình yêu thương đối với mẹ.

1,0 điểm

Câu 4

- Biện pháp tu từ so sánh: thương áo cũ – thương kỉ niệm

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ

+ Khẳng định giá trị của tấm áo, là vật chứa đựng biết bao kí ức, bao kỉ niệm gắn bó mà tác giả rất yêu thương, trân trọng.

+ Thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho mẹ, cho những gì từng gắn bó.

1,0 điểm

Câu 5

HS nêu những suy ngẫm nào về cuộc sống thông qua hình ảnh chiếc áo.

Ví dụ: hình ảnh chiếc áo cũ trong bài thơ gợi cho em những suy ngẫm về cuộc sống nghèo khó, vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của người lao động. Hinh ảnh chiếc áo cũ gắn liền với kí ức tuổi thơ đẹp đẽ, tinh khôi, hồn nhiên và trong sáng nhất. Vì chiếc áo cũ có từng đường kim mũi chỉ mẹ khâu vá. Áo cũ tượng trưng cho tình yêu bao la, sự hi sinh cao đẹp của người mẹ dành cho con. Trong hoàn cảnh nghèo khó, người ta càng cảm thấy trân quý tấm lòng yêu thương, tình nghĩa mọi người dành cho nhau. Dù chỉ là chiếc áo cũ nhưng luôn gắn liền với kí ức, kỉ niệm tuổi thơ tuyệt đẹp nhất.

1,0 điểm

Câu 6

HS trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của những điều bình thường giản dị trong cuộc sống.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Những điều bình thường, giản dị là những điều nhỏ bé, bình dị, không cầu kì, không xa hoa,…tồn tại ngay trong cuộc sống của mỗi con người.

- Những điều bình thường, giản di là những gì không thể thiếu trong cuộc sống khi nó góp phần làm cho cuộc sống được hoàn thiện, giúp con người cảm nhận một cách trọn vẹn nhất ý nghĩa của cuộc sống.

- Những điều bình thường giản dị mỗi người cảm nhận được hạnh phúc đích thực ý nghĩa của cuộc sống để từ đó trân trọng hơn những gì đang có.

- Những điều bình thường, giản dị góp phần làm nên những điều lớn lao, làm cho cuộc sống ý nghĩa, xã hội phát triển.

- Bên cạnh đó, cần phê phán những người không biết trân trọng những điều bình dị, mải mê chạy theo danh vọng và những thứ hão huyền.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài, kết bài

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm






























































0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Ham mê chơi điện tử, nên hay không nên?

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Sau đây là một số gợi ý:

a.Mở bài

Dẫn dắt vấn đề, nêu khái quát về trò chơi điện tử ở giới trẻ trong xã hội hiện nay và tác hại của nó.

b.Thân bài

Nêu thực trạng về ảnh hưởng của trò chơi điện tử, game online đối với giới trẻ trong xã hội hiện nay (hai mặt tốt, xấu của trò chơi điện tử)

a. Lợi ích trò chơi điện tử mang lại:

- Là phương tiện giải trí thú vị giúp thư giãn, giảm căn thẳng, mệt mỏi sau học tập và công việc.

- Phương tiện thuận lợi, dễ dàng để giao lưu, trò chuyện, kết bạn với nhiều người xung quanh.

b. Tác hại tiêu cực của trò chơi điện tử:

- Tiếp xúc với môi trường mới lạ của thế giới ảo khiến giới trẻ (học sinh, sinh viên,..) dễ “nghiện” trò chơi điện tử.

- Có thể khiến kết quả học tập của học sinh ngày càng giảm sút (học sinh quá say mê với trò chơi dẫn đến trốn học, bỏ tiết, lơ đễnh trong giờ học,...)

- Thường xuyên thức khuya, ngồi hàng giờ trước máy tính chơi game khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng (cận thị, đau đầu, bệnh huyết áp, suy nhược cơ thể,...)

- Học sinh dễ bị lôi kéo, học thói xấu, sa vào tệ nạn xã hội (môi trường trò chơi đôi khi tạo ra nhiều mối quan hệ phức tạp, học sinh dễ tiếp xúc với các yếu tố kém lành mạnh, ý thức tự chủ ở giới trẻ còn kém,...)

- Các bạn trẻ dễ mất kiểm soát về tiền bạc, thời gian ( nhu cầu cạnh tranh, khẳng định bản thân trong trò chơi yêu cầu các em bỏ nhiều tiền vào game để nâng cấp trang bị, mua sắm, dành nhiều thời gian cày game để dạt thứ hạng cao,...)

c. Nguyên nhân:

- Các trò chơi điện tử ngày phát triển đa dạng, phong phú, tính năng ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn: đồ họa đẹp, âm thanh sống động, môi trường giao lưu, kết bạn, trò chuyện năng động,... thu hút nhiều người chơi.

- Các sản phẩm điện tử (laptop, ipad, điện thoại thông minh) ngày càng phổ biến, các trò chơi điện tử ngày càng thuận lợi tiếp cận với người dùng mọi lứa tuổi.

- Nhiều cửa hàng trò chơi điện tử mọc lên quanh các trường học.

- Tâm lý lứa tuổi học sinh, sinh viên thích thể hiện bản thân trong thế giới ảo.

- Bản thân học sinh, sinh viên chưa có khả năng tự ý thức tốt trong việc phân chia quỹ thời gian vui chơi và học tập.

- Phụ huynh bận rộn công việc, ít dành thời gian quan tâm, quản lý con cái.

- Các cơ quan chưa có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc phân quyền sử dụng, giới hạn lứa tuổi người chơi trò chơi điện tử.

d. Lời khuyên:

- Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho việc quan tâm, chăm sóc, quản lý con cái.

- Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh giúp học sinh bớt căng thẳng sau giờ học.

- Các cơ quan, tổ chức kiểm soát nghiêm ngặt hơn trước khi đưa trò chơi điện tử ra thị trường.

- Bản thân học sinh, sinh viên nên tự xây dựng ý thức cá nhân trong việc phân chia hợp lý quỹ thời gian học tập và vui chơi game điện tử online.

c.Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề game online, thực trạng nghiện game online (khái quát lại quan điểm, thái độ, nhận xét hoặc nhận xét của riêng em về ảnh hưởng của trò chơi điện tử trong các phần trên). Đưa ra ý kiến mở rộng, lời bình luận hoặc phương hướng giải quyết vấn đề theo ý của em

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - ĐỀ SỐ 5

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tùy bút, tản văn 

3

0

5

0

0

2

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tùy bút, tản văn

Nhận biết

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn.

- Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. 

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn.

- Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn.

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn.

3TN

5TN

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

3TN

5TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Level 5)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc. 

(Trích Hương khúc - Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự và thuyết minh.                                    

B. Tự sự và nghị luận. 

C. Tự sự và miêu tả.                                               

D. Tự sự và biểu cảm.

Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích? 

A. Người mẹ.                                                         

B. Bà và mẹ. 

C. Tôi và bà.                                                          

D. Tôi và mẹ.             

Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy? 

A. Ngôi thứ nhất .                                                    

B. Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba                                                          

D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.

Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào? 

A. Rau khúc và bột nếp. 

B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh. 

C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn. 

D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá. 

Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?

A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ. 

B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn. 

C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh. 

D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh. 

Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây?

A. Nấu. 

B. Rán.

C. Nướng

D. Xào. 

Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?

A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công. 

B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc. 

C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà. 

D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc. 

Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?

A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh. 

C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh. 

D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?

Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

A. Tự sự và thuyết minh.                                             

0,5 điểm

Câu 2

C. Tôi và bà.                                                          

0,5 điểm

Câu 3

A. Ngôi thứ nhất .                                                    

0,5 điểm

Câu 4

D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá. 

0,5 điểm

Câu 5

B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn. 

0,5 điểm

Câu 6

A. Nấu. 

0,5 điểm

Câu 7

A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công

0,5 điểm

Câu 8

D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.

0,5 điểm

Câu 9

- HS nêu được sự đặc biệt của món bánh khúc

1 điểm

Câu 10

- HS nêu được tình cảm của người cháu dành cho bà, của người thưởng thức dành cho người làm bánh. 

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm










































0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

A/ Mở bài: 

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Bên cạnh những mặt tốt mà mạng xã hội mang lại, thì việc lạm dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng nghiêm trọng đó là hiện tượng nghiện mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay.

B/ Thân bài

– Giải thích: mạng xã hội là gì? là một kênh thông tin xã hội của phương tiện công nghệ. Tại đó, con người có thể trao đổi thông tin, tìm kiếm thông tin, dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau.

– Thực trạng: 

+ Nó trở thành một căn bệnh khó chữa của giới trẻ hiện nay

+ Quên ăn, quên ngủ, xao nhãng trong mọi công việc

+ Nhiều người trẻ hiện nay lâm vào tình trạng nghiện game.

– Nguyên nhân: 

Chủ quan:

+ Do con người không kiểm soát được bản thân, lười học ham chơi.

+ Do không kiểm soát được thời gian, không xác định được mục tiêu…

Khách quan:

+ Do môi trường sống của thời đại CNTT bùng nổ mà giới trẻ chưa được trang bị những kiến thức, kĩ năng đầy đủ về hậu quả của việc sử dụng CNTT không đúng cách

+ Gia đình thiếu quan tâm hoặc giáo dục rèn luyện con chưa đúng cách…

+ Nhà trường và các tổ chức xã hội còn thiếu hoạt động tuyên truyền giáo dục… về vấn đề này

– Hậu quả:

+ Bỏ học, dẫn đến nhiều hành vi xấu khác như cướp vặt, đánh nhau…

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây cận thị, bệnh tự kỷ…

– Biện pháp:

+ Bản thân giới trẻ cần rèn luyện cho mình những kĩ năng kiến thức để sử dụng mạng xã hội hiệu quả.

+ Gia đình cần quan tâm, định hướng đúng đắn cho giới trẻ về mạng xã hội để tận dụng lợi ích của nó mang lại.

+ Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tuyên truyền, tổ chức các buổi trải nghiệm … để hs sử dụng mạng xã hội đúng cách…

3/ Kết bài

- Liên hệ: Bản thân cần biết sắp xếp thời gian học tập, giải trí cho phù hợp…

- Mở rộng, kết luận lại vấn đề.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - LEVEL 6

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tùy bút, tản văn

4

0

4

0

0

2

0

 

40

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật 

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

60

Tổng

20

5

20

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tùy bút, tản văn

Nhận biết

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn.

- Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. 

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn.

- Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn.

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn.

4TN

4TN

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Nhận biết: 

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học.

Thông hiểu: 

- Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức.

Vận dụng: 

- Viết được bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ nhân vật phân tích.

Vận dụng cao: 

- Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.   

     

1TL*

Tổng

 

4TN

4TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Level 6)

Phần 1: Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

MỘT THỨC QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM

Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng...

Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?

Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve… Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

Câu 1: Từ gạch chân trong câu: “Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm” thuộc từ loại gì? 

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Phó từ

Câu 2: Câu văn “Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” có mấy trạng ngữ ? 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3. Em hãy cho biết nét đặc trưng về ngôn ngữ trong văn bản trên 

A. Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc

B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ gợi cảm

C. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động

D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn

Câu 4.Văn bản trên sử dụng yếu tố biểu đạt nào? 

A. Kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận

B. Kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, thuyết minh

C. Kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, miêu tả

D. Kết hợp giữa chất tự sự, miêu tả, nghị luận

Câu 5: Đoạn văn cuối trong văn bản thể hiện chủ đề gì? 

A. Kể về nguồn gốc của cốm

B. Miêu tả cách làm cốm

C. Ca ngợi giá trị của cốm

D. Bàn về cách thưởng thức cốm

Câu 6. Câu văn nào nói về cách thưởng thức cốm? 

A. Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

B. Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát…

C. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về

D. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.

Câu 7. Trong câu “Hồng cốm tốt đôi” từ “hồng” chỉ sự vật gì? 

A. Quả hồng

B. Tơ hồng

C. Giấy hồng

D. Hoa hồng

Câu 8: Cho biết công dụng của dấu chấm lửng trong phần trích sau: “Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve…” 

A. Biểu thị lời nói bị lược bớt

B. Mô phỏng âm thanh kéo dài

C. Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết

D. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

Câu 9: Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? 

Câu 10: Em có đồng ý với ý kiến của tác giả: “Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ” không? Vì sao?

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

D

0,5 điểm

Câu 2

A

0,5 điểm

Câu 3

A

0,5 điểm

Câu 4

A

0,5 điểm

Câu 5

D

0,5 điểm

Câu 6

A

0,5 điểm

Câu 7

A

0,5 điểm

Câu 8

A

0,5 điểm

Câu 9

HS rút ra bài học phù hợp

1 điểm

Câu 10

HS đưa ra quan điểm về ý kiến của tác giả: Đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình và đưa ra lí giải phù hợp

1 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm









0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc.

c. Triển khai vấn đề:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. Sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc

- Phân tích đặc điểm của nhân vật văn học (ngoại hình, tính cách, hành động,…).

- Đưa ra lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ đặc điểm của nhân vật.

- Khẳng định lại ý kiến nhận xết về nhân vật văn học, nêu cảm nghĩ về nhân vật.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - LEVEL 7

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Thơ

4

0

0

2

0

2

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

20

5

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ 

Nhận biết:

Nhận biết được từ ngữ, thể thơ, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

- Nhận diện được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong bài thơ. 

Thông hiểu:

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. 

Vận dụng:

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về thiên nhiên, con người; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

4TN

2TL

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

4TN

2TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Level 7)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

ÁNH TRĂNG

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

 

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

 

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

 

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

 

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

(Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Câu 1: Bài thơ Ánh trăng được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Tự do

C. Năm chữ

D. Lục bát

Câu 2: Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?

A. Rưng rưng

B. Lo âu

C. Ngại ngùng

D. Vô cảm

Câu 3: Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?

A. Hồi nhỏ

B. Hồi về thành phố

C. Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố

D. Hồi chiến tranh

Câu 4: Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình

B. Biết được giá trị của người nào đó

C. Người có hiểu biết rộng

D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Câu 5: Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

A. Nói

B. Bảo

C. Thấy

D. Nghĩ

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể - như là sông là rừng”?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Nói quá

D. Nói giảm, nói tránh

Câu 7: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?

A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy

B. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tinh, vẫn tròn đầy, trọn vẹn

C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn

D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng

Câu 8: Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình”?

A. Vì tác giả chợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua

B. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ

C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa

D. Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa.

Câu 9: Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống?

Câu 10: Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu nói của V.Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

C

0,5 điểm

Câu 2

A

0,5 điểm

Câu 3

C

0,5 điểm

Câu 4

A

0,5 điểm

Câu 5

D

0,5 điểm

Câu 6

B

0,5 điểm

Câu 7

B

0,5 điểm

Câu 8

A

0,5 điểm

Câu 9

Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo.

1,0 điểm

Câu 10

Tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài, kết bạn

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm


















































0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ về câu nói của V.Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài: Giới thiệu nhận định cần phân tích, bàn luận “Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài:

a) Giải thích:

- Biện pháp nghệ thuật: điệp từ “học” - xuất hiện ba lần nhằm nhấn mạnh hoạt động học tập

- “học nữa, học mãi” - khẳng định thời gian học tập là không có giới hạn và điểm dừng

→ Nhận định nhắn nhủ hãy học tập tiếp, hãy học thêm nhiều thứ nữa, đừng ngừng việc học tập lại vì bất kì lý do gì

b) Bàn luận:

- Việc học là gì:

+ Tiếp thu các kiến thức căn bản, phổ quát trên ghế nhà trường

+ Tiếp thu các kiến thức về cuộc sống, về thế giới xung quanh nhờ đọc sách, đi du lịch, học hỏi từ những người khác

+ Tiếp thu các kĩ năng sống như nấu ăn, may vá, chống quấy rối, chữa cháy, cách giao tiếp…

→ Việc học không chỉ giới hạn ở ghế nhà trường hay tuổi tác cụ thể

- Biểu hiện của học nữa, học mãi:

+ Ngoài giờ học ở trường, chủ động tìm kiếm các kiến thức khác về đời sống, khoa học, tự nhiên… ở thực tiễn, trên internet, từ những người hiểu biết khác

+ Học thêm các kĩ năng sống (chữa cháy, nấu ăn, nhảy, giao tiếp…)

+ Tiếp tục đi học ở trường do trước đây vì lí do nào đó mà phải nghỉ giữa chừng bất chấp tuổi tác

- Ý nghĩa của việc học nữa, học mãi:

+ Giúp trí tuệ, thể chất được rèn luyện và phát triển

+ Giúp tăng cường vốn tri thức, hoàn thiện bản thân

+ Giúp chúng ta song hành được với sự phát triển của thời đaị

+ Giúp gắn kết với một nhóm người hay một tập thể nào đó

c) Mở rộng vấn đề:

+ Phê phán những người lười biếng, không chịu học tập, rèn luyện

+ Không đồng ý với ý kiến cho rằng việc học chỉ dành cho người trẻ, chỉ giới hạn trên ghế nhà trường

+ Phê phán những người học đối phó, học cho có mà không tích lũy được kiến thức cho bản thân

d) Liên hệ bản thân

- Ngoài học ở sách vở, học ở lớp, em còn học những điều gì? Ở đâu?

  • Em cảm thấy như thế nào về sự thay đổi của ban thân từng năm sau khi học tập miệt mài?

3. Kết bài: Đánh giá, suy nghĩ của em về nhận định “Học, học nữa, học mãi”

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - LEVEL 8

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

0

2

0

2

0

1

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung 

60%

40%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Nghị luận xã hội

Nhận biết:

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

Thông hiểu

- Hiểu được chủ đề của văn bản.

- Hiểu được bài học được thể hiện qua văn bản.

Vận dụng:

- Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản.

- Vận dụng bài học trong văn bản vào cuộc sống.

2TL

2TL

1TL

 

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc 

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm. 

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

-  Viết được bài văn Biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc ; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó

     

1TL*

Tổng

 

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

 

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Level 8)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi chỉ muốn nhắn nhủ những bạn trẻ đang bơ vơ trên con đường cuộc sống rằng, nếu bạn đang phải trải qua những ngày khốn khó, phải đương đầu với nghịch cảnh cuộc đời, thì đó thực sự là một món quà vô giá. Có thể lúc đang khổ sở với những vấn đề của mình, ta chỉ mãi vật vã đau buồn. Nhưng sau này nhìn lại, ta sẽ thấy rằng những khó khăn đã đương đầu giúp tạo nên câu chuyện của riêng ta.

Hãy lấy bộ truyện nổi tiếng thế giới Harry Potter ra làm ví dụ. Tôi cực kỳ thích Harry Potter. Nhớ những đêm tôi thức đến ba bốn giờ sáng ôm quyển truyện trong tay, vừa đọc vừa quẹt nước mắt. Harry và những người bạn của cậu chỉ là tưởng tượng. Thế giới của phù thủy, đũa thần và chổi bay có thể không có thật. Nhưng nỗi buồn và sự tuyệt vọng là thật. Cảm giác đau đớn và cô độc là thật. Sợ hãi và mất mát là thật. Có ai trong chúng ta chưa từng một lần trong đời thức dậy mà không biết hôm nay mình phải làm gì, nhìn mọi thứ xung quanh chỉ toàn màu xám và thấy mình đang lạc lối? Có ai sống trên đời mà chưa từng biết đến khổ đau, chưa từng bị chối bỏ bởi người mình yêu thương, bởi gia đình hay xã hội? Nhưng nỗi đau trong câu chuyện đã kết nối người đọc và tác giả, kết nối người đọc với nhau, và góp phần làm nên thành công của bộ truyện. Và những mất mát đau thương ấy chân thật, bởi vì được viết bởi một con người đã nếm trải bao điều khốn khó của cuộc đời. J. K. Rowling phải chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo, và trở thành một bà mẹ đơn thân. Nếu không trải qua từng ấy đau khổ, chắc gì Rowling đã viết nên câu chuyện sâu sắc dường vậy, chắc gì Harry Potter đã lay động lòng người và thành công đến thế?

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Rosie Nguyễn, 

NXB Hội nhà văn 2019, tr68 - 69)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (1 điểm). Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả đã nhấn mạnh ý nghĩa của việc đương đầu với nghịch cảnh cuộc đời như thế nào?

Câu 2 (1 điểm). Để nhấn mạnh ý nghĩa của nghịch cảnh, tác giả đã dẫn những "nghịch cảnh" nào trong cuộc đời J. K. Rowling góp phần tạo nên thành công của bộ truyện Harry Potter?

Câu 3 (1 điểm). Phân tích tác dụng của các câu hỏi tu từ trong các câu văn sau: "Có ai trong chúng ta chưa từng một lần trong đời thức dậy mà không biết hôm nay mình phải làm gì, nhìn mọi thứ xung quanh chỉ toàn màu xám và thấy mình đang lạc lối? Có ai sống trên đời mà chưa từng biết đến khổ đau, chưa từng bị chối bỏ bởi người mình yêu thương, bởi gia đình hay xã hội?"

Câu 4 (1 điểm). Anh/chị có đồng tình với quan điểm cho rằng: Nghịch cảnh mà mỗi người đang trải qua là một món quà vô giá không? Vì sao?

Câu 5 (2 điểm). Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người khi đứng trước khó khăn thử thách.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn biểu cảm về người thân trong gia đình (bố mẹ, ông bà, chị, em gái,…) em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả đã nhấn mạnh ý nghĩa của việc đương đầu với nghịch cảnh cuộc đời:

- là một món quà vô giá;

- giúp tạo nên câu chuyện của riêng ta.

1,0 điểm

Câu 2

Để nhấn mạnh ý nghĩa của nghịch cảnh, tác giả đã dẫn những "nghịch cảnh" trong cuộc đời J. K. Rowling góp phần tạo nên thành công của bộ truyện Harry Potter: "J. K. Rowling phải chứng kiến cái chết của người mẹ khi vừa hai mươi mấy tuổi, rồi hôn nhân tan vỡ, nghèo hết mức có thể nghèo, và trở thành một bà mẹ đơn thân."

1,0 điểm

Câu 3

Tác dụng:

- Nhấn mạnh sự tồn tại hiển nhiên của những khó khăn, thử thách mà bất cứ ai cũng từng trải qua trong cuộc đời; tăng tính thuyết phục cho sự diễn đạt.

- Làm nhịp điệu của câu văn trở nên uyển chuyển, nhịp nhàng.

1,0 điểm

Câu 4

HS đưa ra quan điểm đồng ý/ không đồng ý

Ví dụ:

Tôi đồng tình với quan điểm cho rằng: Nghịch cảnh mà mỗi người đang trải qua là một món quà vô giá. Vì khi trải qua nghịch cảnh, ý chí, nghị lực của con người sẽ được tôi luyện; con người trở nên vững vàng, tự tin hơn. Nghịch cảnh còn thôi thúc con người khám phá ra khả năng tiềm ẩn của bản thân; thôi thúc con người đào sâu tư duy, tìm cách thức để vượt qua nó. Nghịch cảnh còn là bước đệm đưa ta đến thành công như câu chuyện của J. K. Rowling kể trên.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ về thái độ cần có của mỗi người khi đứng trước khó khăn thử thách.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý:

- Khi đối diện với nghịch cảnh, bạn không nên hoang mang, e sợ. Thái độ cần có là bình tĩnh, tin vào năng lực của bản thân, dũng cảm đối đầu với thử nghịch cảnh.

- Khi gặp nghịch cảnh, bạn cần có lòng kiên trì, có quyết tâm tột độ. Kiên trì và quyết tâm là những chìa khóa quan trọng để mở ra cánh cửa đưa bạn đến một cuộc đời tốt đẹp.,…

2,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm



2,5 điểm








0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: biểu cảm về người thân.

c. Triển khai vấn đề:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp. Sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu đối tượng, 

- Biểu lộ được cảm xúc suy nghĩ về đối tượng:

+ Ngoại hình.

+ Tính cách.

+ Một số kỉ niệm mà em nhớ 

+ Vai trò của người thân.

- Khẳng định tình cảm của bản thân với đối tượng

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Biểu cảm chân t, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - LEVEL 9

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tản văn, tùy bút

0

1

0

2

0

1

0

 

50

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

 

Tỉ lệ chung 

50%

50%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tản văn, tùy bút

Nhận biết

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cảnh vật, con người, sự kiện được tái hiện trong tuỳ bút, tản văn.

- Nhận biết được cái tôi, sự kết hợp giữa chất tự sự, trữ tình, nghị luận, đặc trưng ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn. 

- Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

- Phân tích được nét riêng về cảnh vật, con người được tái hiện trong tùy bút, tản văn.

- Hiểu và lí giải được những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người viết được thể hiện qua văn bản.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tuỳ bút, tản văn.

- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm, thông điệp của tác giả trong tùy bút, tản văn.

1TL

2TL

1TL

 

2

Viết

Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Nhận biết:

- Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm. 

Thông hiểu:

- Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng:

-  Viết được bài văn Biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc ; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người đó.

Vận dụng cao:

Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người đó

     

1TL*

Tổng

 

1TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

 

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Level 9)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chỗ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúỵ Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại. Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người. Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. Dùng những hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Việt Nam, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời […]

Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Thọ, phở Trưởng ca, phở Tư ... Có khi một cái tên tật nguyền trên thân thể người bán phở được cảm tình quần chúng thân mật nhắc lại thành một cái tên hiệu : phở Gù, phở Lắp, phở Sứt ... cái khuyết điểm trên hình thù ấy đã chuyển thành một cái uy tín trong nghề bán miếng chín mà lưu danh một thời trên cửa miệng những người sành. Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà Nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những người họ yêu tin […]

Hương vị phở vẫn như xa xưa, nhưng cái tâm hồn người ăn phở ngày nay, đã sáng sủa và lành mạnh hơn nhiều ... Ngày trước, anh hàng phở có tiếng rao, có người rao nghe quạnh hiu như tiếng bánh dày giò đêm đông tội lỗi trong ngõ khuất; có người rao lên nghe vui rền. Tại sao, bây giờ Hà Nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi? Có những lúc, tôi muốn thu thanh vào đĩa, tất cả những cái tiếng rao hàng quà rong của tất cả những thứ quà rong, của tất cả những thư quà miếng chín trên toàn cõi quê hương chúng ta. Những tiếng rao ấy, một phần nào vang hưởng lên cái nhạc điệu sinh hoạt chung của chúng ta đấy *

(Phở, Nguyễn Tuân, Báo Văn số 1, 10-5-1957, và số 2, 17-5-1957. In lại trong Cảnh sắc và hương vị đất nước, NXB Tác Phẩm Mới, 1988)

Câu 1 (1 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Tại sao em nhận ra phương thức biểu đạt này?

Câu 2 (1 điểm). Phở được nhìn nhận trong đoạn trích trên mấy phương diện? Đó là những phương diện nào?

Câu 3 (1 điểm). Theo em, tình cảm mà tác giả bộc lộ đối với phở Hà Nội là những tình cảm gì?

Câu 4 (2 điểm). Trong những nét đẹp văn hóa Việt Nam mà em được biết em thấy ấn tượng nhất là điều gì? Trình bày thành đoạn văn ngắn để giải thích nguyên nhân. 

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn biểu cảm về thầy/ cô giáo em yêu quý.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

- Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh

- Nguyên nhân: Đoạn trích thuyết minh về đối tượng phở Hà Nội với các thông tin khoa học về phở, ngôn ngữ mang tính khách quan, trung thực, hữu ích, cần thiết cho mọi người.

- HS có thể chỉ ra những thông tin đó: Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu… 

1,0 điểm

Câu 2

- Phở được nhìn nhận trên 3 phương diện chính.

- Đó là các phương diện sau:

+ Thời gian thích hợp để ăn phở (Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được)

+ Những quy luật riêng của món phở thể hiện trong tên gọi hiệu phở (Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu)

+ Tiếng rao bán phở thể hiện được hồn cốt của văn hóa dân tộc nhưng hiện đã mai một đi ít nhiều (bây giờ Hà Nội vẫn có phở, mà tiếng rao lại vắng hẳn đi) 

1,0 điểm

Câu 3

Tác giả bộc lộ tình cảm quý mến, thân thuộc với món phở Hà Nội, đó là một món ăn thấm đượm tinh thần dân tộc. 

1,0 điểm

Câu 4

HS có thể tự do kể lại trải nghiệm và những cảm nhận của mình về văn hóa Việt Nam để lựa chọn ra một nét đẹp mà mình ấn tượng nhất. Giải thích nguyên nhân một cách giản dị, trung thực, trong sáng, tránh cường điệu hóa cảm xúc của mình. 

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận phân tích: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

 

0,5 điểm



3,0 điểm














0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: biểu cảm về thầy/ cô giáo em yêu quý.

c. Triển khai vấn đề:

HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt kĩ năng biểu cảm có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Mở bài:

- Giới thiệu về một người thầy, cô của em.

- Nêu tình cảm của em dành cho thầy, cô

Thân bài:

- Tả vài nét về ngoại hình, giọng nói, tính cách của thầy, cô.

- Lời dạy bảo, dặn dò của thầy cô dành cho học sinh.

- Cảm nhận của em về những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt cho em và các bạn cùng lớp.

- Tình cảm của thầy cô dành cho cả lớp và cá nhân em.

- Kỉ niệm nào với thầy cô làm em nhớ nhất.

Kết bài:

Khẳng định lại tình cảm sâu sắc của em dành cho người thầy cô đó.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CÁNH DIỀU - LEVEL 10

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

3

0

3

0

0

2

0

 

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

15

5

15

15

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

30%

40%

10%

 

Tỉ lệ chung 

50%

50%

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

Nhận biết:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,…) của truyện ngụ ngôn.

Thông hiểu

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ.

Hiểu được bài học, chủ đề của truyện ngụ ngôn.

Vận dụng:

- Rút ra bài học cuộc sống từ các truyện ngụ ngôn

3TN

3TN

2TL

 

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

- Xác định được kiểu bài nghị luận.

- Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

- Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến của bản thân.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

- Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

- Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

- Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

- Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

     

1TL*

Tổng

 

3TN

3TN

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

 

20%

30%

40%

10%

Tỉ lệ chung

 

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Level 10)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN CỦA NHỮNG NGÓN TAY

Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem những ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói:

- Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn tay nữa.

Các ngón khác đều cãi rằng:

- Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi, chứ có giúp được việc gì cho bàn tay để cầm nắm đâu!

Ngón tay đeo nhẫn vênh mặt nói một cách tự hào rằng hắn đóng vai trò quan trọng nhất: chính hắn là người mang dấu hiệu tượng trưng cho sự trưởng thành của chú, tức là đeo nhẫn cưới.

Nhưng các ngón tay khác đều cười và nhận xét rằng:

- Thà cậu im đi còn hơn. Chiếc nhẫn cưới ấy ông chủ cất trong túi nhiều hơn, cốt để các cô gái trẻ tưởng ông ấy chưa lập gia đình, chứ có đeo đâu. Ngoài ra cậu có làm được việc gì khác đâu?

- Quan trọng nhất vẫn là tôi! – Ngón tay trỏ nói – Ai là người chỉ đường? Ai là người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Thử nghe ông chủ thường nói: Các bạn, nguyên nhân sự chậm tiến của chúng ta chính là ở đây…, mọi người đều sợ tôi trỏ vì không muốn mình là nguyên nhân, chậm tiến của cả tập thể.

- Bạn nhầm rồi, bạn thân mến ạ – Ngón tay cái phản đối – không phải chỉ mình bạn biết chỉ. Tôi cũng chỉ, nhưng chỉ một cách khéo léo, tế nhị hơn cơ. Tôi không chỉ thẳng vào người ta mà lại chỉ qua bên phải, qua sau lưng, nhưng vẫn trúng thủ phạm như thường. Hơn nữa, trong một số trường hợp, khi muốn thoái thác trách nhiệm, tôi giúp ông chủ chỉ cho khách sang cửa khác, gặp người khác mà cầu xin, phản đối…

Từ nãy chỉ có ngón út im lặng. Vả lại, nó còn biết khoe khoang gì nữa: nó vốn là ngón tay bé nhất. Nhưng…

- Kìa, tại sao chú út không nói gì? – Những ngón tay khác hỏi

- Em cũng biết chỉ đấy chứ. Vì em vốn nhỏ bé cho nên trong những lức ông chủ cần tự phê bình, ông ấy dùng em chỉ vào ngực mình thì chẳng ai trông thấy cả. Ngoài ra, em còn được việc trong những khi cần móc ngoặc: nếu thỏa thuận với ai, chỉ cần nói xong ngay. Thế là cả hai người đều em ra móc với nhau. Nhiều khi được việc ra phết đấy!

(Theo https://mgvanhkhuyen.tptdm.edu.vn/)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 2. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng nhân vật trong câu chuyện?

A. Nhân hóa

B. Điệp ngữ

C. Hoán dụ

D. So sánh

Câu 3. Nối các từ ngữ trong câu chuyện trên (đã liệt kê) ở cột A sao cho tương ứng với từ loại của từ ngữ đó ở cột B.

A

B

1. Ngón tay, nhẫn cưới, ông chủ

a. Động từ

2. Khoe khoang, phê bình, phản đối

b. Tính từ

3. Im lặng, nhỏ bé

c. Danh từ

Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Mỗi ngón tây trong câu chuyện tượng trưng cho một nét tính cách, phẩm chất của con người trong cuộc sống. Ý kiến đó đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5. Nhân vật nào không có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng trong câu chuyện trên?

A. Ngón cái

B. Ngón trỏ

C. Ngón giữa

D. Ngón đeo nhẫn

Câu 6. “Câu chuyện của những ngón tay” gợi cho em nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn nào đã học?

A. Thầy bói xem voi

B. Đẽo cày giữa đường

C. Ếch ngồi đáy giếng

D. Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Câu 7. Em thích cách ứng xử của ngón tay nào nhất? Vì sao?

Câu 8. “Câu chuyện những ngón tay” gửi đến chúng ta nhiều bài học hay. Em hãy nêu một bài học mà em rút ra được sau khi đọc câu chuyện.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề đời sống mà em quan tâm.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

B

0,5 điểm

Câu 2

A

0,5 điểm

Câu 3

1-C; 2-A; 3-B

0,5 điểm

Câu 4

A

0,5 điểm

Câu 5

C

0,5 điểm

Câu 6

D

0,5 điểm

Câu 7

HS nêu quan điểm của mình về cách ứng xử của ngón tay em ấn tượng.

Ví dụ:

- Em thích cách ứng xử của ngón tay út.

- Vì ngón tay út biết mình nhỏ bé nên rất khiêm tốn trong cuộc trò chuyện giữa các ngón tay. Đồng thời qua các câu thoại của ngón út, chúng ta còn nhận thấy được bài học ý nghĩa của con người trong cuộc sống: phải nhìn nhận thấy khuyết điểm, hạn chế của mình và có thái độ tự phê bình nghiêm khắc để tiến bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có thái độ sống thân thiện, hòa nhã, đoàn kết với nhau…

1,0 điểm

Câu 8

Một số bài học được rút ra từ câu chuyện:

- Mỗi ngón tay có một đặc điểm riêng và đảm nhận vai trò, ý nghĩa trong bàn tay khi hoạt động. Vì vậy, không nên đề cao vai trò của ngón tay này mà xem thường, chỉ trích vai trò của ngón tay khác.

- Từ câu chuyện này, chúng ta cũng nhận thức được bài học sâu sắc cho bản thân: mỗi con người sống trong cuộc đời này đều có đặc điểm, vai trò riêng; cần trân trọng giá trị của mỗi người, sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau; không nên đề cao vị trí, vai trò của mình mà xem thường vai trò, giá trị của người khác.

- Phê phán những kẻ huênh hoang, tự phụ, có thói quen chỉ trỏ phê bình người khác mà không nhìn nhận lại bản thân để lắng nghe, rút kinh nghiệm, sống tốt hơn.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

 

0,5 điểm



3,0 điểm












0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề đời sống mà em quan tâm.

c. Triển khai vấn đề:

HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mở bài

Giới thiệu về hiện tượng đời sống mà em quan tâm.

2. Thân bài

- Nêu ý kiến rõ ràng về hiện tượng đời sống:

+ Mức độ hiểu biết của em về hiện tượng đời sống.

+ Đồng tình hay không đồng tình với hiện tượng đó?

- Giải thích vì sao em lại có ý kiến như vậy:

+ Lí lẽ của em về hiện tượng.

+ Bằng chứng, dẫn chứng cho lí lẽ của em về hiện tượng đó.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến, quan điểm của em về hiện tượng đời sống và đề xuất những giải pháp.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ văn 7 Cánh diều có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 7 bộ sách Cánh diều hay, có đáp án chi tiết:

Từ khóa :
Ngữ văn 7
Đánh giá

0

0 đánh giá