Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu trang 72 (Chân trời sáng tạo)

513

Với soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu trang 72  Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 11.

 Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu trang 72 (Chân trời sáng tạo)

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính: Văn bản kể về việc Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng.

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Tóm tắt nội dung của văn bản trên. Theo bạn, những đặc điểm nào của thể loại truyện thơ đã được thể hiện qua văn bản?

Trả lời:

- Tóm tắt nội dung văn bản: Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Khi sức càn lực kiệt, Kính Tâm viết thư để lại cho cha mẹ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.

- Đặc điểm của thể loại truyện thơ đã được thể hiện qua văn bản là:

+ Có cốt truyện

+ Nội dung phản ánh cuộc sống và khát vọng của tầng lớp nhân dân.

+ Được viết theo mô hình nhân quả.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Nhờ vào đâu mà bạn biết?

Trả lời:

- Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được thuật lại theo ngôi kể thứ 3, qua điểm nhìn của tác giả.

- Dựa vào nội dung văn bản, người kể giấu mình không xưng (tôi) chỉ kín đáo gọi sự vật theo ngôi thứ ba: gọi tên nhân vật theo nhận xét của mình và kể sao cho sự việc diễn ra theo trình tự.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Nhân vật Thị Kính hiện lên như thế nào qua văn bản? Từ đó, bạn có nhận xét gì về cách tác giả dân gian xây dựng nhân vật trong truyện thơ?

Trả lời:

- Nhân vật Thị Kính hiện lên là một người có tấm lòng nhân hậu, biết nhẫn nhịn và chịu đựng.

- Cách tác giả dân gian xây dựng nhân vật trong truyện thơ:

+ Được tác giả chia thành hai tuyến rõ ràng: chính diện và phản diện.

+ Nhân vật trong truyện thơ gặp phải những biến cố cuộc đời mang đến sự hấp dẫn và nét đặc biệt cho nhân vật

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Văn bản trên đã thể hiện những đặc điểm nào của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm? Hãy phân tích để chứng minh điều đó.

Trả lời:

- Những đặc điểm nào của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm

+ Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình.

+ Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Phân tích chứng minh:

[…]

“Rõ là nước lã mà nhầm,

Cũng đem giọt máu tình thâm hòa vào

Mẹ vò thì sữa khát khao

Lo nuôi con nhện làm sao cho tuyền.

Nâng niu xiết nỗi truân chuyên,

Nhai cơm mớm sữa để nên con người.”

[…]

Tác giả kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, vừa kể chuyện vừa vận dụng những yếu tố trữ tình giúp câu chuyện dễ nghe, dễ đọc, đưa vào lòng người đọc một cách dễ dàng, thuyết phục.

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Thông điệp bạn nhận được qua văn bản trên là gì? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?

Trả lời:

- Thông điệp nhận được qua đoạn trích: Qua nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ đến người đọc người nghe về người có tấm lòng nhân hậu, những người ở hiền gặp lành.

- Dựa vào nội dung văn bản, cho ta thấy cuộc đời của Thị Kính đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng vẫn giữ cho mình một tấm lòng trong sáng, nhân hậu.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Lời tiễn dặn trang 58

Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều trang 62

Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà trang 68

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 70

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) trang 75

Soạn bài Giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân trang 80

 Soạn bài Ôn tập trang 82

Đánh giá

0

0 đánh giá