Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 Bài 24: Những người bạn nhỏ sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 2 trang 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 Bài 24: Những người bạn nhỏ
Tiếng Việt lớp 2 trang 46, 47, 48 Bờ tre đón khách
Chia sẻ
Tiếng Việt lớp 2 trang 46 Câu 1: Đây là loài chim gì?
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của đề bài.
Lời giải:
a. Chim báo hiệu mùa xuân sang: chim én
b. Chim chuyên bắt sâu: chim sâu
c. Chim biết đưa thư, là biểu tượng của hòa bình: chim bồ câu
d. Chim mặt giống mặt mèo, ăn đêm, chuyên bắt chuột: chim cú mèo
e. Chim có bộ lông đuôi rực rỡ sắc màu, mùa rất đẹp: công
Tiếng Việt lớp 2 trang 46 Câu 2: Theo em, các loài chim mang đến những lợi ích gì cho con người?
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của đề bài.
Lời giải:
Theo em, lợi ích mà loài chim mnag lại là ăn sâu bọ có hại và các loài động vật gặm nhấm gây bệnh cho con người.
Bài đọc
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 2 trang 48 Câu 1: “Khách” đến bờ tre là những loài chim nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu thơ và cho biết loài chim nào đã đến bờ tre.
Lời giải:
“Khách” đến bờ tre là: cò, bồ nông, bói cá, chim cu.
Tiếng Việt lớp 2 trang 48 Câu 2: Câu thơ nào cho thấy bờ tre rất vui khi có “khách” đến?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ và tìm câu thơ cho thấy bờ tre rất vui khi các loài chim đến.
Lời giải:
Câu thơ cho thấy bờ tre rất vui khi có “khách” đến là: Tre chợt tưng bừng/Nở đầy hoa trắng.
Tiếng Việt lớp 2 trang 48 Câu 3: Bài thơ tả dáng vẻ của mỗi loài chim đến bờ tre khác nhau thế nào?
Ghép đúng:
Phương pháp giải:
Em đọc các câu thơ để ghép các từ ngữ cho phù hợp
Lời giải:
a – 2, b – 1, c – 4, d – 3
Tiếng Việt lớp 2 trang 48 Câu 4: Câu thơ nào cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre?
* Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu.
Phương pháp giải:
Em đọc bài thơ và trả lời.
Lời giải:
Câu thơ cho thấy bầy chim cu rất quý bờ tre là: Ca hát gật gù: “Ồ, tre rất mát!”
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 2 trang 48 Câu 1: Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
a. Chú bói cá đỗ trên cành me.
b. Đàn cò trắng đậu trên ngọn tre.
c. Bên bờ tre, bác bồ nông đứng im như tượng đá.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu, chú ý bộ phận in đậm và cho biết chúng trả lời cho câu hỏi gì?
Lời giải:
Bộ phận in đậm trong những câu trên trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
Tiếng Việt lớp 2 trang 48 Câu 2: Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải:
- Trên cánh đồng, các bác nông dân đang cấy lúa.
- Bầy chim hót líu lo trong rừng.
Tiếng Việt lớp 2 trang 48, 49 Chim rừng Tây Nguyên. Chữ hoa U, Ư
Tiếng Việt lớp 2 trang 48 Câu 1: Nghe – viết:
Chim rừng Tây Nguyên
Chim đại bàng chân vàng, mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm.
Tiếng Việt lớp 2 trang 48 Câu 2: Tìm chữ phù hợp với ô trống c hay k, ng hay ngh?
Chim gáy □éo đàn về mùa gặt. Con chim gáy hiền lành, báo nục. Đôi mắt nâu trầm □âm, ngơ □ác nhìn xa. Chàng chim gáy nào giọng □e càng trong, càng dài thì quanh □ổ càng được đeo nhiều vòng □ườm đẹp.
Theo TÔ HOÀI
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và điền chữ phù hợp vào chỗ trống.
Lời giải:
Chim gáy kéo đàn về mùa gặt. Con chim gáy hiền lành, báo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm, ngơ ngác nhìn xa. Chàng chim gáy nào giọng nghe càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
Tiếng Việt lớp 2 trang 49 Câu 3: Tìm các tiếng:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ yêu cầu và quan sát tranh để hoàn thành bài tập.
Lời giải:
a. Tên loài chim, có tiếng bắt đầu bằng s: chim sẻ, chim sáo, chim sâu
b. Có vần uc hoặc ut
- Đồ dùng để viết, kẻ, vẽ thành nét: bút
- Dùng xẻng lấy đất, đá, cát: xúc
- Loài cây cây cùng họ với cây tre nhưng nhỏ hơn, gióng thẳng: trúc
Tiếng Việt lớp 2 trang 49 Câu 4: Tập viết:
a. Viết chữ hoa:
b) Viết ứng dụng: Uống nước nhớ nguồn
Phương pháp giải:
Chữ U
* Cấu tạo: gồm 2 nét: nét hai đầu và nét móc ngược phải.
* Cách viết:
- Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc 2 đầu (Đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài). Dừng bút giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1. Rê bút thẳng lên đường kẻ 6 rồi chuyển hướng bút ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống. Dừng bút ở đường kẻ 2.
Chữ Ư
* Cấu tạo: gồm 2 nét giống chữ U và nét 3 là nét râu.
* Cách viết:
- Nét 1: đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu. Dấu móc bên trái cuộn vào trong, dấu móc bên phải hướng ra ngoài. Dừng bút ở đường kẻ 2 và đường kẻ 3.
- Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên đường kẻ 6. Sau đó chuyển bút hướng ngược lại để viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới. Dừng bút ở đường kẻ 2.
- Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 6 (gần đầu nét 2), viết nét râu. Dừng bút khi chạm vào nét 2. Chú ý nét râu có kích thước phù hợp, không quá to hoặc nhỏ.
Tiếng Việt lớp 2 trang 49, 50, 51 Chim sơn ca và bông cúc trắng
Bài đọc
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG
1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống bên bông cúc. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.
2. Nhưng sáng hôm sau, khi vừa xòe cánh đón bình minh, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì ra sơn ca đã bị nhốt trong lồng.
3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, căt cả đám cỏ lẫn bông cúc, bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát. Nhưng dù khát, nó vẫn không đụng đến bông hoa.
Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì thương xót.
4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng Mặt Trời.
(Theo AN-ĐÉC-XEN (Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch)
- Véo von: (âm thanh) cao, trong trẻo.
- Cầm tù: giam giữ.
- Long trọng: đầy đủ nghi lễ, rất trang nghiêm.
Đọc hiểu
Tiếng Việt lớp 2 trang 51 Câu 1: Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 1 để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Đoạn 1 giới thiệu về bông cúc trắng và chú chim sơn ca.
Tiếng Việt lớp 2 trang 51 Câu 2: Chuyện gì đã xảy ra vào ngày hôm sau:
a. Với chim sơn ca?
b. Với bông cúc trắng?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn 2 và đoạn 3 để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Ngày hôm sau
a. Chim sơn ca đã bị nhốt vào trong lồng.
b. Bông cúc trắng bị hai cậu bé cắt và bỏ vào lồng sơn ca.
Tiếng Việt lớp 2 trang 51 Câu 3: Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Hành động của hai cậu bé đã khiến cho chim sơn ca chết, bông hoa cũng bị héo khô.
Luyện tập
Tiếng Việt lớp 2 trang 51 Câu 1: Giả sử một cậu bé trong câu chuyện trên không muốn bắt chim sơn ca, cậu sẽ từ chối thế nào khi bạn rủ đi bắt chim? Chọn câu trả lời em thích:
a. Cậu đừng bắt chim! Hãy để nó tự do!
b. Không, tớ không bắt chim đâu! Tội nghiệp nó!
c. Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó? Đừng làm vậy!
Phương pháp giải:
Em đọc các câu trả lời và chọn ý em thích nhất
Lời giải:
Em lựa chọn theo suy nghĩ của mình.
Tiếng Việt lớp 2 trang 51 Câu 2: Hãy nói 1 – 2 câu thể hiện thái độ đồng tình với ý kiến trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào ý mà em đã chọn ở trên để viết câu thể hiện thái độ đồng tình.
Lời giải:
Đúng đấy! Chim vốn là loài bay lượn tự do trên bầu trời. Bây giờ mà chúng mình đem bắt nhốt nó vào lồng thì tội nghiệp nó lắm!
Tiếng Việt lớp 2 trang 51, 52 Con quạ thông minh
Tiếng Việt lớp 2 trang 51 Câu 1: Nói và đáp lại lời từ chối trong các tình huống sau:
a. Bông cúc (truyện Chim sơn ca và bông cúc trắng) thấy sơn ca đói khát, tha thiết nói: “Bạn hãy ăn tôi đi!”. Chim sơn ca sẽ trả lời thế nào? Bông cúc trắng sẽ đáp lại thế nào?
b. Có mấy bạn rủ em trèo lên cây bắt mấy con chim non trong tổ. Em trả lời thế nào? Các bạn đáp lại thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tình huống để viết lời nói và đáp lại.
Lời giải:
a. Chim sơn ca: Không. Tôi làm sao có thể ăn bạn được. Bạn là bạn của tôi cơ mà.
Bông cúc: Tôi không nỡ nhìn bạn như vậy. Tôi đã bị cắt mất rễ rồi, trước sau gì tôi cũng héo khô, bạn hãy ăn tôi đi.
b. Em: Không! Tớ không làm vậy đâu. Các cậu đừng làm như thế, tội nghiệp những chú chim non lắm!
Các bạn: Ừ, chúng tớ sẽ không làm như vậy nữa.
Tiếng Việt lớp 2 trang 52 Câu 2: Nghe và kể lại mẩu chuyện sau:
Gợi ý:
a. Con quạ khát nước đi tìm nước vất vả như thế nào?
b. Quạ đã tìm thấy nước ở đâu?
c. Vì sao quạ không thể uống được nước ở đó?
d. Quạ đã nghĩ ra kế gì để uống được nước?
Phương pháp giải:
Em nghe kể và dựa vào gợi ý để kể lại câu chuyện
Lời giải:
Con quạ thông minh
Có một con quạ khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước uống nhưng nó chẳng thấy ở đâu có một giọt nước nào. Mệt quá, quạ đậu xuống một tảng đá. Bỗng nó nhìn thấy một cái lọ ở ngay bên cạnh tảng đá. Quạ mừng rỡ, sà xuống bên cái lọ, ngó cổ nhìn vào. Dưới đáy lọ có ít nước nhưng cổ lọ lại quá cao, quạ không làm sao thò mỏ vào uống được. Con quạ thông minh bèn nghĩ ra một kế. Nó lấy mỏ gắp từng hạt sỏi dưới đất bỏ vào lọ. Sỏi bỏ vào đến đâu nước dần dần dâng lên đến đấy. Thế là quạ tha hồ uống những giọt nước mát lành.
Tiếng Việt lớp 2 trang 52 Viết về hoạt động chăm sóc, bảo vệ loài chim
Tiếng Việt lớp 2 trang 52 Câu 1: Nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong một bức tranh em thích.
Gợi ý:
- Bạn nhỏ đang làm gì?
- Vẻ mặt bạn thế nào?
- Các con vật trông thế nào?
- Đặt tên cho bức tranh.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn bức tranh mình thích để nói về hoạt động của các bạn nhỏ.
Lời giải:
Tranh 1:
- Bạn nhỏ đang cho gà ăn.
- Vẻ mặt của bạn nhỏ rất tươi vui.
- Đàn gà cặm cụi nhặt thóc, có con cứ ngẩng lên nhìn bạn nhỏ như đang chờ đợi điều gì đó.
- Đặt tên cho bức tranh: Bé cho gà ăn.
Tranh 2:
- Bạn nhỏ đang thả chú chim ở trong lồng ra.
- Bạn nhỏ vô cùng háo hức, vui vẻ.
- Chú chim cất cánh bay ra khỏi chiếc lồng chật hẹp.
- Đặt tên tranh: Tự do
Tranh 3:
- Bạn nhỏ trong tranh đang nghe tiếng chim hót.
- Bạn nhỏ có vẻ mặt ngạc nhiên, mong chờ.
- Chú chim đứng trên cành cây cất tiếng hót líu lo.
- Đặt tên tranh: Bản nhạc thiên nhiên
Tiếng Việt lớp 2 trang 52 Câu 2: Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 – 5 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong bức tranh em thích.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài tập 1 để viết.
Lời giải:
Tranh 1: Sáng sớm, mặt trời vừa mới lên cao, Mai đã giúp mẹ cho đàn gà ăn. Bé cầm chiếc bát nhỏ đựng những hạt thóc ra sân, rải đều những hạt thóc và gọi đàn gà. Những chú gà nghe thấy tiếng gọi của Mai vội chạy ùa ra, cặm cụi nhặt từng hạt thóc. Có chú gà còn cứ mãi ngẩng đầu nhìn hoa như đang mong chờ điều gì đó từ bé. Được làm một việc giúp mẹ Mai rất vui.
Tranh 2: Hôm nay, Nam quyết định sẽ thả chú chim mà bấy lâu nay gia đình bạn đã bắt nhốt ở trog lồng. Khi cửa lồng vừa được mở, chú chim cất đôi cánh vội vàng bay ra. Nam cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã giúp chú chim trở về với thiên nhiên.
Tiếng Việt lớp 2 trang 53, 54 Thông điệp từ loài chim
Tiếng Việt lớp 2 trang 53 Câu 1: Hãy thay lời một chú chim nhỏ, viết 4 – 5 câu nhắn nhủ những điều chim muốn nói tới mọi người.
Gợi ý:
- Các loài chim chúng tôi rất có ích.
- Hãy bảo vệ các loài chim (cho chim ăn, vui chơi cùng đàn chim, không bắn chim, không phá tổ chim,…)
Phương pháp giải:
Em hãy đóng vai một chú chim nhỏ và dựa vào gợi ý để viết lời nhắn nhủ.
Lời giải:
Mọi người yêu quý,
Tôi là một chú chim nhỏ sống trong rừng xanh. Họ nhà chim chúng tôi rất thích được bay nhảy tự do trên bầu trời xanh thẳm. Chúng tôi giúp cho các bác nông dân đỡ vất vả vì lũ sâu phá hoại mùa màng. Chúng tôi đem lại cho con người những tiếng hót líu lo vui tai. Tôi mong rằng mọi người hãy tôn trọng cuộc sống tự do của chúng tôi. Xin đừng bắn, bắt nhốt chúng tôi.
Tiếng Việt lớp 2 trang 53 Câu 2: Làm một con chim theo hướng dẫn dưới đây. Viết (hoặc dán) lời chim muốn nói lên đó.
Lời giải:
Thực hành theo các bước.
Tiếng Việt lớp 2 trang 54 Câu 3: Trung bày, giới thiệu và bình chọn những sản phẩm đẹp, có ý lời viết hay.
Lời giải:
- Trình bày và bình chọn sản phẩm và mang sản phẩm trưng bày ở góc học tập.
Tiếng Việt lớp 2 trang 54 Em đã biết những gì, làm được những gì
Đề bài
Lời giải:
Học sinh tự đánh giá theo kết quả cá nhân.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.