Vở bài tập Toán 8 trang 135, 136, 137, 138, 139 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều

206

Toptailieu.vn giới thiệu Vở bài tập Toán 8 trang 135, 136, 137, 138, 139 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong Vở bài tập Toán 8. Mời các bạn đón đọc.

Vở bài tập Toán 8 trang 135, 136, 137, 138, 139 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều

Câu hỏi Vở bài tập Toán 8 trang 135 - 139:

Câu 16: Hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy a=15cm và chiều cao hình chóp là h=12,5cm.

Thể tích của hình chóp là:

A. 937,5cm3                     B. 1050cm3

C. 781,25cm3                   D. 250cm3

Khoanh tròn vào chữ cái trước khẳng định đúng.

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính thể tích hính chóp V=13Sh với S là diện tích đáy, h là chiều cao hình chóp

Lời giải:

Diện tích đáy hình chóp là: 15.15=225(cm2).

Thể tích của hình chóp là: 13.225.12,5=937,5(cm3).

Chọn A. 

Câu 17: Hình chóp tứ giác đều có thể tích bằng 34,5cm3 và có chiều cao là 4,5cm. Cạnh đáy của hình chóp (lấy đến hai chữ số thập phân) là:

A. 4,79cm                     B. 4,80cm

C. 5,39cm                     D. 2,77cm

Khoanh tròn vào chữ cái trước khẳng định đúng.

Phương pháp giải:

- Tính diện tích đáy S=3Vh với V là thể tích hình chóp, h là chiều cao hình chóp

- Tính cạnh và kết luận. 

Lời giải:

Diện tích đáy hình chóp là 3.34,54,5=23(cm2).

Cạnh đáy là 234,80(cm)

Chọn B.

Câu 18: Hình chóp tam giác đều S.ABC có thể tích bằng 123,5cm3 và có cạnh đáy a=10cm.Chiều cao của hình chóp (lấy đến hai chữ số thập phân) là:

A. 9,18cm                      B. 9,17cm

C. 8,56cm                      D. 8,55cm

Khoanh tròn vào chữ cái trước khẳng định đúng.

Phương pháp giải: Sử dụng công thức tính chiều cao hình chóp h=3VS với S là diện tích đáy, V là thể tích hình chóp 

Lời giải:

Gọi đáy hình chóp là tam giác đều ABC có cạnh bằng 10cm.

Gọi H là trung điểm của BC thì AH vừa là đường trung tuyến vừa là đường cao của tam giác. 

VBT Toán 8 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều (ảnh 1)

Tam giác ABH vuông tại H có AB=10cm,BH=5cm

Ta có: AH=AB2BH2 =102528,66(cm)

Diện tích tam giác ABC là: S=12BC.AH=12.10.8,66=43,30(cm2)

Chiều cao hình chóp là: 3.123,5:43,308,56(cm).

Chọn C. 

Vở bài tập Toán 8 trang 135 - 139 Bài 33: Hình 129 là một cái lều ở trại hè của học sinh kèm theo các kích thước

a) Thể tích không khí bên trong lều là bao nhiêu? 

b) Xác định số vải bạt cần thiết để dựng lều (không tính đến đường viền, nếp gấp…

VBT Toán 8 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều (ảnh 2)

biết 5 2,24

Phương pháp giải:

- Thể tích không khí trong lều bằng thể tích hình chóp có chiều cao 2cm, đáy là hình vuông cạnh dài 2m

Tính thể tích hình chóp theo công thức:   V=13.S.h, trong đó S là diện tích đáy, h là chiều cao. 

- Số vải bạt cần tính chính là diện tích của bốn mặt (hay là diện tích xung quanh), mỗi mặt là một tam giác cân.

Lời giải:

a) Thể tích không khí bên trong lều là:

           V=13.S.h=13.2.2.2=832,67(m3) 

b) Kẻ thêm trung đoạn SE, vẽ đoạn thẳng OE (O là chân đường cao hình chóp). Tam giác SOE là tam giác vuông tại đỉnh O (vì SOmp(ABCD))

Ta có:

SE=SO2+OE2=SO2+(BC2)2=22+122,24(m)

Sxq=p.d12.2.4.2,24=8,96(m2)

Vậy số bạt cần thiết để dựng lều là 8,96(m2).

Vở bài tập Toán 8 trang 135 - 139 Bài 34: Tính thể tích của mỗi hình chóp đều dưới đây (h.95).
VBT Toán 8 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều (ảnh 3)

Phương pháp giải: Tính thể tích hình chóp theo công thức:  V = 12S.h , trong đó S là diện tích đáy, h là chiều cao.

Lời giải:

a) Theo đề bài, A.BCD là hình chóp tam giác đều, đáy BCD là tam giác đều có cạnh BC=10cm, đường cao hình chóp AO=12cm. Trên hình vẽ, ta có DE là đường cao của ΔBCDEB=EC=BC2

- Tam giác BED vuông tại E, theo định lý Py-ta-go ta có:

 DE=BD2BE2=10252=758,66(cm)

- Diện tích tam giác BDC là:

     SBCD=12.BC.DE=12.10.7543,3 (cm2)

Thể tích hình chóp A.BDC là:

       V=13.SBCD.AO=13.43,3.12=173,2 (cm3) 

b) Hoàn toàn tương tự như câu a), ta có

DE=BD2BE2=8242=486,93(cm)

SBCD=12.BC.DE=12.8.6,93=27,72 (cm2)

V=13.SBCD.AO=13.27,72.16,2149,69 (cm3)

Vở bài tập Toán 8 trang 135 - 139 Bài 35: S.MNOPQR là một hình chóp lục giác đều (h.132). Bán kính đường tròn ngoại tiếp đáy (đường tròn tâm H, đi qua sáu đỉnh của đáy) HM=12cm(h.133), chiều cao SH=35cm. Hãy tính:

a) Diện tích đáy và thể tích của hình chóp (biết 10810,39);

b) Độ dài cạnh bên SM và diện tích toàn phần của hình chóp (biết 133336,51 ). 

VBT Toán 8 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Tính thể tích hình chóp theo công thức:   V=13.S.h, trong đó S là diện tích đáy, h là chiều cao hình chóp. 

Sử dụng định lý Pytago 

Diện tích xung quanh bằng nửa chu vi đáy nhân với trung đoạn 

Diện tích toàn phần bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy

Lời giải:
a) Tam giác HMN là tam giác đều.

VBT Toán 8 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều (ảnh 5)

Đường cao của tam giác là:

 HK=HM2KM2 =HM2(MN2)2

=12262=10810,39(cm)

Diện tích đáy của hình chóp lục giác đều chính là 6 lần diện tích của tam giác đều HMN.

Diện tích đáy của hình chóp là:  

   Sđ=6.12.MN.HK=6.12.12.10,39 =374,04(cm2) 

Thể tích của hình chóp:

  V=13.Sđ.SH=13.374,04.35 =4363,8(cm3) 

b) Trong tam giác vuông SMH có:

SM=SH2+MH2=352+122 =1369=37(cm) 

Đường cao của mỗi mặt bên là :

 h=SK=SM2KM2

37262=133336,51(cm)

Diện tích xung quanh hình chóp là :

Sxq=p.d=12.6.MN.SK

=12.6.12.36,51=1314,36(cm2)

Diện tích toàn phần của hình chóp là:

Stp=Sxq+Sđ=1314,36+374,04 =1688,4(cm2)

Vở bài tập Toán 8 trang 135 - 139 Bài 36: Tính diện tích toàn phần của:

a) Hình chóp tứ giác đều, biết cạnh đáy a=5cm, cạnh bên b=5cm,18,754,33 

b) Hình chóp lục giác đều, biết cạnh đáy a=6cm, cạnh bên b=10cm,31,73;919,54

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức :

Stp=Sxq+Sđ

Sxq=p.d, trong đó p là nửa chu vi đáy, d là trung đoạn của hình chóp

Lời giải:

a,
 VBT Toán 8 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều (ảnh 6)

Gọi hình chóp tứ giác đều trong câu a) (h.97a) là S.ABCD, trong đó SE là trung đoạn của hình chóp. Ta có: AB=5cm,SA=5cm, AE=12AB=2,5cm.

- Xét tam giác vuông SEA, ta có:

 SE=SA2EA2

 =522,52=18,754,33(cm)

- Diện tích xung quanh:

        Sxq=p.d12.5.4.4,33=43,3(cm2) 

- Diện tích đáy:

        Sđáy=AB2=52=25(cm2)

- Diện tích toàn phần:

        Stp=Sxq+Sđáy43,3+25=68,3 (cm2)

b, 

 VBT Toán 8 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều (ảnh 7)

Gọi hình chóp lục giác đều trong câu b) (h.97b) là S.ABCDEF, trong đó SK là trung đoạn của hình chóp, SO là đường cao. Ta có: AB=6cm,SA=10cm, AK=12AB=3cm.

- Trung đoạn của hình chóp là :

  SK=SA2AK2=10232 =919,54(cm) 

- Diện tích xung quanh:

       Sxq=12.6AB.SK12.6.6.9,54=171,72 (cm2) 

- Diện tích tam giác OAB:

SOAB=AB234=6234=939.1,73=15,57(cm2)

- Diện tích đáy hình chóp:

        Sđáy=6.SOAB6.15,57=93,42(cm2)

- Diện tích toàn phần hình chóp:

        Stp=Sxq+Sđáy171,72+93,42 =265,14(cm2) 

Vở bài tập Toán 8 trang 135 - 139 Bài 37:

a) Tính thể tích của hình chóp đều (h.98a)

VBT Toán 8 Bài 9: Thể tích của hình chóp đều (ảnh 8)

b) Tính diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều (h.98b).

Phương pháp giải:

- Tính thể tích hình chóp theo công thức:   V=13.S.h, trong đó S là diện tích đáy, h là chiều cao.

- Tính diện tích hình thang theo công thức: S=(a+b).h2, trong đó a,b là là hai đáy của hình thang, h là chiều cao.

- Hình b): Diện tích cần tính bằng tổng diện tích các mặt xung quanh. Các mặt xung quanh là những hình thang cân với cùng chiều cao, các cạnh đáy tương ứng bằng nhau, các cạnh bên bằng nhau.

Lời giải:

a) Diện tích đáy:

Sđáy=BC2=6,52=42,25(cm2)

Thể tích hình chóp là:

V=13.Sđáy.AO=13.42,25.12=169(cm3)

b) Các mặt bên của hình chóp cụt đều là các hình thang cân.

Theo công thức tính diện tích hình thang S=(a+b2).h, ta có:

Diện tích một mặt bên của hình chóp cụt đều là:

S=2+42.3,5=10,5(cm2)

Diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều là:

Sxq=4.S=4.10,5=42(cm2)

Đánh giá

0

0 đánh giá