Giải Lịch sử 11 trang 42 (Kết nối tri thức)

0.9 K

Với giải SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức trang 42chi tiết trong Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 11 trang 42 (Kết nối tri thức)

  • Câu hỏi trang 42 Lịch Sử 11: Tóm tắt nét chính về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập.

    Lời giải:

    - Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo) tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.

    + Trong giai đoạn đầu, các nước thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế.

    + Trong giai đoạn tiếp theo, các nước Đông Nam Á lần lượt chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tập trung phát triển khu vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu, lấy đó làm động lực chủ yếu để phát triển toàn bộ nền kinh tế.

    Các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.

    - Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.

    => Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội có những chuyển biến về căn bản.

    Luyện tập 1 trang 42 Lịch Sử 11: Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở khu vực Đông Nam Á.

    Lời giải:

    - Nhận xét: Xuất phát từ bối cảnh quốc tế, khu vực, chính sách cai trị của chính quyền thực dân và điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước, nên quá trình đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á có những nét khác biệt nhất định. Tuy vậy, phong trào đấu tranh chống thực dân dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á cũng có một số điểm tương đồng, như:

    + Mục tiêu đấu tranh là chống lại ách cai trị của thực dân phương Tây, giành lại độc lập, chủ quyền của đất nước.

    + Diễn ra sôi nổi, bền bỉ, quyết liệt;

    + Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

    + Hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng.

    + Kết quả cuối cùng: thắng lợi.

    Luyện tập 2 trang 42 Lịch Sử 11: Xây dựng trục thời gian tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

    Lời giải:

    (*)Trục thời gian tham khảo

    Lịch sử 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (ảnh 2)

    Vận dụng 1 trang 42 Lịch Sử 11: Sưu tầm tài liệu từ sách, báo và Internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về quá trình tái thiết và phát triển của một quốc gia Đông Nam Á mà em ấn tượng nhất.

    Lời giải:

    (*) Tham khảo: Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam

    - Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

    - Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.

    - Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.

    - Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

    Vận dụng 2 trang 42 Lịch Sử 11: Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam.

    Lời giải:

    - Tư liệu cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam:

    Tư liệu 1. Chính quyền thực dân bán rượu ở khắp nơi, đại lí rượu và thuốc phiện nhiều hơn trường học, trong 1000 làng chỉ có 10 trường học, nhưng đại lí rượu và thuốc phiện lại nhiều gấp 150 lần trường học” (trích Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, NXH Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1995, trang 38).

    + Tư liệu 2. Trích đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo: “… hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

    Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

    Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

    Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá