Giải Lịch sử 8 trang 86 (Cánh diều)

191

Với giải SGK Lịch sử 8 Cánh diều trang 86 chi tiết trong Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải Lịch sử 8 trang 86 (Cánh diều)

Câu hỏi trang 86 Lịch Sử 8Giới thiệu những nét chính về hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành.

Lời giải:

- Hoạt động tiêu biểu:

+ Từ năm 1908 đến năm 1911, Nguyễn Tất Thành tham gia biểu tình chống thuế ở Trung Kì (1908), vào Phan Thiết và dạy học ở Trường Dục Thanh, sau đó vào Sài Gòn.

+ Ngày 5/6/1911, trên con tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn), sang phương Tây tìm đường cứu nước.

+ Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ, châu Âu; làm nhiều công việc để vừa kiếm sống vừa tìm hiểu thực tiễn ở các nước; đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

+ Tháng 12/1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào công nhân Pháp; trở thành người lãnh đạo chủ chốt của tổ chức Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri,...

- Ý nghĩa: hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 - 1918 là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi trang 86 Lịch Sử 8Cho biết sự khác biệt về mục đích và hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với những người đi trước.

Lời giải:

- Mục đích:

+ Các bậc tiền bối: Cầu viện, nương nhờ sự giúp đỡ hoặc hoặc tập, vận dụng mô hình của họ vào Việt Nam để giành độc lập dân tộc.

+ Nguyễn Tất Thành: tìm hiểu cách thức, phương pháp để giải phóng dân tộc.

- Hướng đi:

+ Các bậc tiền bối: hướng sang phương Đông, chủ yếu là hướng về Nhật Bản và Trung Quốc => đây là hướng đi truyền thống.

+ Nguyễn Tất Thành: Hướng sang phương Tây, hướng tới các nước đế quốc hùng mạnh của thời đại, trong đó có nước Pháp => đây là hướng đi mới.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 86 Lịch Sử 8Lập bảng tóm tắt về những tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp đối với xã hội Việt Nam.

Lời giải:

(*) Bảng tóm tắt: Những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam

Lĩnh vực

Tác động

Tích cực

Tiêu cực

Chính trị

- Sự du nhập của một số yếu tố tiến bộ về: luật pháp, hành

chính,…

- Quyền lực chính trị nằm trong tay chính

quyền thuộc địa.

- Việt Nam bị chia cắt thành 3 kì với 3 chế

độ cai trị khác nhau.

- Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành

tay sai của thực dân Pháp.

Kinh tế

- Du nhập phương thức sản

xuất tư bản chủ nghĩa.

- Kinh tế Việt Nam bước đầu có sự hội nhập với thế giới.

- Cơ sở hạ tầng, giao thông

vận tải được cải thiện.

- Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn.

- Việt Nam trở thành thị trường cung cấp

nguyên liệu, nhân công và tiêu thụ hàng hóa của Pháp.

- Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, bị kìm hãm và phụ thuộc vào Pháp.

Văn hóa

- Một số yếu tố tích cực của văn hóa phương Tây (ví dụ: tư

tưởng, giáo dục, tư duy,…)

được du nhập vào Việt Nam.

- Nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam bị xói mòn.

- Trong xã hội tồn tại phổ biến các hủ tục, tệ nạn (thuốc phiện, rượu chè,…).

Xã hội

- Xuất hiện những lực lượng xã hội mới: công nhân, tư sản,

tiểu tư sản,… => bổ sung thêm lực lượng cho phong trào đấu

tranh yêu nước.

- Các giai cấp cũ bị phân hóa.

- Sức nước, sức dân suy kiệt.

- Trong xã hội tồn tại 2 mâu thuẫn cơ bản:

 mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam

với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

 

Vận dụng 2 trang 86 Lịch Sử 8: Sưu tầm hình ảnh và bài viết về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành đầu thế kỉ XX. Giới thiệu những hình ảnh, bài viết đó với thầy cô và bạn học.

Lời giải:

(*) Tham khảo 1: Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu

Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX (ảnh 3)

(*) Tham khảo 2: Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh

Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX (ảnh 4)

(*) Tham khảo 3: Một số hình ảnh về hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành

Lịch sử 8 (Cánh diều) Bài 17: Việt Nam đầu thế kỉ XX (ảnh 5)

Đánh giá

0

0 đánh giá