Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn | Khoa học tự nhiên 8 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK KHTN 8 Bài 1 từ đó học tốt môn KHTN 8.
KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn | Khoa học tự nhiên 8
Giải KHTN 8 trang 6
Trả lời:
- Một số dụng cụ được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8:
+ Dụng cụ đo thể tích (cốc chia vạch, ống đong…)
+ Dụng cụ chứa hoá chất (lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, …)
+ Dụng cụ đun nóng (đèn cồn, bát sứ …)
+ Dụng cụ lấy hoá chất (thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …)
+ Một số dụng cụ thí nghiệm khác (giá thí nghiệm bằng sắt, giá ống nghiệm …)
- Một số thiết bị sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 8:
+ Thiết bị lắp mạch điện: bóng đèn, diode, chuông, …
+ Thiết bị đo dòng điện: ampe kế, vôn kế, đồng hồ đo điện đa năng, …
+ Nguồn điện: pin, máy biến áp, …
+ Thiết bị bảo vệ: cầu chì, relay, cầu dao tự động, …
- Một số hoá chất được dùng trong môn Khoa học tự nhiên 8: kẽm, lưu huỳnh, calcium carbonate, dung dịch copper(II) sulfate, dung dịch bromine, oxygen …
- Để sử dụng đúng và an toàn các dụng cụ, thiết bị, hoá chất trong phòng thí nghiệm cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, nắm vững các quy tắc sử dụng hoá chất an toàn, nắm vững các biện pháp sử dụng điện an toàn.
1. Một số dụng cụ hoá chất
Trả lời:
- Một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm:
+ Dụng cụ đo thể tích (cốc chia vạch, ống đong…)
+ Dụng cụ chứa hoá chất (lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, …)
+ Dụng cụ đun nóng (đèn cồn, bát sứ …)
+ Dụng cụ lấy hoá chất (thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …)
+ Một số dụng cụ thí nghiệm khác (giá thí nghiệm bằng sắt, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống dẫn khí …)
Trả lời:
Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng cần:
- Đặt dụng cụ đo thẳng đứng (để đo được thể tích chất lỏng một cách chính xác).
- Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm dung dịch, dóng đến vạch chỉ thị và đọc chỉ số (để đọc được giá trị thể tích chính xác).
Trả lời:
Để bảo quản hoá chất rắn nên dùng lọ thuỷ tinh có nút nhám, do dụng cụ này kín (có nắp) giúp hạn chế tạp chất lẫn vào hoá chất rắn, ngoài ra còn giúp làm chậm sự oxi hoá của hoá chất.
Giải KHTN 8 trang 7
Trả lời:
Không lấy đầy hoá chất lỏng vào ống nghiệm khi làm thí nghiệm, chỉ nên lấy hoá chất lỏng dưới ½ ống nghiệm, để:
+ Thuận lợi cho quá trình thao tác;
+ Ngăn ngừa rơi vãi hoá chất, gây nguy hiểm cho người thí nghiệm và mọi người xung quanh.
Câu hỏi thảo luận 5 trang 7 KHTN 8: Vì sao tắt lửa đèn cồn ta nên đậy nhanh nắp?
Trả lời:
Do cồn dễ bay hơi, dễ bắt lửa (dễ cháy) do đó để tắt lửa đèn cồn ta nên đậy nhanh nắp và tuyệt đối không dùng miệng thổi để tắt lửa đèn cồn.
Câu hỏi thảo luận 6 trang 7 KHTN 8: Hãy nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt.
Trả lời:
Cách sử dụng ống hút nhỏ giọt: Ống hút nhỏ giọt dùng để lấy hoá chất ở dạng lỏng. Khi sử dụng, bóp quả bóp cao su và nhúng đầu nhọn của ống vào trong chất lỏng hoặc dung dịch, từ từ nhả quả bóp cao su để chất lỏng hoặc dung dịch đi vào bên trong thân ống, sau đó cho ống hút nhỏ giọt vào dụng cụ thí nghiệm, nhẹ nhàng bóp quả bóp cao su để lấy chất lỏng hoặc dung dịch ra ngoài.
Giải KHTN 8 trang 8
Câu hỏi thảo luận 7 trang 8 KHTN 8: Hãy nêu một số dụng cụ hỗ trợ thí nghiệm và công dụng của chúng.
Trả lời:
Một số dụng cụ hỗ trợ thí nghiệm:
- Giá thí nghiệm bằng sắt: dùng để giữ cố định bình cầu, bình tam giác, ống nghiệm, … trong các thí nghiệm đun, chiết, tách …
- Giá để ống nghiệm: dùng để đặt các ống nghiệm trong quá trình thí nghiệm.
- Kẹp ống nghiệm: dùng để hỗ trợ giữ chặt ống nghiệm giúp ta thực hiện an toàn các thí nghiệm.
- Đĩa thuỷ tinh: dùng để đựng các mẩu chất, mẩu vật, …
- Ống dẫn khí: được sử dụng để dẫn khí qua các bình hay ống nghiệm trong các thí nghiệm liên quan đến chất khí.
- Đũa thuỷ tinh: thường dùng để khuấy khi hoà tan các chất rắn trong dung dịch.
Trả lời:
Kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống.
Mục đích:
+ Thuận lợi cho thao tác thí nghiệm;
+ Hạn chế rơi ống nghiệm, hoặc rơi vãi hoá chất trong ống nghiệm ra ngoài gây nguy hiểm.
Trả lời:
Để thực hiện thí nghiệm tách muối ăn ra khỏi nước biển cần các dụng cụ: bát sứ, đèn cồn, giá để đèn cồn.
Giải thích bằng các bước tiến hành thí nghiệm: Cho nước biển ra bát sứ rồi đun trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nước bay hơi hết ta được muối ở đáy bát sứ.
Giải KHTN 8 trang 9
Câu hỏi thảo luận 9 trang 9 KHTN 8: Quan sát Hình 1.6, hãy chỉ ra hoá chất ở thể rắn, lỏng và khí.
Trả lời:
- Hoá chất ở thể rắn: kẽm (zinc, Zn); lưu huỳnh (sulfur, S); calcium carbonate (CaCO3).
- Hoá chất ở thể lỏng: dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4); dung dịch bromine (Br2).
- Hoá chất ở thể khí: oxygen (O2).
Trả lời:
Dựa vào tính chất và mức độ ảnh hưởng của hoá chất đến con người và môi trường mà phân biệt hoá chất nguy hiểm và hoá chất dễ cháy nổ.
- Hoá chất nguy hiểm là hoá chất có những đặc tính nguy hiểm như: oxi hoá mạnh, ăn mòn mạnh, gây độc với con người, ảnh hưởng đến môi trường, …
- Hoá chất dễ cháy nổ là những hoá chất có thể gây cháy, nổ hoặc cùng các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy, nổ, trong điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất.
2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn
Giải KHTN 8 trang 10
Trả lời:
- Những việc được làm để sử dụng hoá chất an toàn:
+ Hoá chất được đựng trong lọ có dán nhãn và phải được đậy kín để tránh lấy nhầm hoá chất và bảo quản hoá chất được lâu dài.
+ Hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng để lưu ý khi sử dụng, tránh rủi ro khi làm thí nghiệm.
+ Không tự ý trộn lẫn hoá chất vì có thể gây nguy hiểm (sinh ra chất độc, cháy, nổ …)
+ Hoá chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa để tránh làm hư hỏng hoá chất trong bình chứa.
+ Cần phải rửa sạch ống hút nhỏ giọt trước và sau khi lấy chất lỏng để loại bỏ tạp chất, hạn chế sai lệch kết quả thí nghiệm.
+ Đặt hoá chất rắn lên giấy lót hoặc đĩa thuỷ tinh để bảo vệ cân, đồng thời giữ cho hoá chất được tinh khiết.
- Những việc không được làm để sử dụng hoá chất an toàn:
+ Không được dùng tay tiếp xúc với hoá chất tránh nguy hiểm, mất an toàn khi thực hành.
+ Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất tránh bị ngộ độc hoá chất.
Trả lời:
Không nên lấy hoá chất trong những lọ không có nhãn ghi tên hoá chất để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hành, thí nghiệm.
Trả lời:
Hoá chất rơi vãi trên bàn và còn thừa lại trong ống nghiệm thu gom lại vào bình chứa phù hợp, có nút đậy kín, dán nhãn với tên đầy đủ, không viết tắt sau đó báo giáo viên quản lí phòng thí nghiệm để có biện pháp xử lí phù hợp. Không được tự ý đổ hoá chất thừa xuống bồn rửa, ống thoát nước …
3. Dụng cụ thực hành liên quan đến vật sống
Giải KHTN 8 trang 11
Trả lời:
So sánh cách sử dụng máy đo huyết áp cơ và máy đo huyết áp điện tử:
- Giống nhau:
+ Người được đo đều phải có tư thế đo phù hợp, nằm hoặc ngồi trên ghế và để tay duỗi trên mặt bàn sao cho cánh tay ngang với vị trí của tim.
+ Đều cần quấn vòng bít quanh vị trí cánh tay/ cổ tay.
- Khác nhau:
Máy đo huyết áp cơ |
Máy đo huyết áp điện tử |
Sau khi quấn vòng bít, thực hiện các thao tác sau: - Gắn ống nghe lên tai để nghe mạch đập trong quá trình đo, đặt phần loa của ống nghe ở trên mạch và dưới vòng bít. - Nắm quả bóng cao su bên tay phải và bơm vòng bít lên, bóp căng khóa tay đến khi tạo được áp lực cao hơn huyết áp. Nới lỏng bộ truyền động bên tay trái và để lực nén khí trong vòng bít giảm nhẹ, kiểm tra vòng bít. Khi nghe rõ nhịp tim, đọc kết quả huyết áp tối đa và đọc giá trị huyết áp tối thiểu khi không nghe thấy nhịp đập của tim. |
Sau khi quấn vòng bít, thực hiện các thao tác sau: - Ấn nút On/Off để khởi động máy, vòng bít sẽ tự động được bơm hơi. - Khi đã đạt mức cần thiết, áp suất vòng bít tự động giảm dần. Khi hoàn thành, máy sẽ phát ra tiếng “pip”. |
Đọc kết quả bằng cách xem giá trị trên đồng hồ đo. |
Kết quả đo huyết áp sẽ được hiển thị trên màn hình: giá trị huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và nhịp tim. |
Trả lời:
Sử dụng máy đo huyết áp sẽ rèn luyện được các kĩ năng như:
- Kĩ năng quan sát: Quan sát để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, cấu tạo của máy đo huyết áp.
- Kĩ năng liên kết: Sử dụng số liệu kết quả đo với những hiểu biết về huyết áp, xác định giá trị huyết áp bình thường, huyết áp cao,…
- Kĩ năng đo: Khi thực hành đo huyết áp, học sinh cần biết chức năng, độ chính xác,… của máy đo huyết áp để lựa chọn và sử dụng chúng một cách thích hợp.
Trả lời:
Máy ảnh, ống nhóm được sử dụng trong việc phát triển kĩ năng quan sát khi học tập môn Khoa học tự nhiên. Các thiết bị này nhằm mở rộng phạm vi quan sát để thu nhập thông tin, kết quả chính xác hơn.
Giải KHTN 8 trang 12
Trả lời:
- Em đã sử dụng băng y tế và gạc y tế trong những trưởng hợp như: sây sát do chấn thương, bỏng, các vết loét, vết mổ,…
- Sử dụng chúng nhằm mục đích băng bó, cầm máu cho các vết thương trên da; che chắn vết thương, hạn chế nhiễm khuẩn khi bị tổn thương; giúp cho vết thương khô nhanh.
Câu hỏi thảo luận 16 trang 12 KHTN 8: Giải thích vì sao xương bị gãy lại thường dùng nẹp gỗ cố định.
Trả lời:
Khi xương bị gãy thường dùng nẹp gỗ cố định vì để bất động ổ gãy, chi gãy, giữ cho xương ở vị trí gần như không cử động; giúp giảm đau, phòng chống sốc, ngăn ngừa tổn thương thứ phát tới các phần mềm, mạch máu, dây thần kinh,… do các mảnh vỡ. Tạo điều kiện ổn định để vận chuyển bệnh nhân an toàn đến bệnh viện.
4. Một số thiết bị điện
Giải KHTN 8 trang 13
Câu hỏi thảo luận 17 trang 13 KHTN 8: Quan sát các hình từ 1.16 đến 1.19, hãy cho biết:
a) Nguồn cung cấp điện trong các thí nghiệm.
b) Thiết bị nào dùng để đo các giá trị của dòng điện.
c) Thiết bị nào dùng để ngắt dòng điện.
d) Thiết bị nào dùng để bảo vệ hệ thống điện.
e) Thiết bị nào được dùng để phát tín hiệu báo động.
Trả lời:
a) Nguồn cung cấp điện trong các thí nghiệm: Pin, máy biến áp.
b) Thiết bị dùng để đo các giá trị của dòng điện: Ampe kế, vôn kế, Joulemeter, đồng hồ đo điện đa năng.
c) Thiết bị dùng để ngắt dòng điện: Công tắc (khóa K), Relay (rơ le), cầu dao tự động.
d) Thiết bị dùng để bảo vệ hệ thống điện: Cầu chì, cầu dao tự động.
e) Thiết bị được dùng để phát tín hiệu báo động: Chuông điện.
Trả lời:
Hiện nay đồng hồ đo điện đa năng được lựa chọn sử dụng phổ biến vì nó dễ sử dụng và có khả năng đo điện đa chức năng như: cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện dung, tần số, điện trở, …
Trả lời:
Phân biệt đặc điểm |
Vôn kế |
Ampe kế |
Nhận biết |
Trên mặt vôn kế có ghi chữ V |
Trên mặt ampe kế có ghi chữ A |
Công dụng |
Dùng để đo hiệu điện thế |
Dùng để đo cường độ dòng điện |
Cách mắc |
Mắc vôn kế song song với vật cần đo sao cho: chốt dương của vôn kế nối về phía cực dương nguồn điện (vật cần đo), chốt âm của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện (vật cần đo). |
Mắc ampe kế nối tiếp với vật cần đo sao cho chốt dương của Ampe kế nối về phía cực dương nguồn điện, chốt âm của ampe kế nối với thiết bị cần đo rồi tới cực âm của nguồn điện. |
Giải KHTN 8 trang 14
Trả lời:
- Điểm giống nhau của các nguồn cung cấp điện:
+ Đặc điểm: Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
+ Mỗi nguồn điện đều có 2 cực: cực âm (-) và cực dương (+).
- Pin tiểu: cực âm là đáy bằng (có ghi dấu -), cực dương là núm nhỏ nhô lên (đầu có ghi dấu +).
- Máy biến áp: cực dương là lỗ màu đỏ (có ghi dấu +), cực âm là lỗ màu đèn (có ghi dấu -).
Trả lời:
Trong gia đình em có sử dụng những thiết bị nào tương tự thiết bị điện trong phòng thực hành như
- Thiết bị lắp mạch điện: Bóng đèn, chuông điện, quạt điện, bếp từ, công tắc, …
- Nguồn điện: Acqui, máy phát điện, pin, …
- Thiết bị bảo vệ: cầu chì, áptomat, …
5. Biện pháp sử dụng điện an toàn
Giải KHTN 8 trang 15
Câu hỏi thảo luận 21 trang 15 KHTN 8: Vì sao phải sử dụng điện một cách an toàn và hiệu quả?
Trả lời:
- Phải sử dụng điện một cách an toàn vì con người là vật dẫn điện, khi sử dụng điện không an toàn dẫn tới bị giật ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng con người. Ngoài ra, khi sử dụng mạng điện không đảm bảo có thể gây ra chập cháy, quá tải dẫn tới hỏa hoạn gây nguy hiểm tới tính mạng con người, thiệt hại tài sản.
- Phải sử dụng điện một cách hiệu quả để tiết kiệm điện năng giúp gia đình giảm thiểu số tiền điện phải đóng; các nơi sản xuất, cơ sở quan trọng có điện để sử dụng; bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Không nên tái sử dụng những dây điện cũ có vỏ cách điện bị hở hay chắp nối nhiều đoạn dây để làm dây dẫn trong nhà vì đó là những cách không an toàn, khi người tiếp xúc không có đồ bảo hộ dễ bị điện giật hoặc khi sử dụng các thiết bị điện cùng một lúc mạng điện trong nhà dễ bị quá tải, dẫn tới chập cháy làm hỏng các thiệt bị trong nhà và gây nguy hại tới tính mạng con người.
Xem thêm các bài giải SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn
Bài 2: Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học
Bài 3: Phản ứng hoá học và năng lượng trong các phản ứng hoá học
Bài 4: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.