GDCD 8 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam | Giáo dục công dân 8

2.5 K

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách giáo khoa Giáo dục công dân 8 Bài 1 từ đó học tốt môn Giáo dục công dân lớp 8.

Giải sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam 

Mở đầu trang 5 Bài 1 GDCD 8: Trong bài hát “Hào khí Việt Nam” sáng tác của nhạc sĩ Vũ Quốc Thắng có đoạn:Việt Nam ơi, giống hùng thiêng, ngàn năm lưu danh sử sách

Mẹ Âu Cơ, bố Lạc Long Quân, cùng trăm con, xây cơ đồ.

Nhà Nam ta, đất với trời bao la, tuyệt nhiên thiên thư còn đó.

Giặc bao phen, khiếp vía chùn tâm can, đất nước ngoan cường, một dải gấm hoa.

Sông Hát, hồn thiêng ơi, ngàn sau cháu con ghi lòng.

Sóng lớn Bạch Đằng giang ơi, vùi thấy bao quân xâm lấn.

Lớp lớp người chung tay, dựng xây gấm son san hà.

Cho nước Việt Nam ta, ngàn đời ngút cao hùng thiêng.

…”

Em và các bạn hãy tìm trong đoạn trích trên những ca từ thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

- Những ca từ thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam: giống hùng thiêng; ngàn năm lưu danh sử sách; đất nước ngoan cường, một dải gấm hoa; dựng xây gấm son san hà; ngàn đời ngút cao hùng thiêng.

1. Truyền thống của dân tộc Việt Nam

Khám phá trang 6 GDCD 8: Em hãy cho biết những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam được nói đến trong các thông tin trên?

Em hãy cho biết những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam được nói đến trong các thông tin trên? (ảnh 1)

Trả lời:

+ Đoạn thông tin 1: phản ánh về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

+ Đoạn thông tin 2: phản ánh về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam.

Khám phá trang 6 GDCD 8: Hãy chia sẻ về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam mà em biết.

Hãy chia sẻ về những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam mà em biết. (ảnh 1)

Trả lời:

- Những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam:

+ Yêu nước, kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm.

+ Nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình;

+ Cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên;

+ Tôn sư trọng đạo, hiếu học,…

+ Hiếu thảo.

+ Nhân ái, yêu thương con người,…

Khám phá trang 6 GDCD 8: Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước?

Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước? (ảnh 1)

Trả lời:

- Truyền thống của dân tộc Việt Nam có nhiều giá trị quan trọng, như:

+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóacủa dân tộc;

+ Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.

2. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam

Khám phá trang 7 GDCD 8: Em hãy mô tả những hành động, việc làm của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên. Những hành động, việc làm đó đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam như thế nào?

Em hãy mô tả những hành động, việc làm của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên. (ảnh 1)

Trả lời:

- Mô tả hoạt động của các nhân vật:

+ Tranh số 1: các bạn học sinh tham gia biểu diễn văn nghệ trong lễ kỉ niệm ngày Giỗ tổ Hùng vương.

+ Tranh số 2: các thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự.

+ Tranh số 3: người dân và các cơ quan nhà nước đang thực hiện công tác cứu hộ, hỗ trợ các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

+ Tranh số 4: đoàn thanh niên tình nguyện đang băng rừng, vượt suối để tới hỗ trợ các bà con trong một bản làng nghèo.

- Các hành động trên đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống: uống nước nhớ nguồn; yêu nước và tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam.

Khám phá trang 7 GDCD 8: Hãy kể thêm những biểu hiện khác của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam mà em biết.

Hãy kể thêm những biểu hiện khác của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam mà em biết. (ảnh 1)

Trả lời:

Những biểu hiện khác của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam:

+ Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc;

+ Tích cực, sáng tạo trong học tập, lao động và sản xuất;

+ Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng;

+ Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, các giá trị văn hóacủa dân tộc;

+ Hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống…

3. Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam

Khám phá trang 8 GDCD 8: Trong trường hợp 1, cô giáo Đoàn Thị Liệp đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc như thế nào?

Trong trường hợp 1, cô giáo Đoàn Thị Liệp đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc như thế nào? (ảnh 1)

Trả lời:

Để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc, cô Đoàn Thị Liệp đã:

+ Luôn tâm huyết, yêu nghề, gắn bó hơn nửa đời mình với công tác giáo dục thế hệ trẻ.

+ Vẽ tranh lên tà áo dài để biến những tà áo dài ấy thành những bài giải ngữ văn sinh động, giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu hơn kiến thức.

Khám phá trang 8 GDCD 8: Em hãy nhận xét suy nghĩ và hành động của Minh trong trường hợp 2.

Em hãy nhận xét suy nghĩ và hành động của Minh trong trường hợp 2. (ảnh 1)

Trả lời:

Bạn Minh đã có những suy nghĩ và hành động đúng, thể hiện sự trân trọng, hãnh diện, tự hào về truyền thống tôn sự trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

Khám phá trang 8 GDCD 8: Em học được điều gì từ việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh?

Em học được điều gì từ việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh? (ảnh 1)

Trả lời:

Qua việc làm của cô giáo Liệp và bạn Minh, em rút ra bài học: mỗi người trong chúng ta đều có thể giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc thông qua những việc làm cụ thể và phù hợp.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 9 GDCD 8: Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

A. Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

B. Những hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam.

C. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: yêu nước, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Một trong những biểu hiện của truyền thống yêu nước là việc: các thế hệ người Việt luôn có ý thức cảnh giác, thực hiện việc giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy.

- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: truyền thống dân tộc là những giá trị vật chất và tinh thần (tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Ý kiến c) Đồng tình. Vì: gia đình, dòng họ của mỗi cá nhân là một phần của Tổ quốc. Do đó, tự hào về tổ tiên, tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ cũng chính là tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: chúng ta nên tích cực quảng bá, giới thiệu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Luyện tập 2 trang 9 GDCD 8: Em hãy nêu những việc em đã làm được, những việc chưa làm được và cách khắc phục để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam theo gợi ý sau:

Tên truyền thống

Việc đã làm được

Việc chưa làm được và cách khắc phục

 

 

 

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Tên

truyền thống

Việc đã làm được

Việc chưa làm được và

cách khắc phục

Hiếu thảo

- Lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ.

- Quan tâm, chăm sóc, yêu thương ông bà, cha mẹ.

- Đôi khi còn lười biếng, ỷ lại vào ông bà, bố mẹ.

=> Khắc phục: dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

Hiếu học

- Tích cực, tự giác trong học tập.

- Tập trung chú ý nghe thầy cô giáo giảng.

- Luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

- Thụ động, chưa chịu tìm tòi, học hỏi kiến thức mới.

=> Khắc phục: xác định mục tiêu học tập đúng đắn; nỗ lực, kiên trì và tích cực hơn nữa trong học tập.

Luyện tập 3 trang 9 GDCD 8: Em hãy xử lí các tình huống sau:

a. Khi đọc thông tin, năm 2014 đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóacủa Liên hợp quốc (UNESCO) đã trao Bằng vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, là di sản văn hóaphi vật thể thứ 8 của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóađại diện của nhân loại và được bảo vệ ở cấp độ quốc tế, bạn Q cho rằng Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật dân tộc của địa phương được vinh danh chứ không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Em có đồng tình với ý kiến của Q không? Vì sao?

b. Sau hai lần đạt giải cao trong cuộc thi Tin học văn phòng thế giới dành cho học sinh, sinh viên ở độ tuổi từ 13 đến 22, bạn G đã chia sẻ với các bạn trong lớp “Mỗi lần tham gia dự thi ở nước ngoài, khi Việt Nam được nêu tên trên trường quốc tế, mình rất tự hào vì đã góp phần phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam”. Nghe G chia sẻ, nhiều bạn băn khoăn không biết việc G đạt giải quốc tế thì liên quan gì đến truyền thống của dân tộc.

Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các bạn trong lớp của G?

Trả lời:

- Xử lí tình huống a) Em không đồng tình với ý kiến của bạn Q. Vì: Đờn ca tài tử là di sản do các thế hệ người Việt Nam sáng tạo ra trong lịch sử và được trao truyền lại đến ngày nay. Do đó, nghệ thuật Đờn ca tài tử cũng là một trong những truyền thống của dân tộc Việt Nam.

- Xử lí tình huống b) Em không đồng tình với ý kiến của các bạn cùng lớp với G. Vì: việc G tham dự và đạt giải cao trong các cuộc thi quốc tế, cũng góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh về đất nước, con người và các truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, ví dụ: truyền thống hiếu học; cần cù và sáng tạo,…

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 9 GDCD 8: Em hãy vẽ tranh hoặc sáng tác thơ, viết truyện, viết kịch,... về chủ đề: Việt Nam trong trái tim em và chia sẻ trước lớp.

Trả lời:

(*) Tham khảo: bài thơ Đất nước tôi

ĐẤT NƯỚC TÔI

Đất nước tôi là những lũy tre làng

Có đồng ruộng thênh thang cò xoải cánh

Bờ biển lớn dãy trường sơn đứng cạnh

Một tượng hình chữ S sánh rồng thiêng

 

Đất nước tôi được trải khắp ba miền

Nam Trung Bắc đều nối liền một dãy

Có khúc ruột miền trung du nắng cháy

Gánh hai đầu cho nhịp chảy quyện giao

 

Đất nước tôi cùng chung giọt máu đào

Luôn đoàn kết dù ra sao chẳng ngại

Từ xưa đó sử xanh còn ghi mãi

Từ Bạch Đằng cho đến ải Chi Lăng

 

Đất nước tôi từ đồi núi đồng bằng

Đã giữ nước thì khăng khăng đứng dậy

Ai gây hấn thì cũng nên nhớ lấy

Ngàn năm rồi lừng lẫy đến đời sau

 

Đất nước tôi luôn xanh thắm tươi màu

Dòng nước ngọt phù sa bồi cây trái

Người dân Việt năm châu đoàn kết lại

Luôn vững bền vang mãi tiếng Việt Nam.

Vận dụng 2 trang 9 GDCD 8: Em hãy tham gia một hoạt động giới thiệu về truyền thống dân tộc Việt Nam do nhà trường, địa phương tổ chức và ghi lại cảm xúc, bài học rút ra cho bản thân từ hoạt động đó.

Trả lời:

(*) Gợi ý:

- Học sinh tham gia các hoạt động do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.

- Ghi lại cảm xúc:

+ Tự hào, hãnh diện về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

+ Rút ra bài học cho bản thân: cần nỗ lực phấn đấu, rèn luyện để có thể giữ gìn và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo

Bài 4. Bảo vệ lẽ phải

Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 6. Phòng, chống bạo lực gia đình

Đánh giá

0

0 đánh giá