15 câu trắc nghiệm GDCD 8 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

414

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm GDCD 8 (Cánh diều) Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Câu 1. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Nhà trường tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam”, bạn T cùng nhóm bạn rất hăng hái sưu tầm tài liệu, hình ảnh để chuẩn bị bài dự thi. Nếu nhận được lời mời cùng tham gia vào nhóm tìm hiểu của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.

B. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.

C. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.

D. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.

Đáp án đúng là: D

Nếu nhận được lời mời của T, em nên đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực. Vì việc làm của T và nhóm bạn là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của quê hương, đất nước.

Câu 2. Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện thông qua việc làm nào dưới đây?

A. Có thái độ phân biệt, kì thị văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc.

B. Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, giá trị văn hoá của dân tộc.

C. Xấu hổ, tự ti về các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc.

D. Thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc.

Đáp án đúng là: B

- Lòng tự hào về các truyền thống đó được thể hiện thông qua lời nói, hành động, thái độ, cảm xúc,... và được biểu hiện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, như:

+ Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc;

+ Tích cực, sáng tạo trong học tập, lao động và sản xuất;

+ Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng;

+ Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, các giá trị văn hoá của dân tộc;

+ Hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống…

Câu 3. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây khi bàn về truyền thống dân tộc?

A. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế.

B. Truyền thống dân tộc không đem lại giá trị đối với sự phát triển của mỗi người.

C. Trong thời đại mở cửa, hội nhập, truyền thống dân tộc không còn quan trọng.

D. Giữ gìn truyền thống dân tộc là trách nhiệm riêng của cán bộ quản lí văn hóa.

Đáp án đúng là: A

Đồng ý với quan điểm “Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế”. Vì: Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp, như: yêu nước, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm; đoàn kết; nhân nghĩa, yêu thương con người; cần cù lao động; hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo; uống nước nhớ nguồn,...

Câu 4. Phẩm chất nào dưới đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Ích kỉ, keo kiệt.

B. Thiếu trách nhiệm.

C. Đoàn kết, nhân nghĩa.

D. Vô kỉ luật.

Đáp án đúng là: C

- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như: yêu nước, kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm; đoàn kết; nhân nghĩa, yêu thương con người; cần cù lao động; hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo; uống nước nhớ nguồn,...

Câu 5. Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Đoàn kết.

B. Yêu nước.

C. Hiếu học.

D. Hiếu thảo.

Đáp án đúng là: A

Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” phản ánh về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Câu 6. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về truyền thống nhân đạo, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam?

A. Thất bại là mẹ thành công.

B. Thua keo này bày keo khác.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Thương người như thể thương thân.

Đáp án đúng là: D

Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” phản ánh về truyền thống nhân đạo, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Là tiền đề giúp mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng.

B. Tạo sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

C. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

D. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Đáp án đúng là: C

- Truyền thống của dân tộc Việt Nam có nhiều giá trị quan trọng:

+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc;

+ Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.

Câu 8. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…..là những giá trị vật chất và tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.

A. Truyền thống vùng miền.

B. Truyền thống gia đình.

C. Truyền thống dân tộc.

D. Truyền thống dòng họ.

Đáp án đúng là: C

- Truyền thống dân tộc là những giá trị vật chất và tinh thần (tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp, ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 9. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam?

A. Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

B. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Rủ nhau đi cấy, đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

D. Nuôi con mới biết sự tình/ Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa.

Đáp án đúng là: A

Câu ca dao “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” phản ánh về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Sáng tác thơ, ca nhạc,…để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.

B. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng.

C. Tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc.

D. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử - văn hóa.

Đáp án đúng là: D

Hành động lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử - văn hóa không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

Câu 11. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã A tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”, bạn S không muốn tham gia vì cho rằng học sinh chỉ nên tập trung cho việc học tập. Nếu là bạn cùng lớp với S, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng tình với bạn S vì ý kiến này rất hợp lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Khuyên bạn S nên tích cực hưởng ứng cuộc thi.

D. Chê bai S vì S thiếu ý thức giữ gìn truyền thống.

Đáp án đúng là: C

Trong tình huống trên, nếu là bạn cùng lớp với S, em nên: khuyên bạn S tích cực hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã tổ chức.

Câu 12. Hành vi của nhân vật nào dưới đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Anh T tìm cách trốn tránh tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Bạn M giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật ca trù.

C. Ông V lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử - văn hóa.

D. Chị A xấu hổ về trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Đáp án đúng là: B

Hành động giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật ca trù của bạn M đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

Câu 13. Tự hào về truyền thống dân tộc được hiểu là sự

A. trân trọng và phát huy những giá trị vật chất tốt đẹp của quốc gia, dân tộc.

B. hãnh diện, gìn giữ và phát huy các giá trị tinh thần của quốc gia, dân tộc.

C. trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc.

D. hiểu biết, hãnh diện về những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.

Đáp án đúng là: C

- Tự hào về truyền thống dân tộc là sự trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc.

Câu 14. Câu ca dao “Chí tâm niệm Phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Đoàn kết.

B. Yêu nước.

C. Hiếu học.

D. Hiếu thảo.

Đáp án đúng là: D

Câu ca dao “Chí tâm niệm Phật đêm ngày/ Cầu cho cha mẹ sống tày non cao” phản ánh về truyền thống hiếu thảo của dân tộc Việt Nam

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

Tình huống. Anh V sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, hiện nay, anh đang du học ở Mỹ. Trong dịp nghỉ hè, anh mời một số người bạn Mỹ về nhà mình chơi. Khi về tới Việt Nam, Anh V hào hứng dẫn các bạn đi thăm quan một số danh lam thắng cảnh ở Hà Nội và giới thiệu các món ăn “đặc sản” của Việt Nam, như: Phở, nem rán,…. Thấy vậy, bạn T (em trai anh V) góp ý nhỏ với anh rằng: “Anh kì ghê, phở với nem đều là những món ăn tầm thường, anh giới thiệu với các bạn làm gì cho xấu hổ”.

A. Bạn T.

B. Anh V.

C. Bạn T và anh V.

D. Không có nhân vật nào.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, anh V đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam, vì: anh V đã có ý thức gìn giữ, phát huy và giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa của Việt Nam tới các bạn nước ngoài.

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm GDCD 8 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Trắc nghiệm Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Trắc nghiệm Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Trắc nghiệm Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá