15 câu trắc nghiệm GDCD 8 (Cánh diều) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

394

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 8. Bên cạnh đó là phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm GDCD 8 (Cánh diều) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Câu 1. “Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khoáng sản, dầu khí, động vật,…)” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Tài nguyên du lịch.

B. Môi trường tự nhiên.

C. Môi trường sinh thái.

D. Tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án đúng là: D

Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống (mỏ khoáng sản, dầu khí, động vật,…)

Câu 2. Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây?

A. Bảo vệ môi trường là quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân.

B. Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người.

C. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của các cơ quan nhà nước.

D. Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên.

Đáp án đúng là: C

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

Câu 3. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm công dân thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tố cáo hành vi khai thác khoáng sản trái phép.

B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng.

C. Khai thác rừng trồng theo quy hoạch của nhà nước.

D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước và các loại khoáng sản.

Đáp án đúng là: B

Khoản 3, Điều 9 trong Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định: nghiêm cấm thực hiện các hành vi săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng; thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.

Câu 4. Học sinh có thể thực hiện hành động nào sau đây để góp phần bảo vệ môi trường?

A. Xả thật nhiều nước để tắm, giặt cho thỏa thích.

B. Không tắt đèn và các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.

C. Phun thuốc trừ sâu để tiêu diệt hết các loại côn trùng.

D. Sử dụng các loại túi vải, giấy,… thay cho túi ni-lông.

Đáp án đúng là: D

Sử dụng các loại túi vải, giấy, một số loại lá,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông là một biện pháp thiết thực, góp phần bảo vệ môi trường.

Câu 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của

A. các cơ sở giáo dục.

B. các cơ quan nhà nước.

C. cán bộ quản lí môi trường.

D. mọi công dân, cơ quan, tổ chức.

Đáp án đúng là: D

Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân, cơ quan, tổ chức.

Câu 6. Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Để bảo vệ cây trồng thì phải phun nhiều thuốc trừ sâu hóa học.

B. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm riêng của nhà nước.

C. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường bị ô nhiễm.

D. Bảo vệ môi trường, tài nguyên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.

Đáp án đúng là: D

Đồng tình với quan điểm: bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia.

Câu 7. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…….. là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người”.

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Biến đổi khí hậu.

C. Môi trường.

D. Thời tiết.

Đáp án đúng là: C

Môi trường được hiểu là các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người (không khí, nước, độ ẩm, sinh vật,…) ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến các hoạt động sống của con người.

Câu 8. Công dân Việt Nam được phép thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Săn bắt, buôn bán các loài động vật quý hiếm.

B. Hạn chế dùng các nguồn năng lượng hóa thạch.

C. Xả thải chất độc hại trực tiếp vào nguồn nước.

D. Khai thác trái phép các khoáng sản, cát, sỏi,…

Đáp án đúng là: B

Việc hạn chế sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên,…) là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

=> Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành động này.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

A. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.

B. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.

C. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.

D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản.

Đáp án đúng là: D

Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản,… là hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Câu 10. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. P và K sinh ra và lớn lên tại xóm X, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Trêm địa bàn xã Tam Lãnh có mỏ vàng Bồng Miêu. Dạo gần đây, thấy mọi người trong xóm lén vào trong núi đào vàng, P hẹn với K sáng hôm sau cùng tham gia.

Câu hỏi: Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Khuyên P không tham gia và báo cáo sự việc với lực lượng công an.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

C. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui.

D. Từ chối không tham gia nhưng cũng không can ngăn hành động của P.

Đáp án đúng là: A

Hành động lén vào núi đào vàng của những người dân trong xóm là hành vi trái pháp luật (khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên). Do đó, nếu là K, em nên: khuyên P không nên thực hiện hành vi này; đồng thời bí mật báo cáo cho lực lượng công an về hành vi vi phạm của người dân.

Câu 11. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong pháp luật Việt Nam?

A. Sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

B. Khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

C. Đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường.

D. Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy - hải sản.

Đáp án đúng là: C

- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thực hiện hành vi đổ chất thải, chất độc hại ra môi trường làm ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

A. Tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, sinh vật.

B. Là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

C. Là yếu tố duy nhất thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

D. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Đáp án đúng là: C

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.

+ Môi trường trong lành góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên để giữ cho môi trường trong lành, đảm bảo cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai.

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên không phải là nhân tố duy nhất giúp kinh tế đất nước phát triển.

Câu 13. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức bảo vệ môi trường?

Tình huống. Trên đường đi học về, M và V phát hiện một chiếc ô tô đang đổ phế thải xuống bờ mương thoát nước của xóm mình. M rủ V đi báo công an xã, nhưng V từ chối vì cho rằng: đây không phải là việc của mình. Không đồng tình với V, M đã bí mật dùng điện thoại, chụp lại hành vi vi phạm và biển số của chiếc ô tô kia, sau đó nhanh chóng báo cho lực lượng công an xã.

A. Không có bạn học sinh nào.

B. Cả hai bạn M và V.

C. Bạn V.

D. Bạn M.

Đáp án đúng là: D

Trong tình huống trên, bạn M đã có ý thức và hành động phù hợp trong việc bảo vệ môi trường.

Câu 14. Chủ thể nào sau đây có vai trò: đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên?

A. Nhà nước.

B. Cá nhân công dân.

C. Các tổ chức xã hội.

D. Các cơ sở giáo dục.

Đáp án đúng là: A

Nhà nước đề ra các chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu,…

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên?

A. Dùng nhiều năng lượng hóa thạch, hạn chế dùng năng lượng tái tạo.

B. Sử dụng túi vải, giấy,… để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông.

C. Chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

D. Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

Đáp án đúng là: A

Một trong những biện pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên là: tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…); hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…).

Xem thêm các bộ Trắc nghiệm GDCD 8 (Cánh diều) hay, có đáp án chi tiết:

Trắc nghiệm Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Trắc nghiệm Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Trắc nghiệm Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Trắc nghiệm Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Trắc nghiệm Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá