Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 34 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 34 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 3 từ đó học tốt tiếng việt lớp 3.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 34 có đáp án

Phần I. Đọc hiểu

Nhập gia tùy tục

Nếu bạn đến thăm Vương quốc Bru-nây, bạn nên nhớ những điều sau:

- Người Bru-nây cho rằng tay trái bẩn. Vì vậy, bạn hãy dùng tay phải hoặc để tay trái dưới cổ tay phải khi đưa hoặc nhận các vật.

- Khi ăn, bạn hãy dùng hai tay hoặc dùng tay phải. Nếu bạn muốn từ chối một món ăn, hãy chạm nhẹ vào đĩa ăn bằng tay phải

- Không xoa đầu bất cứ ai, kể cả trẻ em. Người Bru-nây coi xoa đầu là hành vi thiếu tôn trọng người khác.

- Không chỉ vào ai bằng ngón trỏ. Điều đó ở Bru-nây bị coi là thô lỗ. Nếu muốn, bạn hãy dùng ngón tay cái của bàn tay phải để làm việc này.

- Không ăn uống ở nơi công cộng, trừ trường hợp bạn đi hội chợ ẩm thực hoặc đi dã ngoại.

Theo sách Tiếng Anh 3 (Celebrate 3)
1. Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay nào để đưa hoặc nhận các vật? Vì sao? Viết tiếp:

Theo phong tục của Bru-nây, để đưa hoặc nhận các vật, bạn phải dùng tay ................... vì .......................................................

2. Vì sao bạn không được xoa đầu người khác? Viết tiếp:

Bạn không được xoa đầu người khác vì ...........................

3. Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón tay nào? Viết tiếp:

Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón ..................................

4. Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán của nơi đó thì có thể xảy ra điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý em cho là đáng lo ngại:

a) Bị mọi người chê cười.

b) Gặp rắc rối do hiểu lầm.

Phần II. Luyện tập

5. Em hãy gạch chân dưới câu văn có sử dụng dấu hai chấm và cho biết dấu hai chấm đó có tác dụng gì:

“Bà lão liền chạy nhanh đến bên chum nước, cầm lấy vỏ ốc rồi đập tan ra thành từng mảnh. Nghe tiếng động, nàng tiên vội vàng quay lại chum nước để ẩn mình vào ốc. Nhưng đã quá muộn: vỏ ốc đã không còn nữa.

Bà cụ ôm chầm lấy nàng tiên, nói:

- Con gái! Con hãy ở lại đây với mẹ”.

= > Tác dụng

6. Em hãy nối các cụm từ tạo thành câu có hình ảnh so sánh:

Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ

 

như một dải lụa vàng

Cánh đồng lúa chín

 

như một chiếc ô khổng lồ

Tán cây bàng xòe rộng

 

như hai con bướm xinh

Hai bàn tay của bé

 

như một chiếc gương đồng khổng lồ

Phần III. Viết

Viết đoạn văn ngắn kể về một nhân vật em yêu thích trong các bài đã học ở sách tiếng Việt 3.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I. Đọc hiểu

1. Theo phong tục của Bru-nây, để đưa hoặc nhận các vật, bạn phải dùng tay phải hoặc để tay trái dưới cổ tay phải khi đưa hoặc nhận các vật vì người Bru-nây cho rằng tay trái bẩn.

2. Bạn không được xoa đầu người khác vì người Bru-nây coi xoa đầu là hành vi thiếu tôn trọng người khác.

3. Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón cái của bàn tay phải.

4. Đáp án: b. Gặp rắc rối do hiểu lầm.

Phần II. Luyện tập

5.

Dấu hai chấm thứ nhất: báo hiệu bộ phận giải thích cho bộ phận đứng trước.

Dấu hai chấm thứ hai: báo hiệu lời nói trực tiếp của nhân vật.

6.

- Từ trên cao nhìn xuống, mặt hồ như một chiếc gương đồng khổng lồ

- Cánh đồng lúa chín như một dải lụa vàng.

- Tán cây bàng xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ.

- Hai bàn tay của bé như hai con bướm xinh.

Phần III. Viết

Đoạn văn tham khảo

             Trong câu chuyện Hũ bạc, em rất thích nhân vật người cha. Người cha có đức tính cần cù, chăm chỉ, biết tiết kiệm. Khi thấy con trai mình lười biếng, ông đã không nuông chiều con mà bảo con hãy đi làm kiếm tiền để biết quý trọng đồng tiền, Ông đã ném tiền xuống nước và vào bếp lửa để thử người con. Câu nói của ông ở cuối câu chuyện giúp người con hiểu rằng chỉ có lao động chăm chỉ mới có thể làm ra tiền, nếu không làm việc thì có bao nhiêu tiền cũng hết.

Xem thêm các bài giải Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 3 (cánh diều) có đáp án hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cánh diều) tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cánh diều) tuần 33

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cánh diều) tuần 35

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cánh diều) tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cánh diều) tuần 30

Đánh giá

0

0 đánh giá