Top 10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều 2023) có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 10 Đề thi Học kì 2 Tiếng việt lớp 3 (Cánh diều 2023) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Tiếng việt lớp 3 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ tư 150k mua trọn bộ Đề thi Tiếng việt lớp 3 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây:Link tài liệu

Top 10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều 2023) có đáp án

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC 

Nội dung kiểm tra

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

 

TN

 

 

TL

 

HT khác

 

TN

 

 

TL

 

HT khác

 

TN

 

TL

 

HT khác

 

TN

 

TL

 

HT khác

Đọc hiểu

Số câu

2

 

 

1

1

 

1

 

 

 

1

 

6

Câu số

1,2

 

 

4

3

 

5

 

 

 

6

 

 

Số điểm

1

 

 

0,5

1

 

0,5

 

 

 

1

 

4

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

3

Câu số

 

7

 

 

8

 

 

9

 

 

 

 

 

Số điểm

 

0,5

 

 

0,5

 

 

1

 

 

 

 

2

Tổng

Số câu

2

1

 

1

2

 

1

1

 

 

1

 

9

Số điểm

1

0,5

 

0,5

1,5

 

0,5

1

 

 

1

 

6

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

 

Đề thi học kì 2 Tiếng việt lớp 3 Cánh diều có đáp án năm 2024 - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 

Đọc đoạn văn sau:

NGÔ QUYỀN ĐẠI PHÁ QUÂN NAM HÁN

     Ngô Quyền quê ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Nội ngày nay), làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho, lại cho quyền cai quản Ái Châu (Thanh Hoá ngày nay).

     Tháng Ba năm Đinh Dậu (937), Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Công Tiễn giết chết.Tháng Chạp năm ấy, Ngô Quyền kéo quân từ Ái Châu ra hỏi tội Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sợ, sai sứ sang cầu cứu quân Nam Hán (Trung Quốc). Vua Nam Hán muốn nhân nước ta có loạn mà đem quân đánh chiếm, bèn sai con út là Hoằng Thao đem thật nhiều chiến thuyền, theo sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.

      Biết tin, Ngô Quyền cùng các tướng bàn lược mưu kế. Ôngliền sai đem cọc đóng xuống hai bên bờ cửa sông. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai quân đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua để dụ địch đuổi theo. Quả nhiên Hoằng Thao trúng kế. Khi chiến thuyền lọt vào vùng cắm cọc, đợi đến khi nước triều rút, cọc nhô dần lên, Ngô Quyền bèn tung quân, liều chết mà đánh. Quân Hoằng Thao bị rối loạn, nước triều lại xuống gấp, thuyền vướng cọc mà lật úp, quân sĩ chết đến quá nửa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt và giết được Hoằng Thao. Vua Nam Hán được tin, thương khóc mãi rồi thu nhặt tàn quân của Hoằng Thao còn sót lại và rút về.Ngô Quyền đã đánh tan cả trăm vạn quân của Hoằng Thao, dựng nước và xưng vương, khiến giặc phương Bắc phải khiếp sợ, không dám bén mảng đến nước ta.

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Ngô Quyền có mối quan hệ như thế nào với Dương Đình Nghệ? (0,5 điểm)

A. Con trai ruột.

B. Con trai nuôi.

C. Con rể.

Câu 2: Vì sao Ngô Quyền kéo quân đi hỏi tội Kiều Công Tiễn? (0,5 điểm)

A. Vì Kiều Công Tiễn làm gián điệp cho nước Nam Hán.

B. Vì Kiều Công Tiễn giết cha nuôi của mình.

C. Vì Kiều Công Tiễn giết cha ruột của mình.

Câu 3: Ngô Quyền đã nghĩ ra mưu kế gì để tiêu diệt đại quân Nam Hán? (0,5 điểm)

A. Ông mang chiến thuyền của nước mình đi đánh quân Nam Hán.

B. Ông dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, khi thủy triều rút cọc sẽ đâm thủng thuyền giặc.

C. Ông sai quân lính dùng những thanh gỗ đầu nhọn phi vào những chiến thuyền của quân Nam Hán vào ban đêm.

Câu 4: Cuộc chiến đấu đã diễn ra và thắng lợi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Quân Nam Hán thừa thắng đem những chiến thuyền của mình tiến vào nước ta, quân ta bị đàn áp nên đành rút quân.

B. Quân Nam Hán đoán được ý đồ của Ngô Quyền nên đành rút quân về nước.

C. Quân Nam Hán trúng kế của Ngô Quyền, thất bại thảm hại, quân ta dành chiến thắng vang dội.

Câu 5: Qua câu chuyện trên, em thấy Ngô Quyền là người như thế nào? (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 6: Cuộc chiến này có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta? (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7:  Viết lại các tên riêng có trong bài đọc và phân chúng thành 2 loại sau (0,5 điểm)

- Tên người:.........................................................................................

- Tên riêng địa lí:...................................................................................

Câu 8:Tìm 5 từ ngữ chỉ hoạt động trong bài đọc trên.(0,5 điểm)

Câu 9:Đặt một câu có sử dụng từ ngữ em vừa tìm được ở câu 8.(1 điểm)

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Quà của đồng nội

Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non không ? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.Đợi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mang về. 

(Thạch Lam)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết một bức thư ngắn cho một người bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ lòng thân ái của em với bạn.

Gợi ý:

- Về hình thức: Bức thư cần có địa chỉ, ngày tháng, năm, lời đầu thư, lời cuối thư, kí tên.

- Về nội dung:

+ Em tự giới thiệu về mình.

+ Lí do viết thư.

+ Bày tỏ lòng thân ái của em dành cho bạn.

Đề thi học kì 2 Tiếng việt lớp 3 Cánh diều có đáp án năm 2024 - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 

Đọc đoạn văn sau:

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

     Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.

     Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam. Những chiếc áo dài đầu tiên hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật cung đình Huế.

     Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

(Hà Ánh Minh)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Dàn nhạc trong khoang thuyền gồm mấy loại nhạc cụ? (0,5 điểm)

A. 6 nhạc cụ.

B. 7 nhạc cụ.

C. 8 nhạc cụ.

Câu 2: Các ca công nam và nữ ăn mặc trang phục như thế nào ? (0,5 điểm)

A. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội mũ; nữ mặc áo dài kèm khăn.

B. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài kèm khăn.

C. Nam và nữ đều mặc áo dài, quần thụng và đầu đội khăn xếp.

Câu 3: Tác giả đã miêu tả khung cảnh thuyền rồng như thế nào? Em hãy đánh dấu X vào ý đúng:(1 điểm)

A. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng.

B. Giữa thuyền là một sàn gỗ bào nhẵn có mui tròn được trang trí lộng lẫy.

C. Xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên.

D. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn bầu, sáo và cặp sanh.

Câu 4: Vì sao Huế được coi là quê hương của áo dài Việt Nam? (0,5 điểm)

A. Vì người dân Huế tôn sùng, trân trọng và đều sử dụng áo dài trong các dịp lễ lớn.

B. Vì người dân Huế mặc áo dài đẹp nhất Việt Nam.

C. Vì Huế là nơi lưu giữ những chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam.

Câu 5: Theo em, từ “lữ khách” trong bài được hiểu như thế nào?(0,5 điểm)

A. Khách du lịch

B. Người đi đường xa

C. Khách tham quan

Câu 6:Kể tên 4 thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam. (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7:Chỉ ra một câu trong bài đọc có hình ảnh so sánh. (0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 8:Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:(0,5 điểm)

thành phố, lộng lẫy, rộng thoáng, ca công, tì bà, dìu dịu, bảo tàng

- Từ ngữ chỉ đặc điểm:..............................................................................

- Từ ngữ chỉ sự vật:.................................................................................

Câu 9: Em hãy đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8. (1 điểm)

........................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Sắc màu

Bảng màu theo tay các họa sĩ nhí vào từng bức tranh, khiến cho không gian thêm rạng rỡ. Bạn thì vẽ ngôi nhà đại dương xanh biếc, điểm thêm vài cánh buồm trắng, buồm nâu và những con sóng nhấp nhô. Bạn thì vẽ cánh đồng làng quê mùa gặt. Trong tranh, sắc vàng tươi mới của lúa hòa với ánh mặt trời lấp lánh.

(Bảo Hân)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của emvề một cảnh đẹp của đất nước ta.

Gợi ý:

- Giới thiệu bao quát cảnh đẹp.

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp.

- Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

C. 8 nhạc cụ

Câu 2: (0,5 điểm)

B. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài kèm khăn.

Câu 3: (1 điểm)

- Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng.

- Xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Vì Huế là nơi lưu giữ những chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam.

Câu 5: (0,5 điểm)

B. Người đi đường xa.

Câu 6: (1 điểm)

- Thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Namchèo, chầu văn, quan họ, ca trù, xẩm,...

Câu 7: (0.5 điểm)

- Thành phố lên đèn như sao sa.

Câu 8: (0.5 điểm)

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: lộng lẫy, rộng thoáng, dìu dịu.

- Từ ngữ chỉ sự vật: thành phố, ca công, tì bà, bảo tàng.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Thành phố Đà Lạt về đêm thật lộng lẫy,...

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

• 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

• 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

• Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

• 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

• Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

• 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

• 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước ta, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. 

Đề thi học kì 2 Tiếng việt lớp 3 Cánh diều có đáp án năm 2024 - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 

Đọc đoạn văn sau:

NGƯỜI BẠN MỚI

Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo:

- Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học…

- Mời bác đưa em vào – Thầy Kốt-ski nói.

Bà mẹ bước ra hành làng và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu – em bị gù.

Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu, các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu:

- Tên bạn mới của các em là Ô-li-a. – Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa.

- Bạn ấy từ tỉnh Tôm-ski của nước Nga chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà.

Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay:

- Em nhường chỗ cho bạn…

Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.

(Mạnh Hường dịch)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì? (0,5 điểm)

A. Nhỏ nhắn và xinh xắn.

B. Nhỏ bé và bị gù.

C. Đáng yêu và dịu dàng.

Câu 2: Vì sao khi bạn bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn? (0,5 điểm)

A. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ chế nhạo ngoại hình của bạn mới.

B. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ không quý mến người bạn mới.

C. Vì thầy sợ rằng người bạn mới sẽ cảm thấy lo lắng, bất an.

Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới như thế nào? (0,5 điểm)

A. Chê bai, chế giễu ngoại hình của bạn.

B.   Thân thiện, chủ động nhường chỗ ngồi cho bạn.

C. Vui vẻ với bạn trước mặt thầy giáo và nói xấu bạn sau khi ra khỏi lớp.

Câu 4: Em thấy các bạn học sinh trong truyện là người như thế nào? (0,5 điểm)

A. Ích kỉ, nhỏ nhen, không quan tâm đến bất cứ ai.

B. Không biết lẽ phải, luôn cho bản thân mình đúng.

C. Hiểu chuyện, cảm thông trước hoàn cảnh của bạn.

Câu 5:Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 6:Nếu em có một người bạn có ngoại hình đặc biệt như bạn Ô-li-a, em sẽ làm gì để khiến bạn không cảm thấy tự ti về bản thân?(1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7: Viết lại các tên riêng có trong bài đọc và phân chúng thành 2 loại sau (0,5 điểm)

- Tên người:.............................................................................................

- Tên riêng địa lí:.......................................................................................

Câu 8:Tìm câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc. (0,5 điểm)

Câu 9:Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong câu sau: (1 điểm)

Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long. Cậu ta có cả một gia tài khổng lồ về các loại sách □ sách bách khoa □ tri thức □ học sinh □ từ điển Tiếng Anh □ sách bài tập toán và Tiếng Việt □ sách dạy chơi cờ vua □ sách dạy tập y-o-ga □ sách dạy chơi đàn oóc □

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê.

(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) về một người anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết hoặc đã học.

Gợi ý:

- Người anh hùng đó là ai?

- Người anh hùng đó tài giỏi và có chí lớn như thế nào?

- Người đó có công lao và đóng góp gì cho đất nước?

- Nêu tình cảm của em đối với người anh hùng đó?

Đề thi học kì 2 Tiếng việt lớp 3 Cánh diều có đáp án năm 2024 - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

-  Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) 

Đọc đoạn văn sau:

MÙA THU TRONG TRẺO

         Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bồng lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sao ngọt ngào, êm dịu. Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều hè oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. Con sông chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi. Giờ nó lắng lại, chỉ lăn tăn gợn sóng, vỗ nhẹ vào đôi bờ lóc bóc. Cũng có lúc dòng sông như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt vỗ thong thả qua sông một cách bình thản. Lúc ấy mặt nước giống hết một con người sâu sắc, đang mải suy nghĩ điều gì.

       Trong hồ rộng, sen đang lụi dần. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới có vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức...

(Nguyễn Văn Chương)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Dấu hiệu nào báo trước mùa thu đang đến? (0,5 điểm)

A. Bầu trời tự nhiên cao bồng lên và trong xanh.

B. Những đám mây đen ùn ùn kéo từ phía chân trời tới.

C. Những trận mưa ào ạt như trút nước.

Câu 2:Nối sự vật ở cột A với từ ngữ miêu tả ở cột B sau cho phù hợp. (0,5 điểm)

Cột A

 

 

 

 

 

 

Cột B

1. Bầu trời

a. ào ào, trút nước

2. Dòng sông

b. cao, xanh trong

3. Sen

c. lăn tăn gợn sóng

4. Tiếng cuốc kêu

d. đang lụi tàn

5. Những trận mưa

e. thưa thớt, ra rả

Câu 3: Vì sao dòng sông “thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi” ? (0,5 điểm)

A. Vì mùa thu nước trong xanh hơn mùa hè.

B. Vì mùa thu không có những trận mưa ào ạt như trút nước.

C. Vì mùa thu có những đám củi rều bèo bọt.

Câu 4: Nội dung chính của bài đọc là gì? (0,5 điểm)

A. Miêu tả vẻ đẹp trong trẻo của mùa thu.

B. Miêu tả vẻ đẹp của các sự vật trong hồ sen.

C. Miêu tả vẻ đẹp của mùa thu và mùa hè.

Câu 5:Theo em, tình cảm của Thanh đối với quê hương như thế nào? (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 6:Viết 2 – 3 câu bày tỏ tình cảm của em đối với một cảnh đẹp của quê hương em. (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7:Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:oi bức, thong thả. (0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 8:Từ so sánh được sử dụng trong câu sau là từ ngữ nào?(0,5 điểm)

Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần.

A. To như.

B. Như cái sàng.

C. Như.

Câu 9:Chuyển câu “Các bạn đến thăm làng quê” thành một câu khiến.(1 điểm)

........................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô định dẹp yên biên thành.

Đô kì đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

Ba thu gánh vác sơn hà

Một là bá phục, hai là bá vương.

Uy danh động đến Bắc phương

Hán sai Mã Viện lên đường tiến công.

(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) về một nhân vật em yêu thích trong một câu chuyện đã học.

Gợi ý:

- Giới thiệu nhân vật em yêu thích.

- Nêu lí do em yêu thích nhân vật đó.

Để xem trọn bộ Đề thi Tiếng việt lớp 3 Cánh diều có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 3 bộ sách Cánh diều hay, có đáp án chi tiết:

Đánh giá

0

0 đánh giá