Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 12 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 12 có đáp án hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng việt lớp 3 từ đó học tốt tiếng việt lớp 3.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) bản word có lời giải chi tiết (Chỉ 200k cho 1 học kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (Cánh diều) Tuần 12 có đáp án

Phần I. Đọc hiểu

ÔNG TRẠNG GIỎI TÍNH TOÁN

Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống.

Có lần, sứ thần Trung Hoa thử tài Lương Thế Ving, nhờ ông cân giúp một con voi. Lương Thế Vinh sai lính dắt con voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyển. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu. 

Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu. Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi tính ra ngay độ dày của mỗi trang sách. Sứ thần hết sức khâm phục tài trí của Trạng nguyên nước Việt. 

Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách. Một quy tắc tính toán đều được ông tóm tắt bằng một bài thơ cho dễ nhớ. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sự dụng.

Theo sách Kể chuyện thần đồng Việt Nam

1. Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để biết một trang sách dày bao nhiêu? Chọn ý đúng:

A. Lấy thước đo độ dày của cuốn sách, rồi chia cho tổng số trang.

B. Lấy thước đo rất nhỏ để đo độ dày của một trang sách.

C. Cân cuốn sách, từ đó biết độ dày của sách và mỗi trang.

D. Quan sát cuốn sách và tự ước lượng độ dày của một trang sách.

2. Vì sao ông được mọi người nể phục?

A. Vì ông học rộng và có nhiều sáng kiến trong đời sống.

B. Vì ông rất giỏi võ.

C. VÌ ông hát hay.

D. Vì ông khéo tay.

3. Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để cân voi?

A. Cho dẫn voi lên nột bàn cân thât to để biết voi nặng bao nhiêu.

B. Cho bốn chân voi dẫm lên bôn bàn cân thật to, rồi cộng các số đo để biết voi nặng bao nhiêu.

C. Cho voi xuống thuyền, đánh dấu mực nước, rồi xếp đá cho thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, cân đá để biết voi nặng bao nhiêu.

D. Áng khoảng cân nặng của con voi.

4. Ông Lương Thế Vinh đã tìm ra những gì?

A. Nhiều quy tắc tính toán.

B. Nhiều bài thơ hay.

C. Nhiều giống lúa mới.

D. Nhiều loài cây trái mới.

Phần II. Luyện tập

5. Em hãy gạch chân dưới cặp từ trái nghĩa có trong đoạn thơ sau:

Nắng non mầm mục mất thôi

Vì thời lúa đó mà phơi cho giòn

Nắng già hạt gạo thêm ngon

Bưng lưng cơm trắng, nắng còn thơm tho.

6. Em hãy:

a) Tìm hai từ trái nghĩa với từ “lười biếng”.

b) Đặt câu với một từ vừa tìm được.

7. Em hãy viết lại cặp từ trái nghĩa có trong các câu sau:

a) Việc nhỏ nghĩa lớn.

b) Chết vinh còn hơn sống nhục.

c) Đoàn kết là sống chia rẽ là chết.

d) Chân cứng đá mềm.

Phần III. Viết

Viết đoạn văn về một đồ vật/con vật em cảm thấy gần gũi, thân thương.

Gợi ý:

- Đó là đồ vật gì (đồng phục, cặp sách, bàn học…)/ con vật (mèo, cún…). Em thường dùng/ chơi vào lúc nào?

- Đồ vật/ con vật ấy có đặc điểm gì? Nó có ích lợi gì đối với em? Vì sao em cảm thấy đồ vật/ con vật đó gần gũi, thân thương.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

Phần I. Đọc hiểu

1. A. Lấy thước đo độ dày của cuốn sách, rồi chia cho tổng số trang.

2. A. Vì ông học rộng và có nhiều sáng kiến trong đời sống.

3. C. Cho voi xuống thuyền, đánh dấu mực nước, rồi xếp đá cho thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, cân đá để biết voi nặng bao nhiêu.

4. A. Nhiều quy tắc tính toán.

Phần II. Luyện tập

5.

Nắng non mầm mục mất thôi

Vì thời lúa đó mà phơi cho giòn

Nắng già hạt gạo thêm ngon

Bưng lưng cơm trắng, nắng còn thơm tho.

6.

a) Hai từ trái nghĩa với “lười biếng”: chăm chỉ, siêng năng.

b) Đặt câu: Bạn Lan học hành rất chăm chỉ.

7.

a) nhỏ - lớn

b) chết – sống; vinh – nhục

c) đoàn kết – chia rẽ; sống – chết

d) cứng – mềm

Phần III. Viết

Đoạn văn tham khảo

Mẫu 1:

Trong mỗi chúng ta, ai ai cũng đều có riêng cho mình những vật dụng gần gũi với bản thân. Và em cũng không ngoại lệ, chiếc cặp nhỏ là người bạn thân thiết nhất của em. Chiếc cặp hình chữ nhật, có màu hồng, trên cặp in nổi hình nàng công chúa Sofia mà em yêu thích. Quai cặp được làm bằng nhựa, trông rất chắc chắn. Hai dây đeo là vải ni lông màu đen. Bên trong, cặp có ba ngăn nhỏ, to, thuận tiện cho việc đựng sách vở và đồ dùng học tập. Em rất yêu quý chiếc cặp này.

Mẫu 2:

Mới sáng sớm, nàng Miu nhà em đã kêu lớn vì đói. Miu dễ thương lắm. Bộ lông của nó trắng muốt, mềm mại như một cục bông. Đôi mắt đen láy, long lanh như hai hòn bi ve để dưới ánh mặt trời. Sau khi được cho ăn, đôi chân nhỏ xíu, mảnh mai lại chạy nhảy khắp mọi nơi. Tối đến, Miu cũng tập tành đi rình chuột. Chú ngó nghiêng để quan sát, khẽ rung bộ ria trắng cước để xác định chuột ở đâu. Nhanh như cắt, chú chuột đã yên vị trong bốn chân của mèo. Mèo ta lại kêu lên “Meo.. meo.. meo…” như để hô vang chiến tích của mình.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá