Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 mẫu Nghị luận nêu suy nghĩ về hiện tượng tiêu cực trong thi cử (hay nhất) chọn lọc giúp học sinh lớp 12 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:
Top 50 mẫu Nghị luận nêu suy nghĩ về hiện tượng tiêu cực trong thi cử (hay nhất)
Dàn ý Suy nghĩ về hiện tượng tiêu cực trong thi cử
a. Mở bài:
Kiểm tra, thi cử là một hoạt động rất quan trọng diễn ra trong trường học và ngoài xã hội. Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá và thi cử nhằm phát hiện các điểm mạnh điểm yếu của từng người học. Qua đó điều chỉnh việc học tập và giảng dạy cho thích hợp. Thi cử cũng nhằm đánh giá phân loại và đảm bảo chất lượng đầu ra hay đầu vào của các chương trình giáo dục, bảo công bằng và hợp lý trong các cuộc tuyển chọn. Thế nhưng, việc kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện nay vẫn còn nhiều điều bất cập. Hiện tượng tieu cực, gian lận trong thi cử diễn ra khá phổ biến. Nhất là trong giới học sinh hiện nay.
b. Thân bài:
Tiêu cực, gian lận trong thi cử là gì?
Tiêu cực là hành động không lành mạnh. Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu giếm, làm trái với quy định. Hai hành vi này có tác động không tốt đối với quá trình phát triển của xã hội.
Hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử là những hiện tượng không lành mạnh diễn ra trong các kì thi dẫn đến kết quả, không đúng với thực chất.
Biểu hiện tiêu cực trong thi cử:
Học sinh quay cóp, trao đổi bài với nhau. Ở mức độ cao hơn, học sinh cố ý mang tài liệu vào phòng thi dưới nhiều hình thức tinh vi. Thậm chí, nhiều học sinh còn nhờ người đi thi hộ,…
Phụ huynh mua chuộc giáo viên, cán bộ, đưa hối lộ bằng nhiều hình thức để được ưu ái hơn…
Giáo viên bán đề, gợi ý đề, bán điểm, gạ tình đổi điểm, chấm bài thiếu trung thực. Nhiều giáo viên còn tự ý cho điểm khống…
Cán bộ: triển khai đáp án và hướng dẫn chấm không đúng, làm việc thiếu trách nhiệm, ráp phách báo điểm sai, tổ chức kém nhưng báo cáo thiếu trung thực…
* Hiện trang tiêu cực trong thi cử đang diễn ra hiện nay:
– Tiêu cực trong thi cử là một căn bệnh trầm kha trong giáo dục, tồn tại dai dẳng và có xu hướng gia tăng hằng ngày, hằng giờ ở mọi nơi, mọi cấp, mọi người.
– Tiêu cực trong thi cử đã là chuyện bình thường, là chuyện đương nhiên của những lần kiểm tra hoặc thi cử, thậm chí xã hội đã coi việc trung thực đồng nghĩa với thiệt thòi.
* Tác hại của việc gian lận, tiêu cực trong thi cử:
– Không đạt được mục đích thi cử: cho kết quả thực chất, không đánh giá trình độ của người được kiểm tra dẫn đến hậu quả khôn lường:
+ Nếu thi cử là để biết trình độ học sinh mà giảng dạy, thì việc giảng dạy sẽ không sát với đối tượng, dẫn đến nguy cơ không tiếp tục được.
+ Nếu thi cử để chọn người thì người được chọn sẽ không đúng, không có khả năng làm việc, không đáp ứng nhu cầu của xã hội.
+ Nếu thi cử để công nhận bằng cấp thì bằng cấp không đúng với khả năng thật, dẫn đến xã hội không thật, đưa đến việc vạch chiến lược cho đất nước sẽ quá tầm.
– Đối với người học: Nếu học sinh không coi thi cử là một công việc nghiêm túc, không coi học tập là một quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân để nỗ lực, mà chỉ trông chờ vào “sự bát nháo của trường thi” kiếm chác cho được mảnh bằng vào đời thì sẽ không có kiến thức thực tế, không đáp ứng nhu cầu xã hội, sẽ không tìm được việc làm, hủy hoại tương lai của chính bản thân, gia đình và xã hội.
– Tác hại nghiêm trọng đến đạo đức con người: sống không trung thực, lừa dối, phỉnh nịnh…
– Tác hại đến đạo học của đất nước: hủy hoại các nền tảng giáo dục, làm triệt tiêu động lực học tốt, dạy tốt và gây lãng phí tiềm năng sáng tạo của các thầy cô giáo.
* Nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng gian lận, tiêu cực trong thi cử:
– Do học sinh lười học, thiếu trung thực, không có ý thức phấn đấu nhưng muốn có kết quả cao nên tìm cách “chạy” để có điểm đậu.
– Do cha mẹ nhận thức sai lệch, gây áp lực, đẩy học sinh vào việc tiêu cực. Bản thân cha mẹ cũng không trung thực, muốn con có kết quả cao nên luồng lách vào những kẻ hở của quy chế thi để mong tìm một chỗ học tốt cho con em.
– Do giáo viên “tạo điều kiện”, gợi ý “cho học sinh tiêu cực, chạy đề thi, chạy điểm thi.
– Do chương trình đào tạo, kiến thức giáo viên và cách truyền đạt kiến thức của giáo viên khó tiếp thu dẫn đến người học không thể tiếp thu được kiến thức nên phải tiêu cực mới đạt kết quả mong muốn.
– Do cấp trên gây áp lực, đưa ra tỷ lệ, dùng tỉ lệ để đánh giá kết quả giáo dục của trường, của giáo viên.
– Do công tác quản lí, giám sát chưa chặt chẽ, còn sơ hở; các quy chế, quy định quản lí đào tạo bất cập, yếu kém, thiếu khoa học.
– Do xã hội quá coi trọng bằng cấp, ít chú ý đến thực chất, tài năng và phẩm chất trong công việc tuyển chọn và nhìn nhận, đánh giá một con người.
* Giải pháp khắc phục hiện tượng gian lận và tiêu cực trong thi cử:
Cần có giải pháp đồng bộ từ trên xuống, từ trong mỗi gia đình đến xã hội:
– Ở trường lớp: giáo dục tính trung thực, tổ chức tốt việc học tập và thi cử trong từng môn học, từng tiết học, tạo cho học sinh một nề nếp nghiêm túc.
– Tuyên truyền để học sinh, sinh viên, phụ huynh thấy cần có năng lực thật sự để làm người, để có một nghề mới chính là giấy thông hành vào đời, chứ không phải bằng cấp có được do tiêu cực.
– Không chỉ phát động phong trào chống tiêu cực trong thi cử như hiện nay mà không phải duy trì thường xuyên, không có kiểu đánh trống bỏ dùi. Ngành giáo dục cần tổ chức những kì thi tuyệt đối nghiêm túc. Cấm thi vĩnh viễn hoặc nhiều năm đối với những thí sinh vi phạm. Kĩ luật nặng hoặc cho thôi việc những giáo viên hoặc cán bộ tiêu cực.
– Ngoài xã hội: Trước mắt cần sàng lọc cán bộ công chức, loại những người không có năng lực hoàn thành nhiệm vụ, dù có nhiều bằng cấp “đẹp” ra khỏi bộ máy. Không quá chú trọng đến bằng cấp khi tuyển dụng.
* Ý thức trách nhiệm của học sinh trong thi cử:
– Chăm chỉ học tập, cương quyết nói không với tiêu cực trong thi cử.
– Chân thành góp ý với bạn bè; tạo dư luận tích cực trong việc học tập và thi cử.
– Mạnh dạn lên án hành vi tiêu cực trong thi cử của xã hội.
c. Kết bài:
Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực (William Shakespeare). Hãy luôn trung thực với bản thân, trung thực với mọi người bạn sẽ được trân trọng và yêu thương. Còn ngược lại, nếu cứ giả dối, gian lận sóm muộn gì cũng chuốc lấy thất bại nặng nề.
Suy nghĩ về hiện tượng tiêu cực trong thi cử (mẫu 1)
Hiện tượng tiêu cực trong thi cử luôn là vấn đề đáng quan ngại của xã hội trong mọi thời đại. Tiêu cực trong thi cử là cách gọi chung cho những hành động gian lận, bao che, gian dối trong thi cử. Biểu hiện của hiện tượng tiêu cực trong thi cử vô cùng đa dạng và phức tạp, không chỉ có ở học sinh mà còn xuất hiện ở thầy cô, nhà trường, thậm chí là cán bộ của các phòng, sở giáo dục. Với học sinh thì đó là hành động gian lận, quay cóp, nhắc bài trong quá trình làm bài kiểm tra, bài thi. Với thầy cô, nhà trường, cán bộ thì đó là hành động tiết lộ đề, tiết lộ đáp án, nhắc bài cho học sinh, nâng/hạ điểm không có căn cứ, bao che cho các hành động tiêu cực của học sinh… Hiện tượng tiêu cực trong thi cử ngày càng biến tướng, nghiêm trọng nhất là trong kì thi THPT quốc gia năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018, Sở Giáo dục các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La,… đã bị điều tra và phát hiện, xử lí hàng trăm trường hợp nâng điểm một cách trắng trợn, cao nhất có thí sinh được nâng đến 9 điểm/một môn. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là ở đâu? Theo tôi, nguyên nhân chính là xuất phát từ lòng tham, từ cách suy nghĩ tiêu cực, lạm dụng chức quyền của cán bộ, từ thói lười biếng, không có mục đích học tập đúng đắn của học sinh. Và hậu quả của tình trạng, hiện tượng này là vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, nhân lực của đất nước, tạo ra xôn xao, nghi ngờ trong dư luận. Để đẩy lùi hiện tượng trên, bên cạnh việc học sinh phải tự rèn luyện đức tính trung thực của chính bản thân mình, thì Bộ Giáo dục, các nhà chức trách cũng cần nghiêm túc theo dõi sát sao, đề cao tính công bằng khi tổ chức bất kì một kì thi, kì sát hạch nào.
Xem thêm các bài văn nghị luận khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.