Giáo án Vật lí 10 (Cánh diều 2024) Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Vật lí 10 sách Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Vật lí 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Cánh diều bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 01113002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 10 (Cánh diều 2024) Bài mở đầu: Giới thiệu mục đích học tập môn vật lí

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí.

- Nêu được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau.

- Nêu được một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương  pháp lí thuyết).

- Mô tả được các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

- Nêu được:

+ Một số loại sai số đơn giản hay gặp khi đo các đại lượng vật lí.

+ Các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí.

2. Năng lực

Năng lực chung

- Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí.

- Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ.

- So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được các hiện tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí khác  nhau.

Năng lực môn vật lí:

- Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.

3. Phẩm chất

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến  các thành viên khi hợp tác.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn  của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Bài giảng powerpoint kèm các hình ảnh và video liên quan đến nội dung bài học

- Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị.

- Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Hãy xem bảng hướng dẫn sử dụng sách ở trang 2 SGK. Sau đó nêu ý nghĩa của các biểu tượng trong đó.

Câu 2: Hãy nhớ và viết lại các đơn vị sử dụng trong hệ SI.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Hãy nêu đối tượng nghiên cứu của vật lí và mô tả sơ lược nội dung nghiên cứu của một nhà bác học vật lí mà em biết.

Câu 2: Hãy nêu mục tiêu của môn vật lí? Học tốt môn vật lí sẽ giúp ích gì cho e?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Lấy ví dụ chứng tỏ tri thức vật lí giúp tránh được nguy cơ gây tổn hại về sức khỏe và tài sản?

Câu 2: Lấy ví dụ và phân tích ảnh hưởng của vật lý đối với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4a

Lấy ví dụ về kiến thức được hình thành từ quan sát thực nghiệm?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4b

Lấy ví dụ về kiến thức được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Câu 1: Dựa vào nguyên nhân gây sai số, hãy nêu và trình bày các loại sai số đó?

Câu 2: Lấy ví dụ về các yếu tố có thể gây sai số ngẫu nhiên khi bạn đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

Câu 1. Cách xác định giá trị trung bình? Xác định sai số tuyệt đối của mỗi lần đo, sai số tuyệt đối trung bình, sai số dụng cụ của một đại lượng cần đo, từ đó xác định sai số tuyệt đối của phép đo?

Câu 2. Cách ghi giá trị A của một đại lượng vật lí khi kèm sai số? Định nghĩa các chữ số có nghĩa và quy ước viết giá trị của một đại lượng vật lí khi kèm sai số?

Vận dụng: Tìm những chữ số có nghĩa trong các số: 215; 0,56; 0,002; 3,8.104.

Câu 3. Đo chiều dày của một cuốn sách được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là bao nhiêu? Viết kết quả đo?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7

Câu 1. Nêu cách tính sai số tỉ đối?

Câu 2.  Nêu cách tính sai số tuyệt đối của một tổng hay hiệu; sai số tương đối của một tích hoặc thương?

Câu 3. a. 127 + 1,60 + 3,1= ?

          b. (224,612 x 0,31) : 25,116 = ?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8

Câu 1: Quan sát các hình ảnh sau và nêu những biện pháp an toàn khi sử dụng điện tương ứng?

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

Câu 2: Quan sát các biển báo, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo?

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

Câu 3: Thảo luận để nêu được tác dụng của việc tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9

Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:

Từ khóa: năng lực, vật chất, sự vận động, năng lượng.

a. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm: các dạng vận động của ……….. và …………

b. Mục tiêu của Vật lí là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối ……… của vật chất và năng lượng.

c. Mục tiêu học tập môn Vật lí: Giúp học sinh hình thành, phát triển ……………… vật lí.

Câu 2: Nêu lại các bước tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.

Câu 3: Vận dụng:

              Bảng 1. Ghi thời gian một vật rơi giữa hai điểm cố định.

Thời gian rơi (s)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

0,2027

0,2024

0,2023

0,2023

0,2022

a. Tính giá trị trung bình của thời gian rơi.

b. Tìm sai số tuyệt đối trung bình.

2. Học sinh

- Ôn lại những vấn đề đã được học về vật lí ở cấp THCS.

- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập

a. Mục tiêu:

- Kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu môn Vật lí

- Biết cách sử dụng sách giáo khoa trong quá trình tự học, tự tìm hiểu tài liệu.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước thực hiện

Nội dung các bước

Bước 1

- Giáo viên nêu vấn đề: Khoa học công nghệ ngày nay có sự phát triển vượt bậc, đó là nhờ sự góp mặt không nhỏ của bộ môn khoa học Vật lí. Trước khi tìm hiểu từng nội dung cụ thể của môn học, ta sẽ tìm hiểu về cách sử dụng sách và đơn vị đo lường hệ SI nhé!

- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Hãy đọc sách giáo khoa trang 4 và hoàn thành phiếu học tập số 1. (Có thể cho các nhóm thi đua xem nhóm nào nhanh hơn)

Bước 2

Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:

Câu 1:

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10 Mở đầu: Tiếp cận bài mới bằng sự tò mò, hứng thú học tập

 Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10Vận dụng: Hoạt động này giúp vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học qua các câu hỏi, bài tập và các yêu cầu về xử lí tình huống thực tiễn.

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10 Quan sát, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận: Giúp học sinh tìm tòi khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng theo yêu cầu của bài học.

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10Luyện tập: giúp rèn luyện các kiến thức, kĩ năng đã học.

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10Thực hành, khám phá: Hoạt động này giúp khám phá các hiện tượng vật lí và hình thành được các kĩ năng.

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10Kiến thức, kĩ năng cốt lõi: Đây chính là những kiến thức, kĩ năng cốt lõi cần đạt được sau khi học xong bài.

Câu 2: Các đơn vị trong hệ SI:

Thời gian: Giây (s)

Khối lượng: Ki-lô-gam (kg)

Độ dài: Mét (m)

Cường độ dòng điện: Ampe (A)

Nhiệt độ nhiệt động lực: Kenvin (K)

Lượng chất: Mol (mol)

Cường độ ánh sáng: Candela (Cd)

Bước 3

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các nhóm đưa kết quả lên bảng.

- Học sinh các nhóm xem kết quả của các nhóm khác, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của các nhóm khác

Bước 4

Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của vật lí, mục tiêu của môn vật lí.

a. Mục tiêu:

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của Vật lí học và mục tiêu của môn Vật lí.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước thực hiện

Nội dung các bước

Bước 1

- Giáo viên nêu vấn đề: Ở cấp trung học cơ sở, các em đã tìm hiểu về: lực, năng lượng, âm thanh, ánh sáng, điện, từ... tất cả đều thuộc môn Vật Lí. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu các chương trình Vật Lí cấp trung học phổ thông các em cần trả lời các câu hỏi: Vật lí nghiên cứu gì? Nghiên cứu Vật lí để làm gì? Nghiên cứu Vật lý bằng cách nào? Ta sẽ tìm hiểu điều này qua bài mở đầu.

Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí

- Giáo viên giới thiệu hình 1. Chế tạo tàu thăm dò vũ trụ là lĩnh vực kết tinh những thành quả tiên tiến nhất của khoa học, kĩ thuật, công nghệ. Trên hình là tàu thăm dò Mars (Mac) 2020 của NASA, đang được kiểm tra trước khi khởi hành (tàu đã hạ cánh xuống Hỏa tinh ngày 18.2.2021)

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh đọc mục I. và hoàn thành phiếu học tập số 2.

Bước 2

Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm với nội dung của bài:

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VẬT LÍ HỌC VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÍ

1. Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm: các dạng vận động của VẬT CHẤT (chất, trường), NĂNG LƯỢNG và mối liên hệ giữa chúng.

2. Mục tiêu của môn Vật lí:

- Mục tiêu của Vật lí là mô tả được quy luật vận động của thế giới vật chất quanh ta.

- Mục tiêu học tập môn Vật lí: Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính:

+ Có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí.

+ Hiểu được các quy luật tự nhiên, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.

Bước 3

Báo cáo kết quả và thảo luận. Đại diện 1 nhóm trình bày.

Câu 1:

* Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm: các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

* Sơ lược nội dung nghiên cứu của một nhà vật lí:

+ Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton được phát biểu rằng mọi hạt đều hút mọi hạt khác trong vũ trụ với một lực tỉ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa các tâm của chúng.

+ Đây là một định luật vật lí tổng quát rút ra từ những quan sát thực nghiệm của cái mà Isssac Newton gọi là suy luận quy nạp. Nó là một phần của cơ học cổ điển và được xây dựng trong công việc của Newton “Các nguyên lý toán học của triết học”, xuất bản lần đầu vào ngày 5 tháng 7 năm 1687.

+ Trong ngôn ngữ ngày nay, định luật phát biểu rằng: mọi khối lượng điểm đều hút mọi khối lượng điểm khác bằng một lực tác dụng dọc theo đường thẳng cắt hai điểm. Lực tỉ lệ thuận với tích khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Do đó, phương trình cho định luật vạn vật hấp dẫn có dạng:

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

Câu 2:

- Mục tiêu của Vật lí là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng.

- Mục tiêu học tập môn Vật lí: Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính:

+ Có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí.

+ Hiểu được các quy luật tự nhiên, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.

- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.

Bước 4

- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Giáo viên nhấn mạnh lại những ý chính cần nắm.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ.

a. Mục tiêu:

- Phân tích và nêu được một số ảnh hưởng của vật lí đối với cuộc sống, đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ kiến thức, kĩ năng vật lí được sử dụng trong một số lĩnh vực khác nhau

b. Tổ chức thực hiện:

Bước thực hiện

Nội dung các bước

Bước 1

- Giáo viên nêu vấn đề: Kết quả thu nhận Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ.

- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh đọc mục II. Trang 6 làm phiếu học tập số 3.

Bước 2

Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm với nội dung của bài:

II. VẬT LÍ VỚI CUỘC SỐNG, KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ.

- Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ.

- Ảnh hưởng của Vật lí trong một số lĩnh vực:

+ Vật lí với sự phát triển công nghệ Nano: Các nhà Vật lí đã đạt được những kết quả nghiên cứu đột phá về các đối tượng có kích thước cỡ nanomet. Tạo nên những vật dụng siêu nhỏ với những công dụng gần như không tưởng. (Có thể đọc thêm ở phần “Bạn có biết?”)

+ Vật lí với sự phát triển lazer và y học: Những nghiên cứu về bức xạ ánh sáng đã giúp các nhà vật lí phát hiện ra một loại bức xạ có độ đơn sắc, độ kết hợp và tính định hướng cao, đó là tia laser.

Trong y học, dao mổ bằng tia laser là dụng cụ mang lại lợi ích to lớn trong phẫu thuật. Bằng loại dao mổ vô cùng tiện dụng này bác sĩ có thể thực hiện những vết mổ rất nhỏ, mau lành và thậm chí không để lại vết sẹo trên da.

+ Vật lí với sự phát triển giao thông: Công nghệ chế tạo pin và acquy thế hệ mới thúc đẩy ngành sản xuất ô tô điện, tạo ra các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

+ Vật lí với sự phát triển bền vững: Nghiên cứu vật lí bán dẫn và phát triển các loại vật liệu mới cho phép tạo ra những ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời.

- Vai trò của vật lí trong sự phát triển các công nghệ nêu trên cho thấy sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với cuộc sống con người. Mọi thiết bị mà con người sử dụng hàng ngày đều ít nhiều gắn với những thành tựu nghiên cứu của Vật lí.

- Tuy nhiên, việc ứng dụng các thành tựu của vật lý vào công nghệ không chỉ mang lại lợi ích cho nhân loại mà còn có thể làm ô nhiễm môi trường sống, hủy hoại hệ sinh thái,… nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích.

Bước 3

Báo cáo kết quả và thảo luận. Đại diện nhóm trình bày.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Tri thức vật lí có ảnh hưởng rất rộng, là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ.

* Ví dụ chứng tỏ tri thức vật lí giúp tránh được nguy cơ gây tổn hại về sức khỏe hoặc tài sản.

- Tri thức vật lí là cơ sở giúp bạn hiểu cách hoạt động của lò vi sóng, giúp bạn biết vì sao không được cho vật kim loại vào lò và tại sao hoạt động của lò vi sóng có thể ảnh hưởng đến máy điều hòa nhịp tim.

- Tri thức vật lí giúp mô tả cách dòng điện chạy qua các mạch điện trong gia đình, tránh được các vụ cháy nổ, …

Câu 2: Ảnh hưởng của vật lí đối với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ:

+ Vật lí với sự phát triển công nghệ Nano: Các nhà Vật lí đã đạt được những kết quả nghiên cứu đột phá về các đổi tượng có kích thước cỡ nanomet. Tạo nên những vật siêu nhỏ với những công dụng gần như không tưởng. (Có thể đọc thêm ở phần “Bạn có biết?”)

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

+ Vật lí với sự phát triển lazer và y học: Những nghiên cứu về bức xạ ánh sáng đã giúp các nhà vật lí phát hiện ra một loại bức xạ có độ đơn sắc, độ kết hợp và tính định hướng cao, đó là tia laser.

Trong y học, dao mổ bằng tia laser là dụng cụ mang lại lợi ích to lớn trong phẫu thuật. Bằng loại dao mổ vô cùng tiện dụng này bác sĩ có thể thực hiện những vết mổ rất nhỏ, mau lành và thậm chí không để lại vết sẹo trên da.

+ Vật lí với sự phát triển giao thông: Công nghệ chế tạo pin và acquy thế hệ mới thúc đẩy ngành sản xuất ô tô điện, tạo ra các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

+ Vật lí với sự phát triển bền vững: Nghiên cứu vật lí bán dẫn và phát triển các loại vật liệu mới cho phép tạo ra những ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời.

- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.

Bước 4

- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

- Giáo viên nhận định: Vai trò của vật lí trong sự phát triển các công nghệ nêu trên cho thấy sự ảnh hưởng to lớn của nó đối với cuộc sống con người. Mọi thiết bị mà con người sử dụng hàng ngày đều ít nhiều gắn với những thành tựu nghiên cứu của Vật lí. Tuy nhiên, việc ứng dụng các thành tựu của vật lý vào công nghệ không chỉ mang lại lợi ích cho nhân loại mà còn có thể làm ô nhiễm môi trường sống, hủy hoại hệ sinh thái,… nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích.

Giáo án Vật lí 10 Cánh diều (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Vật lí lớp 10

 

................................

................................

................................

 

Trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Vật lí 10 Bài mở đầu Cánh diều

Để mua Giáo án Vật lí 10 Bài mở đầu Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Vật lí 10 Bài 1: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí

Giáo án Vật lí 10 Bài 2: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo

Giáo án Vật lí 10 Bài 3: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được

Đánh giá

0

0 đánh giá