Chữ bầu lên nhà thơ: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Kết nối tri thức Ngữ văn 10

327

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ – Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức)

I. Tác giả Lê Đạt

Chữ bầu lên nhà thơ– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Lê Đạt (1929 – 2008) tên khai sinh là Đảo Công Đạt, quê ở tỉnh Bắc Giang. Ông là nhà thơ luôn có ý thức tìm tôi, cách tân, đề cao lao động chữ nghĩa và từng tự nhận mình là “phu chữ".

- Tác phẩm chính: Bóng chữ (thơ, 1994), Hèn đại nhân (tập truyện, 1994), Ngỏ lời (thơ, 1997), Mi là người bình thường (tập truyện, 2007), U75 từ tình (thơ – đoàn ngôn, 2007). Năm 2006, Lê Đạt được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

II. Tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

1. Thể loạiTiểu luận

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

 Văn bản được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

  Tác phẩm bày tỏ  quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ của tác giả. Theo ông, sáng tác thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để sáng tác ra một tác phẩm thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ khác với các thể loại văn học khác, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình suy nghĩ, tìm từ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải tác giả phải mất một quá trình làm việc chăm chỉ  trên những trang giấy để tạo ra một kiệt tác hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một tác phẩm xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.

5. Bố cục tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

- Phần 1 Từ đầu….khác nhau về hóa trị: tác giả giải thích các thuật ngữ

- Phần 2 Tiếp theo…cuộc bỏ phiếu của chữ: điều tác giả ghét

- Phần 3 Còn lại: viết về nhà thơ

6. Giá trị nội dung tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

- Tác giả viết về nghề làm thơ và những giá trị làm nên một tác phẩm thành công

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

- Văn phong tự nhiên

- Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

1. Giải thích các thuật ngữ

- Ý ngôn tại

Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh, nó còn là công cụ làm rõ quan niệm của người viết mà đó còn là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật trong bài viết.

- Các chữ sử dụng trong bài thơ cần có sự tương quan,  có sự liên kết với các câu thơ, phải có độ vang, sức gợi cảm, gợi sự hứng thú với người đọc và thể hiện được tiếng lòng của nhà thơ.

- Nghĩa Tự vị sách tra cứu, có chức năng tập hợp, xếp loại và giải nghĩa các đơn vị chữ thuộc một hệ thống văn tự đặc thù như chữ Hán, chữ Nôm. hiện nay thường được đồng nhất với tự điển, từ điển và được xem là cách gọi cũ của tự điền, từ điển

- Một bài thơ được sáng tác không phải chỉ dựa vào nghĩ tiêu dùng và tự vị

+ Nhà thơ dựa vào diện mạo, độ vang vọng và âm thanh của bài thơ

+ Sức gợi cảm của chữ có mối liên quan đến các câu, và bài thơ

2. Vai trò của tác phẩm

Tác phẩm đưa ra kiến thức về hoạt động sáng tạo thơ ca:

- Sáng tác thơ ca là cả một quá trình phức tạp và gian khổ, một con đường chông chênh, vất vả

- Muốn tạo ra một bài thơ hay thì phải biết chữ và hiểu chữ. Phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc.

- Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm hứng hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ.

IV. Đọc tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

1 Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ;

- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”,

- Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa.

- Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ. 

- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, súc gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ.

Nói như Va-lê-ri, chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hoá trị. [...]

2 Người ta hay nói đến công phu người viết tiểu thuyết. Tôn-xtôi đã chữa đi chữa lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hòa bình. Phlô-be cân nhắc chữ trên cân tiểu li như một thầy lang bốc những vị thuốc công phạt" có thể chết người.

Nhưng các nhà lí thuyết ít nói đến công phu của nhà thơ. Ngược lại thiên hạ sinh ca tụng những nhà thơ viết tức khắc trong những cơn bốc đồng, những nhà thơ thiên phú.

Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.

Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng là kì ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuổi, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần.

Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời.

Có người hiểu lầm câu nói của Trang Tử vứt thánh bỏ trí để coi thường việc học tập, rèn luyện, làm như Trang Tử khuyến khích một nỗ lực vô văn hoá.

Vứt thánh bỏ trí được lắm. Nhưng trước khi vút, khi bỏ phải có đã chứ.

Tôi rất ghét cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ; các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.

Đó là những nhà thơ chủ yếu sống bằng vốn trời cho.

Mà trời tuy là kho vô tận, thường khi cũng bản xin lắm. Hình như tất cả những người “cho” đều bủn xỉn. Và hoàn

toàn sống dựa vào viện trợ, dầu là hào phóng vô tư nhất,nhiều khi còn khổ quá đi ăn mày.

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lục điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go, ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ."

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét; Chữ bầu lên nhà thơ.

Gia-bét muốn nói rằng không có chúc nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ" hay Pét-xoa – nhà thơ lớn Bồ Đào Nha – đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vich-to Huy-gô,

Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

3 Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả. 

Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.

Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tuỵ đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

 Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá