Dưới bóng hoàng lan: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Kết nối tri thức Ngữ văn 10

366

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Dưới bóng hoàng lan Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Dưới bóng hoàng lan – Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức)

I. Tác giả Thạch Lam

- Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân)

- Sinh ra và học tập tại Hà Nội. tử nhỏ cùng chị gái sống ở quê ngoại, kí ức tuổi thơ đã lưu lại những dấu ấn sâu đậm trong sáng tác văn chương của Thạch Lam nhất là trong Hai đứa trẻ

- Bản thân Thạch Lam là con người có tâm hồn nhạy cảm, rất mực đôn hậu giàu lòng trắc ẩn đặc biệt là với người dân nghèo thành thị và những số phận trẻ thơ

- Các tác phẩm chính:

+ Các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942)

+ Tiểu thuyết Ngày mới (1939)

+ Tập tiểu luận Theo dòng (1941)

+ Tùy bút Hà Nội ba sáu phố phường (1943)

Dưới bóng hoàng lan– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

1. Thể loạiTruyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong Tuyển tập Thạch Lam

3. Phương thức biểu đạtTự tự

4. Tóm tắt tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

“Dưới bóng hoàng lan” là truyện ngắn không có cốt truyện. “Dưới bóng hoàng lan” có 4 nhân vật: hai bà cháu, cô thôn nữ Nga và cây hoàng lan. Thanh là một đứa trẻ mồ côi, một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh đi tỉnh làm, lần trở về thăm bà gần nhất cách đó đã hai năm. Mái nhà xưa và bóng bà “che mát” tâm hồn đứa cháu; hương thơm và bóng hoàng lan ướp hương và ủ ấp cho một mối tình êm đẹp “dịu ngọt chăng tơ…

Dưới bóng hoàng lan– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

Chia văn bản làm 3 phần

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Nghe quen quá mà Thanh không nhớ được”: Thanh trở về nhà thăm bà thăm nhà trong tâm trạng hạnh phúc, nghẹn ngào.

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ngồi ở bên đèn”: Biểu hiện tình cảm của Thanh và Nga

- Đoạn 3: Còn lại: Thanh tạm biệt mọi người trở lại tỉnh làm việc.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

1. Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan”

- Gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.

- Nói đến nhân chứng cho tình cảm giữa Thanh và Nga.

2. Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện

* Thanh trở về thăm nhà.

- Khi được trở về với không gian thân thuộc - ngôi nhà của bà, Thanh lúc nào cũng thấy bình yên và thong thả, bởi vì căn nhà có thửa vườn này đối với Thanh là một nơi mát mẻ và hiền lành, ở đó có người bà lúc nào cũng chờ đợi để yêu thương Thanh.

Khi nhận ra cây hoàng lan, Thanh đã nhớ đến đến câu chuyện của tuổi thơ ngày mà Thanh thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Ấy là ngày mà cha mẹ Thanh hãn còn. Thanh nhận ra thời gian trôi qua thật nhanh, cái cây ngày nào giờ đã lớn.

Đây là trạng thái của sự hoài niệm ở nhân vật.

3. Những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh

- Hành động:

+ Nga sang giúp bà nấu cơm, Thanh thấy tiếng Nga, chạy vội ra.

+ Thanh dắt tay Nga ra vườn xem; với cành hoa hoàng lan xuống thấp để Nga tìm hoa.

+ Nga vẫn hay nhặt hoa hoàng lan khi Thanh đi vắng.

+ Thanh nhất quyết mời Nga ăn cơm.

- Lời nói: nhẹ nhàng thể hiện nỗi nhớ của Nga ("Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá.")

- Tâm trạng của Thanh: nửa buồn nửa vui.

- Suy nghĩ: Thanh biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc và biết Nga vẫn luôn chờ đợi mình.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá