Đất nước: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Cánh diều Ngữ văn 10

538

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Đất nước Ngữ văn 10 (Cánh diều) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Đất nước – Ngữ văn 10 (Cánh diều)

I. Tác giả Nguyễn Đình Thi

1. Tiểu sử – Cuộc đời

– Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.

– Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.

– Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.

Đất nước (Nguyễn Đình Thi) - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

2. Sự nghiệp văn học

II. Tác phẩm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

a. Phong cách nghệ thuật

– Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.

– Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

b. Tác phẩm chính

– Thơ: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 – 1955); Nhớ; Lá đỏ….

– Tiểu thuyết “Xung kích“, “Vỡ bờ”; “Thu đông năm nay” (1954), “Bên bờ sông Lô” (1957), “Vào lửa” (1966), “Mặt trận trên cao” (1967…

– Phê bình văn học: Tiểu luận “Nhận đường”.

– Kịch: Con nai đen (1961); Hoa và Ngần (1975); Giấc mơ (1983); Rừng trúc (1978); Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979); Người đàn bà hóa đá (1980); Tiếng sóng (1980); Cái bóng trên tường (1982); Trương Chi (1983); Hòn Cuội (1983 – 1986).

1. Thể loạiThể thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

– Bài thơ được sáng tác trong một thời gian dài (1948-1955), tương đương với thời kì chống thực dân Pháp.

– Bài thơ có những đoạn lấy từ hai bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” (1948) và “Đêm mitting” (1949), đến năm 1955, Nguyễn Đình Thi viết thêm phần sau “Ôi những cánh…”

=> Dù viết nhiều lần nhưng bài thơ vẫn là một chỉnh thể nghệ thuật và là một trong những bài thơ hay nhất của Nguyễn Đình Thi và văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám viết về đề tài đất nước.

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả

4. Nội dung chính tác phẩm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

- Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến trong không gian rộng lớn. Đất nước gần gũi, thiêng liêng, vĩ đại và anh hùng.

Đất nước (Nguyễn Đình Thi) - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

– Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”: Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.

– Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

- Bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước. Đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa; về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương.

- Bài thơ thể hiện những cảm xúc sâu lắng tinh tế của tác giả về Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp đau thương nhưng anh dũng, kiên cường và chiến thắng vẻ vang.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

- Các câu thơ dài, ngắn xen kẽ nhau, nhịp điệu biến đổi linh hoạt.

- Hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao.

- Nhà thơ chú ý diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình. Trong đó có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

1. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm

- Sáng mùa thu trong thiên nhiên trong lành của núi rừng Việt Bắc ⇒ tác giả nhớ về mùa thu của Hà Nội năm xưa.

- Một mùa thu đẹp, đặc trưng nhưng cũng rất buồn.

- Những con người ra đi dứt khoát nhưng cũng đầy lưu luyến.

2. Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc

- Những thay đổi:

+ Tâm trạng con người: hào hứng, sôi nổi khi đứng giữa đất trời tự do.

+ Những hình ảnh, tính từ, điệp từ: khẳng định chủ quyền, sự trù phú, giàu có của đất nước.

+ Sự suy tư, và tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.

3. Những suy tư và cảm nhận về đất nước

- Đau thương, căm hờn quyết tâm đứng lên chiến đấu:

+ Những hình ảnh tương phản ⇒ sự đau thương của đất nước trong chiến tranh.

+ Những từ ngữ diễn tả tâm trạng ⇒ sự hài hoà giữa cái chung – riêng, tình yêu lứa đôi – tình yêu đất nước.

+ Kẻ thù huỷ hoại tất cả đời sống tinh thần cũng như vật chất.

+ Những con người hiền lành biến tình yêu nước nồng nàn thành sự cháy bỏng căm hờn và kiên quyết chiến đấu giành quyền sống chính đáng.

+ Đất nước anh dũng, kiên cường:

- Biện pháp đối lập ⇒ sự tàn bạo của giặc và tấm lòng yêu nước của dân ta.

- Sự thay đổi về cảnh vật ⇒ vừa chiến đấu vừa xây dựng.

- Sự thay đổi con người ⇒ giản dị mà bất khuất, kiên cường, quật khởi.

+ Con người VN đã đứng đúng tư thế hào hùng rũ bỏ vết nhơ nô lệ.

- Tổng kết

+Đây là bài thơ hay nhất của đời thơ NĐT.

+ Bài thơ tiêu biểu cho cái nhìn của ông về đất nước: mang vẻ đẹp trong sự đau thương.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá