Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 có đáp án (5 phiếu)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 có đáp án (5 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 có đáp án (5 phiếu)

Câu 1: Ý nghĩa của câu chuyện Thầy thuốc như mẹ hiền?

A. Ca ngợi y thuật, tài năng của Hải Thượng Lãn Ông

B. Kể lại câu chuyện cuộc đời đầy sóng gió của danh y Lê Hữu Trác

C. Giải thích vì sao Lê Hữu Trác lại có tên là Hải Thượng Lãn Ông

D. Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông

Câu 2: Ý nghĩa của câu chuyện Thầy cúng đi bệnh viện?

A. Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan của cụ Ún cùng một bộ phận những người dân tộc thiểu số.

B. Kể lại hành trình chữa bệnh đầy gian nan và li kì của cụ Ún

C. Nêu lên phương pháp chữa sỏi thận một cách đơn giản và hiệu quả

D. Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan; giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.

Câu 3: Tìm lỗi sai trong cách câu sau và sửa lại cho đúng

a. Mẹ em mua một cân hạt giẻ với rá vô cùng dẻ

b. Hồi bé, mỗi lần không vui em lại được mẹ ôm dào lòng dỗ dề, dỗ giành

Câu 4: Tìm lỗi sai trong cách câu sau và sửa lại cho đúng

a. Mỗi lần đi tim em đều rất sợ, nhìn thấy kiêm tim mà tiêm cứ đập thình thịch.

b. Mớ rau díp nằm ngay cạnh con dao diếp

Câu 5: Em hãy điền các từ còn thiếu vào các chỗ trống sau sao cho hợp lý

- Bảng màu đen gọi là bảng……

- Mắt màu đen gọi là mắt………..

- Ngựa màu đen gọi là ngựa………..

- Mèo màu đen gọi là mèo………….

- Chó màu đen gọi là chó…………….

- Quần màu đen gọi là quần …………..

(Từ gợi ý: đen, thâm, mun, huyền, ô, mực)

Câu 6: Những từ nào sau đây có thể dùng để miêu tả đôi mắt của một em bé

A. to, đen, long lanh, linh động

B. đục mờ, lờ mờ

C. mịn màng, trắng trẻo

D. mềm mượt, đen nhánh, thẳng dài

Câu 7: Những từ nào sau đây có thể dùng để miêu tả bầu trời?

A. Cao, trong, xanh thẳm, không gợn mây

B. Xám xịt, u ám

C. Trong veo, gợn sóng

D. Cả A và B

Câu 8: Từ nào dưới đây có thể dùng để miêu tả cơn mưa?

A. Tí tách

B. Lộp độp

C. Ào ào

D. Cả A, B, C

Câu 9: Các từ nào có thể dùng để miêu tả tính cách của một người?

A. Thấp, béo, mảnh khảnh, lùn tịt, vạm vỡ, thon thả

B. Trắng trẻo, hồng hào, mịn màng, mềm mại, đen đúa

C. Hiền lành, ghê gớm, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù, lười biếng, hài hước.

D. Ngủ, ăn , nói, cười, đi lại, chạy, nhảy

Câu 10: Viết bài văn tả hoạt động của một người thân trong gia đình em.

Đáp án:

Câu 1:

Ý nghĩa của câu chuyện Thầy thuốc như mẹ hiền

Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách của Hải Thượng Lãn Ông

Chọn đáp án: D

Câu 2:

Ý nghĩa của câu chuyện Thầy cúng đi bệnh viện:

Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan; giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.

Đáp án đúng: D.

Câu 3:

a. Mẹ em mua một cân hạt giẻ với  vô cùng dẻ

giẻ-> dẻ, rá -> giá, dẻ-> rẻ

b. Hồi bé, mỗi lần không vui em lại được mẹ ôm dào lòng dỗdề, dỗ giành

dào -> vào, dỗ dề-> vỗ về, giành -> dành

Câu 4:

a. Mỗi lần đi tim em đều rất sợ, nhìn thấy kiêmtim mà tiêm cứ đập thình thịch.

tim -> tiêm, kiêm tim -> kim tiêm, tiêm -> tim

b. Mớ rau díp nằm ngay cạnh con dao diếp

díp -> diếp, diếp -> díp

Câu 5:

- Bảng màu đen gọi là bảng đen

- Mắt màu đen gọi là mắt huyền

- Ngựa màu đen gọi là ngựa ô

- Mèo màu đen gọi là mèo mun

- Chó màu đen gọi là chó mực

- Quần màu đen gọi là quần thâm

Câu 6:

Các từ có thể dùng để miêu tả đôi mắt của em bé là: to, đen, long lanh, linh động

Đáp án đúng: A.

Câu 7:

- Trong veo, gợn sóng có thể dùng để miêu tả mặt nước hồ

Cao, trong, xanh thẳm, không gợn mây và xám xịt, u ám có thể dùng để miêu tả bầu trời

Đáp án đúng: D. Cả A và B

Câu 8:

Cả ba từ tí tách, lộp động, ào ào đềo có thể sử dụng để miêu tả cơn mưa.

Đáp án đúng: D. Cả A, B, C

Câu 9:

- Thấp, béo, mảnh khảnh, lùn tịt, vạm vỡ, thon thả -> Tả hình dáng của một người

- Trắng trẻo, hồng hào, mịn màng, mềm mại, đen đúa -> Tả làn da của một người

- Ngủ, ăn , nói, cười, đi lại, chạy, nhảy -> Tả hoạt động của một người

Hiền lành, ghê gớm, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù, lười biếng, hài hước. -> Tả tính cách của một người

Đáp án đúng: C. Hiền lành, ghê gớm, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù, lười biếng, hài hước.

Câu 10:

Xác định lại đối tượng sẽ miêu tả: Tả mẹ đang nấu cơm

Lập dàn ý

A. Mở bài

- giới thiệu về mẹ

- giới thiệu về khả năng nấu nướng của mẹ

B. Thân bài

- Tả sơ qua về ngoại hình (lựa chọn một số chi tiết tiêu biểu để miêu tả)

- Tả hoạt động nấu ăn

+Mẹ nấu những món gì?

+Thao tác của mẹ ra sao? Nhanh thoăn thoắt hay cẩn thận, tỉ mỉ?

+Dáng vẻ của mẹ khi nấu ăn như thế nào?

C. Kết bài

- Tình cảm của em dành cho mẹ

- Em sẽ làm gì để mẹ vui lòng

Hướng dẫn giải

            Bữa cơm chính là thời điểm mà cả gia đình được sum họp, quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện sau một ngày học tập và làm việc vất vả. Phải chăng vì vậy mà ở nhà em, nấu ăn luôn là thời điểm mà mẹ em vô cùng chăm chút, dành nhiều thời gian và công sức để nấu cho bố con em những bữa ăn ngon.

            Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi, vóc người mẹ cao dong dỏng. Mái tóc dài đen mượt luôn được mẹ em búi gọn gàng phía sau. Mẹ thường đùa với bố con em rằng, mẹ là bếp trưởng nhưng không có bằng cấp nấu ăn, và mẹ có ba khách hàng quen mà mẹ sẽ nấu ăn cho họ cả đời là ba bố con em.

            Hằng ngày, cứ 5 rưỡi chiều, trở về nhà sau khi kết thúc công việc ở cơ quan mẹ lại bắt đầu với công việc bếp núc. Hái mớ rau tươi ở ngoài vườn nhà trồng được, căn bếp lại sáng lên vì có bóng dáng mẹ. Sau khi cắm xong nồi cơm, đôi bàn tay mảnh khảnh của mẹ bắt đầu sắp xếp nguyên liệu chuẩn bị cho việc nổi lửa nấu nướng. Em giống như chú mèo nhỏ, quanh quẩn lăng xăng quanh chân mẹ, giúp mẹ vài việc lặt vặt. Hôm nay mẹ sẽ chiêu đã cả nhà món rau cải nấu thịt, cá rán rim cà chua và nem rán. Toàn những món em thích. Trong khi em giúp mẹ nhặt rau cải đôi bàn tay thoăn thoắt của mẹ đã chuẩn bị xong nguyên liệu của món nem rán. Nào thịt, mộc nhĩ, hành khô, cà rốt, củ đậu, miến,.. đều đã được xay nhỏ và trộn đều chỉ cần cho trứng, trộn đều, gói lại và rán là xong. Căn bếp bắt đầu ấm lên khi mẹ bắc bếp nấu canh, em rửa rau thật sạch rồi đem đến cho mẹ, chẳng mấy chốc mà nồi canh rau cải nấu thịt đã xong. Mẹ lại không ngơi tay, bắc bếp rán cá. Trên gương mặt mẹ vài sợi tóc rơi xuống, vài giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt mẹ. Em thật muốn dùng tay lau giúp mẹ. Mẹ vẫn không ngơi tay ở trong bếp, làm mọi thứ thuần thục, nhịp nhàng vì đó là công việc mà mỗi ngày mẹ đã gửi gắm bao nhiêu yêu thương vào đó. Trong lúc cá rán được cho vào rim, mẹ bắt đầu gói nem để rán. Mùi thơm bốc lên, cả mùi thơm của cá rán rim và nem rán khiến em không kìm được mà lăng xăng quanh mẹ. Những cái nem vàng xuộm thật thích mắt.

            Chỉ trong vòng 1 tiếng mẹ đã làm xong bữa cơm cho gia đình. Trên bàn ăn đã bày ngay ngắn, gọn gàng một món canh và hai món thức ăn. Thêm một bát nước chấm mẹ vừa pha xong, em lấy 4 chiếc bát và 4 đôi đũa ra để chuẩn bị cho bữa cơm, vừa lúc đó tiếng xe bíp bíp vang lên, bố em cũng đã đi làm về rồi.

            Nhịp sống hối hả hằng ngày đều dừng lại trước cửa nhà em nhường chỗ cho những yêu thương và ấm áp. Mỗi lần ăn những bữa cơm ngon cho mẹ nấu, em đều tự nhủ phải ngoan ngoãn, học tập thật tốt hơn nữa để bố mẹ luôn vui và hài lòng vì có em.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I/ Bài tập về đọc hiểu

Thằng Cay ở bản Xốp-ò

            Cay không được đi học. Bố mẹ Cay đều bị câm và điếc. Cay lớn lên khỏe mạnh nhưng chỉ ê a được mấy tiếng. Nhiều lần Cay lén đến trường, ghé tai vào vách nứa nghe cô giảng. Giờ ra chơi, Cay lại lủi vào rừng…

             Một lần, Cay thấy ở lưng dốc có một cô bé vai mang cặp sách, tay cầm cây nứa nhỏ cố rướn người chọc quả dâu da. Cay thoăn thoắt trèo lên cây ngắt chùm quả chín đưa cho cô bé, ánh mắt như muốn nói: “Ăn đi!”. Cô bé cảm ơn Cay. Cay vội nhặt giúp. Quyển Tiếng Việt lật mở, Cay bị cuốn hút vào những hình vẽ vui mắt. Thấy thế, cô bé hỏi: “Cay thích học chữ à?”. Cay gật đầu. “Nhưng cay không biết nói làm sao học được?”. Cay thừ người rồi vội bỏ đi như để xua nỗi buồn tủi…

                Hôm sau, Cay lại đến chỗ cây dâu da. Cay hái rất nhiều quả chín nhưng chờ mãi chẳng thấy cô bé đến. Khi về nhà, Cay tròn mắt ngạc nhiên: đang ngồi bên mẹ Cay là cô bé ấy. Thấy Cay về, mắt cô bé sáng lên, cô mở cặp lấy ra quyển Tiếng Việt đưa cho Cay: “Tớ là Na. Tớ sang bày cho cậu học.”. Cay cười hiền lành, mắt rơm rớm….Rồi Cay chạy vào nhà, lấy quyển vở bìa xanh đưa cho Na. Na tròn mắt kinh ngạc: không biết Cay học từ lúc nào mà đã viết được những dòng chữ ngày hàng thẳng lối…

              Chuyện thằng Cay ở bản Xốp-ò lan nhanh đến các bản khác. Các tổ chức đoàn thể đến thăm, cho quà. Được bà con giúp đỡ, chỉ vài ngày, gia đình Cay đã có căn nhà lá rộng rãi ở bản mới. Giờ đây, Cay tới lớp học với khuôn mặt rạng rỡ…

(Theo Đình Thanh Quang)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cay có hoàn cảnh đáng thương như thế nào?

a - Bố, mẹ bị câm điếc, Cay cũng chỉ ê a mấy tiếng, không được đi học.

b - Bố, mẹ bị câm điếc, Cay khỏe mạnh nhưng chỉ biết nói vài tiếng

c - Không được đi học, Cay thường lén đến trường đứng ngoài nghe giảng.

Câu 2. Cay và cô bé làm quen với nhau như thế nào?

a - Gặp và làm quen với cô bé khi cùng đi hái quả dâu da ở lưng dốc

b - Trèo lên cây hái giúp dâu da, nhặt hộ sách vở khi cô bé làm rơi

c - Gặp và làm quen với cô bé khi đang học lén ở trường bị cô bắt gặp

Câu 3. Vì sao cô bé biết Cay rất thích học chữ?

a - Vì biết Cay thường đi nghe lén bài giảng của cô giáo ở trường

b - Vì Cay nói với cô bé là mình rất thích học chữ và đến trường

c - Vì thấy Cay bị hút vào những hình vẽ trong sách Tiếng Việt

Câu 4. Câu chuyện kết thúc như thế nào?

a - Cô bé sang nhà dạy Cay học nhưng rất ngạc nhiên vì Cay đã biết đọc

b - Cô bé sang nhà dạy Cay học nhưng rất ngạc nhiên vì Cay đã biết viết

c - Cay được mọi người giúp đỡ để có nhà ở, được đến trường đi học

Câu 5. Bạn Cay trong câu chuyện có đức tính gì đáng yêu?

a - Thật thà, tốt bụng

b - Thật thà, ham học

c - Ham học, tốt bụng

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) r, d hoặc gi : …..ành quà cho bé,…ành chiến thắng, đọc….ành mạch

b) iêm hoặc im : lúa ch…, tổ ch…, t… thuốc, quả t…

c) iêp hoặc ip : rau d…, buồn ngủ d… mắt, chất d… lục, d… may

Câu 2. Xếp 15 từ sau thành 3 nhóm từ đồng nghĩa và viết vào từng cột trong bảng:

anh dũng, nhân từ, trung thực, nhân hậu, dũng cảm, nhân ái, thành thật, gan dạ, chân thật, nhân đức, thực thà, can đảm, phúc hậu, thẳng thắn, gan góc

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

……..

………

 

……..

………

……..

………

Câu 3. Chọn từ chỉ màu trắng thích hợp (phau phau, trắng hồng, trắng bệch, trắng xóa ) điền vào chỗ trống trong các câu thơ sau:

- Tuyết rơi ……… một màu

Vườn chim chiều xế …... cánh cò.

Da ……… người ốm o

Bé khỏe đôi má non tơ …………

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) tả khuôn mặt của một em bé, trong đó có sử dụng ít nhất 2 từ đồng nghĩa chỉ màu trắng hoặc màu đen:

Đáp án:

I/ Bài tập về đọc hiểu

Câu 1: Cay có hoàn cảnh rất đáng thương: Bố mẹ bị câm điếc, Cay cũng chỉ ê a mấy tiếng, không được đi học.

Chọn đáp án: a

Câu 2: Cay và cô bé làm quen với nhau khi Cay trèo lên cây hái giúp dâu da, nhặt hộ sách vở khi cô bé làm rơi.

Chọn đáp án: b

Câu 3: Cô bé biết Cay rất thích học chữ vì thấy Cay bị hút vào những hình vẽ trong sách Tiếng Việt.

Chọn đáp án: c

Câu 4: Kết thúc của câu chuyện là Cay được mọi người giúp đỡ để có nhà ở, được đến trường đi học.

Chọn đáp án: c

Câu 5: Bạn Cay trong câu chuyện có đức tính đáng yêu đó là thật thà, ham học

Chọn đáp án: b

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1:

a) r, d hoặc gi : dành quà cho bé, giành chiến thắng, đọc rành mạch

b) iêm hoặc im : lúa chiêm, tổ chim, tiêm thuốc, quả tim

c) iêp hoặc ip : rau diếp, buồn ngủ díp mắt, chất diệp lục, dịp may

Câu 2:

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

anh dũng, dũng cảm, gan dạ, can đảm, gan góc

nhân từ, nhân hậu, nhân ái, nhân đức, phúc hậu

trung thực, thành thật, chân thật, thực thà, thẳng thắn

 

 

Câu 3:

- Tuyết rơi trắng xóa một màu

Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò.

Da trắng bệch người ốm o

Bé khỏe đôi má non tơ trắng hồng

Câu 4

Bống là em gái của em. Năm nay Bống mới 2 tuổi. Bống có khuôn mặt bầu bĩnh, dễ thương. Làn da trắng mịn. Đôi má phúng phính, trắng hồng, lúc cười lộ ra mấy cái răng sữa khiến ai nhìn cũng muốn nựng má. Đôi mắt đen to, linh động nhìn đông ngó tây khiến ai cũng phải bật cười. Bống thật đáng yêu!

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

Câu 1. Hãy viết những từ ngữ chứa các tiếng dưới đây

 

a) rẻ / dẻ/ giẻ ; rây/ dây/ giây

rẻ: .....................

rây: .....................

dẻ: .....................

dây: .....................

giẻ: .....................

giây: .....................

M: rây bột / nhảy dây / giây phút

b) vàng / dàng; vào / dào; vỗ / dỗ

vàng: ............

vào: ............

vỗ: ............

dàng: ............

dào: ............

dỗ: ............

M: sóng vỗ / dỗ dành

c) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêm hay im

chiêm: ............

liêm: ............

chim: ............

lim: ............

M: thanh liêm / gỗ lim

d) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêp hay ip

diếp: ............

kiếp: ............

díp: ............

kíp: ............

M: rau diếp / buồn ngủ díp mắt

Câu 2. Điền những tiếng thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây. Biết rằng:

(1): chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi.

(2): chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d

Thầy quên mặt nhà con (1) ............ hay sao?

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo:

- Cậu hãy (2) ........ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) ........ lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá !

Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, (1) ........ lại tự họa chính mình ngồi cạnh. (2) ........ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:

- Anh (2) ........ hình chị nào treo đó?

Anh ta trở lời:

- Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1) ........ hay sao?

Ông bố vợ nói tiếp:

- Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà trông tướng mạo kì (2) ........ vậy?

Câu 3. Hãy viết những từ ngữ chứa các tiếng dưới đây

a) rẻ / dẻ/ giẻ ; rây/ dây/ giây

rẻ: giá rẻ, đắt rẻ, rẻ quạt, rẻ súng, riêng lẻ,...

rây: rây bột, rây cháo,...

dẻ: hạt dẻ, mảnh dẻ, da dẻ,...

dây: dây thun, nhảy dây, dây điện, dây phơi,...

giẻ: giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân,...

giây: phút giây, giây bẩn, giây mực,...

b) vàng / dàng; vào / dào; vỗ / dỗ

vàng: vàng hoe, vàng lựng, vàng chanh,...

vào: ra vào, vào nhà,...

vỗ: vỗ về, sóng vỗ, vỗ vai,...

dàng: dịu dàng, dễ dàng,...

dào: dồi dào, dào dạt,...

dỗ: dỗ dành, dỗ ngon dỗ ngọt, thí dỗ,...

c) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêm hay im

chiêm: lúa chiêm, chiêm tinh, chiếm hữu,...

liêm: lưỡi liềm, liêm khiết, liếm láp

chim: chim chích bông, chim chóc, ....

lim: lim dim, ngọt lịm, chết lịm

d) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêp hay ip

diếp: rau diếp, diếp cá,...

kiếp: kiếp người, số kiếp, kiếp nạn,...

díp: díp mắt, díp mí, ...

kíp: cần kíp, kíp nổ,...

Câu 4. Điền những tiếng thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây. Biết rằng:

(1): chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi.

(2): chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d

Thầy quên mặt nhà con (1) rồi hay sao?

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo:

- Cậu hãy (2) vẽ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) rồi lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá!

Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, (1) rồi lại tự họa chính mình ngồi cạnh. (2) vẽ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:

- Anh (2) vẽ hình chị nào treo đó?

Anh ta trở lời:

- Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1) rồi hay sao?

Ông bố vợ nói tiếp:

- Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà trông tướng mạo kì (2) dị vậy?

Câu 5: Lập dàn ý chi tiết một trong các đề bài gợi ý sau:

1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.

2. Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em, ....) của em.

3. Tả một bạn học của em.

4. Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá, cô giáo, thầy giáo, ...) đang làm việc.

Đáp án:

Câu 1. Hãy viết những từ ngữ chứa các tiếng dưới đây

a) rẻ / dẻ/ giẻ ; rây/ dây/ giây

rẻ: giá rẻ, đắt rẻ, rẻ quạt, rẻ súng, riêng lẻ,...

rây: rây bột, rây cháo,...

dẻ: hạt dẻ, mảnh dẻ, da dẻ,...

dây: dây thun, nhảy dây, dây điện, dây phơi,...

giẻ: giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân,...

giây: phút giây, giây bẩn, giây mực,...

b) vàng / dàng; vào / dào; vỗ / dỗ

vàng: vàng hoe, vàng lựng, vàng chanh,...

vào: ra vào, vào nhà,...

vỗ: vỗ về, sóng vỗ, vỗ vai,...

dàng: dịu dàng, dễ dàng,...

dào: dồi dào, dào dạt,...

dỗ: dỗ dành, dỗ ngon dỗ ngọt, thí dỗ,...

c) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêm hay im

chiêm: lúa chiêm, chiêm tinh, chiếm hữu,...

liêm: lưỡi liềm, liêm khiết, liếm láp

chim: chim chích bông, chim chóc, ....

lim: lim dim, ngọt lịm, chết lịm

d) Các tiếng chỉ khác nhau ở vần iêp hay ip

diếp: rau diếp, diếp cá,...

kiếp: kiếp người, số kiếp, kiếp nạn,...

díp: díp mắt, díp mí, ...

kíp: cần kíp, kíp nổ,...

Câu 2. Điền những tiếng thích hợp với mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện vui dưới đây. Biết rằng:

(1): chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi.

(2): chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d

Thầy quên mặt nhà con (1) rồi hay sao?

Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo:

- Cậu hãy (2) vẽ ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) rồi lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá!

Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần, (1) rồi lại tự họa chính mình ngồi cạnh. (2) vẽ xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.

Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:

- Anh (2) vẽ hình chị nào treo đó?

Anh ta trở lời:

- Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1) rồi hay sao?

Ông bố vợ nói tiếp:

- Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà trông tướng mạo kì (2) dị vậy?

Câu 3. Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ sau:

Từ

Đồng nghĩa

Trái nghĩa

a) Nhân hậu

nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu,...

bất nhân, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn,...

b) Trung thực

thành thực, thành thật, thật thà, chân thật,...

dối trá, gian dối, gian manh, xảo quyệt,...

c) Dũng cảm

anh dũng, mạnh dạn, gan dạ, bạo dạn,...

nhát gan, nhát cáy, hèn yếu, bạc nhược,...

d) Cần cù

chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, tần tảo,...

lười biếng, lười nhác,...

Câu 4. Đọc bài Cô Chấm (Tiếng Việt 5, tập một, trang 156), nêu nhận xét về tính cách của cô Chấm và tìm những chi tiết, hình ảnh trong bài minh họa cho nhận xét của em.

Tính cách cô Chấm

Chi tiết, hình ảnh minh họa

- Trung thực, thẳng thắn

Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, nói ngay, nói thẳng băng, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm, được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa

- Chăm chỉ, yêu lao động

Chấm thì cần cơm và lao động để sống, Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được

- Giản dị

Chấm không đua đòi may mặc, Chấm mộc mạc như hòn đất

- Giàu tình cảm, dễ xúc động

Hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương, khóc gần suốt buổi, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt

Câu 5:

Đề 1

1. Mở bài:

Bé Hoa là em gái của em.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Bé hai tuổi.

- Dáng vóc bụ bẫm.

- Làn da trắng hồng.

- Cặp mắt đen láy, hàng mi cong vút.

- Khuôn mặt bầu bĩnh.

- Hai má phúng phình, có lúm đồng tiền.

- Tóc đen mượt.

- Miệng chúm chím, môi đỏ hồng.

- Tay chân no tròn, có ngấn.

b) Tính nết, hoạt động:

- Biết vâng lời, ít khóc nhè.

- Giọng nói ngọng nghịu.

- Đi chưa vững nhưng thích đi, thích chạy.

- Thích được dẫn đi chơi.

- Thích chơi với búp bê.

3. Kết bài:

- Bé Hoa là niềm vui của tôi.

- Em rất yêu quí em gái bé bỏng của mình.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

Câu 1. Tự kiểm tra vốn từ của mình:

a) Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm đồng nghĩa: đỏ, trắng, xanh, hổng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son.

b) Điền mỗi tiếng sau vào chỗ trống cho thích hợp: đen, thâm, mun, huyền, ô, mực:

- Bảng màu đen gọi là bảng .........

- Mèo màu đen gọi là mèo ...

- Mắt màu đen gọi là mắt .........

- Chó màu đen gọi là chó ...

- Ngựa màu đen gọi là ngựa .........

- Quần màu đen gọi là quần ...

Câu 2. Đọc bài văn Chữ nghĩa trọng văn miêu tả (Tiếng Việt 5, tập một, trang 160). Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây:

Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.

........................

Miêu tả đôi mắt của một em bé.

........................

Miêu tả dáng đi của một người.

........................

Câu 3. ĐỌC BIÊN BẢN VỀ VIỆC MÈO VẰN ĂN HỐI LỘ CỦA NHÀ CHUỘT (Tiếng Việt 5, tập một, trang 161 - 162), trả lời câu hỏi: Nội dung và cách trình bày biên bản ở đây có những điểm gì giống và khác với biên bản cuộc họp (Tiếng Việt 5, tập một trang 140 -141)?

Câu 4. Giả sử em là bác sĩ trực phiên cụ Ún trốn viện (bài Thầy cúng đi bệnh viện). Dựa theo mẫu BIÊN BẢN VỀ VIỆC MÈO VẰN ĂN HỐI LỘ CỦA NHÀ CHUỘT, em hãy lập biên bản về việc này.

Đáp án:

Câu 1. Tự kiểm tra vốn từ của mình:

a) Xếp các tiếng sau đây thành những nhóm đồng nghĩa: đỏ, trắng, xanh, hổng, điều, bạch, biếc, đào, lục, son

- đỏ - điều - son

- trắng - bạch

- xanh - biếc - lục

- hồng - đào

b) Điền mỗi tiếng sau vào chỗ trống cho thích hợp: đen, thâm, mun, huyền, ô, mực:

- Bảng màu đen gọi là bảng đen

- Mèo màu đen gọi là mèo mun

- Mắt màu đen gọi là mắt huyền

- Chó màu đen gọi là chó mực

- Ngựa màu đen gọi là ngựa ô

- Quần màu đen gọi là quần thâm

Câu 2. Đọc bài văn Chữ nghĩa trọng văn miêu tả (Tiếng Việt 5, tập một, trang 160). Từ gợi ý của bài văn trên, em hãy đặt câu theo một trong những yêu cầu dưới đây:

Miêu tả một dòng sông, dòng suối hoặc dòng kênh đang chảy.

- Dòng sông Tiền cuồn cuộn chảy phù sa đục ngầu con nước.

Miêu tả đôi mắt của một em bé.

- Mắt bé tròn xoe và sáng long lanh như hai hòn bi ve.

Miêu tả dáng đi của một người.

- Bà Hai bước đi những bước liêu xiêu trong ráng chiều chạng vạng.

Câu 3.

Giống nhau

Khác nhau

- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.

- Phần mở đầu: có quốc hiệu, tiêu ngữ và tên biên bản.

- Phẩn chính: thời gian, địa điểm, thành phẩn có mặt, diễn biến sự việc.

- Nội dung của biên bản cuộc họp là báo cáo, phát biểu

- Phần kết: ghi tên và chữ kí của người có trách nhiệm.

+ Nội dung biên bản: "Mèo vằn ăn hối lộ nhà chuột" có lời khai của những người có mặt.

Câu 4.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN VỀ VIỆC BỆNH NHÂN TRỐN VIỆN

Hồi 6 giờ 30 phút sáng, ngày 15 - 8 - 2017, chúng tôi gồm những người sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Lục Xuân Ún trốn viện.

- Bác sĩ trực ca: Bác sĩ Bùi Đức Việt, y tá: Trịnh Văn Minh

- Bệnh nhân phòng số 207: Lò Văn Quảng, Tống Mạnh Sinh

Tóm tắt sự việc:

Bệnh nhân Lục Xuân Ún được chẩn đoán là bị sỏi thận, đang trong thời gian chờ mổ.

- Y tá Trịnh Văn Minh phát hiện bệnh nhân vắng mặt hồi 20 giờ đêm ngày 14-8-2017.

- Bệnh nhân Lò Văn Quảng nói: 22 giờ vẫn không thấy ông Ún về.

- Bệnh nhân Tống Mạnh Sinh: Ông Ún nói ông Ún đau nhưng ông không tin bác sĩ người Kinh có thể chữa được bệnh cho ông. Mổ bụng ông ra rồi nó không vá lại được, ông chết luôn thì sao. Ông về cho thầy cúng Thái bắt ma ra thôi.

- Kết luận: Ông Ún sợ mổ, đã bỏ về nhà.

Đề nghị Ban Giám đốc bệnh viện cho tìm gấp ông Ún, thuyết phục ông quay trở lại bệnh viện để mổ.

Các thành viên có mặt kí tên:

Bùi Đức Việt

Trịnh Văn Minh

Lò Văn Quảng

Tống Mạnh Sinh

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Hai bệnh nhân trong bệnh viện

Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong.

Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy ở bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con trèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ.

Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng.

Nhưng rồi đến một hôm, người nằm bên cửa sổ bất động. Các cô ý tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi và ông đã qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ có một bức tường chắn.

Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp:

- Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi!

   (Theo NVD)

a) Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài như thế nào?

b) Khi được chuyển ra nằm gần cửa sổ, người bệnh nằm giường phía trong thấy ngạc nhiên về điều gì?

c) Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có điểm gì đáng quý? Khoanh tròn vào ý em chọn.

A. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác.

B. Thích tưởng tượng bay bổng, có tâm hồn bao la rộng mở.

C. Có tâm hồn bao la rộng mở, thiết tha yêu quý cuộc sống.

D. Yêu quý cuộc sống bản thân, luôn vui vẻ với bạn cùng phòng.

Câu 2: Xác định nghĩa của từ chặt trong các câu sau và khoanh vào từ đồng âm, từ nhiều nghĩa)

a) Vốn nhà nghèo nên mẹ tôi chi tiêu rất chặt.

b) Cây xà nu trong rừng bị chặt ngang thân, nhựa ứa ra.

c) Trên sông, những người công nhân đóng cọc bê tông rất chặt để chuẩn bị làm cầu.

Câu 3: Khoanh tròn chữ cái trước những thành ngữ, tục ngữ nói về đức tính chăm chỉ:

a) Một nắng hai sương.

b) Thức khuya dậy sớm.

c) Chín bỏ làm mười.

d) Đứng mũi chịu sào.

e) Dầm mưa dãi nắng.

Câu 4: Gạch dưới từ ngữ không thuộc nhóm và đặt tên cho nhóm:

a) Các từ ngữ: cha,mẹ, chú, dì, ông, bà, cố, cụ, thím, mợ, cô, bác, cậu, anh chị, lớp trưởng, em, cháu, chắt, dượng, anh rể, chị dâu.

- Tên nhóm từ ngữ là: ...

b) Các từ ngữ: thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, anh chị lớp trên, anh họ, các em lớp dưới, anh(chị), phụ trách Đội, bảo vệ.

- Tên nhóm từ ngữ là: ...

c) Các từ ngữ: công nhân, nông dân, họa sĩ, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, thủy thủ, bạn bè, hải quân, phi công, tiếp viên hàng không, thợ lặn, thợ dệt, thợ điện, bộ đội, công an, dân quân tự vệ, học sinh, sinh viên.

- Tên nhóm từ ngữ là: ...

Câu 5: Đặt câu với mỗi thành ngữ, tục ngữ sau:

Lá lành đùm lá rách, Một nắng hai sương, Thức khuya dậy sớm.

Câu 6: Sắp xếp các từ sau đây thành 4 nhóm từ đồng nghĩa:

giỏi, cừ, kém, khá, đuối, tài, thường, xoàng, ít, nhiều, ối, hiếm, (một) ít, khối.

Câu 7: Đặt câu theo yêu cầu sau rồi xác định rõ chủ ngữ vị ngữ trong các câu vừa đặt.

a) Có cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân- kết quả

b) Có cặp quan hệ từ chỉ điều kiện - kết quả.

Câu 8: Viết đoạn văn tả hoạt động của em bé.

Đáp án:

Câu 1:

a. Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài vô cùng sôi động và vui tươi: có công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ.

b. Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài vô cùng sôi động và vui tươi: có công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau đi dạo mát quanh hồ.

c. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác

Câu 2:

a. từ “chặt” này xuất phát từ nghĩa gốc chỉ trạng thái bám rất chắc, rất chặt, khó tách, khó tháo gỡ.

từ “chặt” trong câu a chỉ sự chi tiêu tiết kiệm, tuyệt đối không để thừa thãi hay phung phí.

b. từ “chặt” chỉ hành động làm đứt ngang ra bằng cách dùng vật có lưỡi sắc giáng mạnh xuống.

c. từ “chặt” trong câu này chỉ những vật ở trạng thái bám rất chắc, khó tách, khó rời.

Câu 3:

Những câu thành ngữ, tục ngữ nói về đức tính chăm chỉ đó là:

a. Một nắng hai sương

b. Thức khuya dậy sớm

Câu 4:

a) Các từ ngữ: cha,mẹ, chú, dì, ông, bà, cố, cụ, thím, mợ, cô, bác, cậu, anh chị, lớp trưởng, em, cháu, chắt, dượng, anh rể, chị dâu.

- Tên nhóm từ ngữ là: Gia đình

b) Các từ ngữ: thầy giáo, cô giáo, bạn bè, bạn thân, lớp trưởng, anh chị lớp trên, anh họ, các em lớp dưới, anh(chị), phụ trách Đội, bảo vệ.

- Tên nhóm từ ngữ là: Nhà trường.

c) Các từ ngữ: công nhân, nông dân, họa sĩ, bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, thủy thủ, bạn bè, hải quân, phi công, tiếp viên hàng không, thợ lặn, thợ dệt, thợ điện, bộ đội, công an, dân quân tự vệ, học sinh, sinh viên.

- Tên nhóm từ ngữ là: Nghề nghiệp.

Câu 5:

- Tổ dân phố khu em ở vừa phát động phong trào lá lành đùm lá rách, mỗi gia đình quyên góp một chút tiền.

- Những người nông dân vất vả một nắng hai sương để làm ra hạt ngọc dâng đời.

- Mẹ em ngày nào cũng vất vả thức khuya dậy sớm để kiếm tiền lo cho chúng em.

Câu 6:

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

giỏi, cừ, tài

kém, khá, đuối, thường, xoàng

ít, hiếm, (một) ít

khối, ối, nhiều

Câu 7:

a) Có cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân- kết quả

trời mưanênđường trơn.

CN1     VN1     CN2     VN2

b) Có cặp quan hệ từ chỉ điều kiện - kết quả.

Nếu kì này em / được học sinh giỏithìbố mẹ / sẽ cho em đi nghỉ mát ở Hạ Long.

   CN1     VN1     CN2     VN2

Câu 8:

Em Bo nhà tôi năm nay đã được gần 2 tuổi rồi. Em đang ở tuổi tập nói, tập đi. Mỗi khi tập đi, em chống đôi tay nhỏ xuống sàn, nâng người đứng dậy, hai chân mập mạp đứng dạng ra, hai cánh tay nhiều ngấn giống như đeo vòng dang rộng hai bên để giữ thăng bằng. Bo bước từng bước chập chững tiến về phía trước. Khi ba tôi vỗ tay khen em, em khoái chí cười tít mắt, rồi bập bẹ “ba…ba..”. Mải tập nói, người em lảo đảo, không vững. Em bỗng ngồi phịch xuống sàn, bật cười khúc khích để lộ mấy chiếc 

Đánh giá

0

0 đánh giá