Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tiêu đề Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện, biết cách làm các dạng bài tập Tiếng Việt lớp 5 từ đó học tốt Tiếng Việt lớp 5.

Chỉ 100k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu)

I – Bài tập về đọc hiểu

Thả thuyền

Trời đang chuyển mưa. Những đám mây bông xô nhau dạt về phía chân trời nhường chỗ cho những đám mây đen nặng như chì vần vũ như muốn kéo toạc bầu trời xuống thấp. Sấm rền vang, chớp thi nhau vạch những đường loằng ngoằng lóe sáng. Gió từ đâu thổi đến làm cho cây cơm nguội trước sân oằn mình nghiêng ngả. Những chiếc lá trên cành run rẩy, lắc lư rồi rơi xuống đất, nằm trơ trọi.

Mưa bắt đầu rơi. Tí tách…tí tách rồi lộp bộp…lộp bộp. Những hạt mưa to dần, to dần… Mưa như trút nước lên mặt sân…Nước mưa ướt sũng trên nền gạch rồi tràn xuống vỉa hè chảy thành dòng lênh láng.

Được một lúc, cơn mưa tạnh dần rồi dứt hẳn. Những chú chim nấp trong hốc cây, vòm lá giờ bay ra chuyển cành hót líu lo. Trời quang đãng hơn, những đám mây trắng lại nối đuôi nhau bồng bềnh trên vòm trời xanh thẳm.

Trước sân, có tiếng ríu rít của bọn trẻ đang xúm lại chơi thả thuyền. Những chiếc thuyền bằng giấy đủ màu được lần lượt thả xuống dòng nước. Chiếc nào cũng tròng trành, nghiêng ngửa một lúc rồi mới lướt đi băng băng. Bọn trẻ thích thú đuổi theo những chiếc thuyền, vừa chạy vừa reo hò. Đoàn thuyền trôi xa dần. Bỗng dòng nước chững lại rồi đột ngột chồm lên chui tọt vào miệng cống. Những chiếc thuyền xoay tròn mấy vòng rồi mất hút trong dòng xoáy sủi bọt. Bọn trẻ tần ngần hồi lâu rồi lập tức chạy ngay về nhà lấy thêm những chiếc thuyền mới. Cứ thế, hàng loạt chiếc thuyền được thi nhau thả xuống. Đã thấy lác đác xuất hiện những chiếc thuyền lá. Thuyền lá bao giờ cũng trôi nhanh hơn thuyền giấy, có lẽ vì lá không thấm nước. Từ đây cuộc đua thuyền đã trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết. Bọn trẻ reo hò, tranh cãi nhau xem thuyền của đứa nào trôi nhanh nhất. Chiếc thuyền trở thành niềm hi vọng của mỗi chủ nhân nhỏ tuổi. Dường như chúng đang chở trên mình cả một thời bé dại.

Hãy cứ trôi đi thuyền nhỏ chở những nụ cười, niềm vui của một thời trẻ con hồn nhiên, nghịch ngợm đến miền tuổi thơ được tắm mát bằng những cơn mưa.

(Hà Thị Bình Thanh)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1 : Bài văn trên nói về điều gì?

- Cảnh mưa rào đến rồi tạnh hẳn và cảnh vật thiên nhiên sau mưa

b- Cảnh mưa rào và trò chơi thả thuyền của các bạn nhỏ sau mưa

c- Những kỉ niệm khó quên thời thơ ấu của tác giả và các bạn nhỏ

Câu 2 : Cảnh vật thanh bình sau cơn mưa được miêu tả qua đoạn văn nào?

a- Đoạn 1 (“Trời dang chuyển mưa đến nằm trơ trọi.”)

b- Đoạn 2 (“Mưa bắt đầu rơi đến thành dòng lênh láng.”)

c- Đoạn 3 (“Được một lúc đến vòm trời xanh thẳm.”)

Câu 3 : Nội dung chính của đoạn “Trước sân đến một thời bé dại.” là gì?

a- Cảnh thả thuyền trên sông của các bạn nhỏ

b- Trò chơi thả thuyền của các bạn nhỏ sau mưa

c- Cảnh chơi thả thuyền giấy của các bạn nhỏ

Câu 4 : Hình ảnh chiếc thuyền giấy “chở trên mình cả một thời bé dại” ý nói gì ?

a- Chiếc thuyền đem theo cả niềm vui thời trẻ con hồn nhiên, nghịc ngợm

b- Chiếc thuyền chở theo cả tiếng cười thích thú của bọn trẻ khi vui chơi

c- Chiếc thuyền chở theo cả một thời quá khứ rất dại dột của bọn trẻ con.

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1 : Ghi dấu hỏi, dấu ngã, đúng quy tắc trên các chữ in nghiêng:

a) quyên sách, nhuần nhuyên

b) phát triên, nhân nghia

c) cái thuông, đôi đua

d) khen thương, chưa bài

Câu 2 : Xếp những từ sau vào chỗ trống thích hợp ở các ô trong bảng:

nhỏ, bé, nhỏ bé, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhen, đẹp, tươi, đẹp tươi, đẹp đẽ, đẹp xinh, đèm đẹp, vui, mừng, vui chơi, vui thích, vui vẻ, vui vầy

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 3 : Tìm 2 từ đồng nghĩa, 2 từ trái nghĩa với từ in đậm ở cột A và ghi vào từng ô trong bảng :

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 4 : Cho biết từ in đậm (kèm theo VD trong ngoặc đơn) ở cột A là từ đồng âm hay từ nhiều nghĩa (bằng cách ghi dấu + vào cột tương ứng trong bảng):

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 5 : Hoàn thành đơn xin học môn tự chọn (Tin học hoặc Tiếng Anh, Tiếng Pháp,…) theo mẫu dưới đây :

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I – 1.b 2.c 3.b 4.a

Phần II-

Câu 1 : .a) quyển sách, nhuần nhuyễn

b) phát triển, nhân nghĩa

c) cái thuổng, đôi đũa

d) khen thưởngchữa bài

Câu 2 :

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 3 :

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 4 :

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 5 : VD

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cay đi học

Gia đình Cay sống một mình trong rừng. Bố mẹ em đều bị câm và điếc. Cay lớn lên khỏe mạnh nhưng cũng chỉ ê a được mấy tiếng nên không được tới trường.

Một hôm, đang chơi ở thung dốc. Cay thấy một cô bé vai mang cặp sách, tay cầm cây nứa nhỏ cố rướn người chọc quả dâu da. Đó là Na, một học sinh lớp 5. Cay bèn trèo lên cây ngắt chùm quả chín đưa cho bạn. Lúc mở cặp cất chùm quả. Na sơ ý làm rơi sách vở xuống đất. Cay vội nhặt giúp. Quyển Tiếng Việt lật mở, Cay bị hút vào những hình vẽ vui mắt. Thấy thế, Na hỏi: “ Cay thích học chữ à?”. Cay gật đầu. “Nhưng Cay không biết nói, làm sao học được?”. Cay thừ người rồi vội bỏ đi như để giấu buồn tủi...

Na kể về Cay với cô giáo, cô xúc động. Cô tới nhà Cay, kiểm tra khả năng nghe, nói của em. Cô tin rằng em hoàn toàn bình thường, chỉ vì sống tách biệt mọi người, không được tập nói từ bé nên em chưa nói được. Cô giáo vận động gia đình Cay về với dân bản, cho Cay đi học.

Chuyện cậu bé Cay học chữ lan nhanh đến các bản. Được bà con giúp đỡ, chỉ vài ngày, Cay đã có căn nhà lá rộng rãi ở bản mới. Giờ đây, Cay tới lớp học với khuân mặt rạng rỡ...

   (Theo Đinh Quang Thanh)

a) Vì sao Cay không được đi học?

b) Cay có thái độ như thế nào khi Na bị rơi sách?

c) Khi Na kể chuyện của Cay với cô giáo, cô đã khuyên gia đình Cay điều gì?

d) Theo em, chúng ta cần cư xử thế nào đối với những người khuyết tật?

Câu 2: Gạch dưới tiếng không cùng vần với các tiếng còn lại trong mỗi nhóm sau:

a) hoa, cua, quả, òa.

b) củi, múi, khỉ, bụi.

c) quan, khoan, khuân, loan

d) chua, múa, quạ, rùa

Câu 3: Sắp xếp các tính từ sau vào nhóm thích hợp: vuông, xanh ngắt, xinh, xinh xinh, mềm, đỏ chói, tròn xoe, tròn tròn, vàng, sâu thẳm, đo đỏ, nhè nhẹ, nhỏ xíu, cong, vuông chằn chặn, dài ngoẵng, chăm.

Câu 4: Phân loại các từ trong hai khổ thơ dưới đây theo cấu tạo của chúng rồi ghi vào chỗ trống thích hợp trong bảng.

Cô giáo lớp em

Cô/ dạy/em /tập/viết/

Gió/ đưa/ thoảng/ hương/ nhài!/

Nắng/ ghé/ vào/ cửa/ lớp/

Xem/ chúng/ em/ học/ bài/

Những/ lời/ cô/ giáo/ giảng/

Ấm/ trang/ vở/ thơm tho/

Yêu thương/ em/ ngắm/ mãi/

Những/ điểm/ mười/ cô/ cho/

(Theo Nguyễn Xuân Sanh)

Câu 5:

a. Các từ: khát vọng, hi vọng, khát khao, mơ ước có quan hệ gì sau đây?

A. Là các từ đồng âm

B. Là các từ đồng nghĩa.

C. Một từ nhiều nghĩa.

b. Đặt một câu với một trong các từ ở mục a.

Câu 6: Em hãy viết đơn xin học môn tự chọn theo mẫu sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

   ......., ngày ....... tháng ....... năm .......

ĐƠN XIN HỌC MÔN TỰ CHỌN

Kính gửi: Ban Giám hiệu nhà trường

Em tên là: .......... Nam, nữ .....

Sinh ngày: ..........

Tại: ..........

Quê quán: ..........

Địa chỉ thường trú: ..........

Học sinh lớp: ..........

Em làm đơn này kính xin gửi Ban Giám hiệu nhà trường: ..........

Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy cảu nhà trường đề ra và học tốt môn tự chọn này.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Ý kiến của phụ huynh học sinh    Người làm đơn

Đáp án:

Câu 1:

a. Cay không được đi học là do gia đình Cay sống một mình trong rừng, bố mẹ em đều bị câm và điếc, em lớn lên khoẻ mạnh nhưng cũng chỉ ê a được mấy tiếng nên không được tới trường.

b. Khi Na bị rơi sách, Cay đã nhặt sách giúp bạn và lập tức bị thu hút bởi những hình vẽ bên trong, cay thích được học chữ.

c. Khi Na kể chuyện của Cay với cô giáo, cô giáo đã vận động gia đình Cay về với dân bản, cho Cay đi học.

d. Chúng ta cần tôn trọng những người khuyết tật và giúp đỡ họ khi cần thiết.

Câu 2:

a) hoa, cua, quả, òa.

b) củi, múi, khỉ, bụi.

c) quan, khoan, khuân, loan

d) chua, múa, quạ, rùa

Câu 3:

Tính từ không có mức độ

Tính từ có mức độ giảm nhẹ

Tính từ có mức độ cao nhất

vuông, xinh, mềm, vàng, cong, chăm

xinh xinh, tròn tròn, đo đỏ, nhè nhẹ, nhỏ xíu

xanh ngắt, đỏ chói, tròn xoe, sâu thẳm, nhỏ xíu, vuông chằn chặn, dài ngoẵng

Câu 4:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (4 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 5 có đáp án

Câu 5:

a. Đáp án B. Là các từ đồng nghĩa

b. Đặt một câu với một trong các từ ở mục a.

- Em mơ ước sau này trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho mọi người.

Câu 6:

Hoàn thiện đơn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 13 tháng 2 năm 2018

ĐƠN XIN HỌC MÔN TỰ CHỌN

Kính gửi: Ban Giám hiệu nhà trường

Em tên là: Hoàng Thúy Ngân .. Nữ

Sinh ngày: 10 tháng 1 năm 2008

Tại: Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Quê quán: Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Địa chỉ thường trú: Số 9, Ngõ 233, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Học sinh lớp: 5A

Em làm đơn này kính xin Ban Giám hiệu nhà trường: xem xét đơn cho em xin học môn tự chọn tại trường.

Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của nhà trường đề ra và học tốt môn tự chọn này.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Ý kiến của phụ huynh học sinh

Gia đình chúng tôi kính mong ban giám hiệu nhà trường đồng ý xé duyệt cho con tôi được học lớp tự chọn.

 

Người làm đơn

Ngân

Hoàng Thúy Ngân

 

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

Câu 1. Đọc mẩu chuyện vui Nghĩa của từ “cũng” (Tiếng Việt 5, tập một, trang 171), thực hiện các yêu cầu sau:

a) Viết lại một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu khiến có trong mẩu chuyện.

b) Ghi lại những dấu hiệu của mỗi kiểu câu nói trên.

Kiểu câu

Ví dụ

Dấu hiệu

Câu hỏi

   

Câu kể

   

Câu cảm

   

Câu khiến

   

Câu 2. Chép các kiểu câu kể và thành phần của các câu ấy có trong mẩu chuyện sau vào ô thích hợp trong bảng:

Quyết định độc đáo

Cách đây không lâu, lãnh đạo Hội đồng thành phố Nót-tinh-ghêm ở nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt 1 bảng. Ông Chủ tịch Hội đồng thành phố tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả. Đây là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.

Kiểu câu

Thành phần câu

Trạng ngữ

Chủ ngữ

Vị ngữ

Ai làm gì?

     

Ai thế nào?

     

Ai là gì?

   



 

Câu 3. Điền vào chỗ trống để hoàn thành đơn xin học sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày …… tháng …… năm ……..

ĐƠN XIN HỌC

Kính gửi Thầy (Cô) Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở ………

Em tên là: …………

Nam, nữ: …………

Sinh ngày: …………

Tại: …………

Quê quán: …………

Địa chỉ thường trú: …………

Đã hoàn thành chương trình Tiểu học

Tại Trường Tiểu học: …………

Em làm đơn này xin đề nghị Trường Trung học cơ sở ………… xét cho em được vào học lớp 6 của Trường.

Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt.

Em xin trân trọng cảm ơn

Ý kiến của cha mẹ học sinh

…………

Người làm đơn

…………

Câu 4. Em hãy viết đơn gửi Ban Giám hiệu xin được học môn tự chọn (về ngoại ngữ, tin học,…) hoặc đơn theo gợi ý của thầy cô.

Đáp án:

Câu 1.

Kiểu câu

Ví dụ

Dấu hiệu

Câu hỏi

Nhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn ạ?

Câu dùng để hỏi điều chưa biết.

Cuối câu có dấu chấm hỏi.

Câu kể

Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.

Câu dùng để kể sự việc.

Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm.

Câu cảm

Thế thì đáng buồn quá!

- Câu bộc lộ cảm xúc.

- Cuối câu có dấu chấm than.

- Trong câu có các từ: quá, đâu.

Câu khiến

Em hãy cho biết đại từ là gì.

Câu nêu yêu cầu, đề nghị.

Trong câu có từ hãy.

Câu 2.

Kiểu câu

Thành phần câu

Trạng ngữ

Chủ ngữ

Vị ngữ

Ai làm gì?

Cách đây không lâu,

1. lãnh đạo Hội đồng thành phố Not-tinh-ghêm ở nước Anh.

đã quyết định phạt tiền các công chức nói hoặc viết tiếng Anh không đúng chuẩn.

2. Ông chủ tịch Hội đồng thành phố.

tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả.

Ai thế nào?

Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi

1. công chức

sẽ bị phạt một bảng.

2. số công chức trong thành phố.

khá đông

Ai là gì?

 

Đây

Là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh

Câu 3:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 08 năm 2018

ĐƠN XIN HỌC

Kính gửi Thầy (Cô) Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn

Em tên là: Đỗ Minh Khang

Nam, nữ: Nam

Sinh ngày: 24/10/2008

Tại: Thành phố Hồ Chí Minh

Quê quán: Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ thường trú: 12 Hòa Bình – phường 2 – Quận 11, TP.HCM

Đã hoàn thành chương trình Tiểu học

Tại Trường Tiểu học: Lạc Long Quân

Em làm đơn này xin đề nghị Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn xét cho em được vào học lớp 6 của Trường.

Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt.

Em xin trân trọng cảm ơn

Ý kiến của cha mẹ học sinh

Chúng tôi trân trọng đề nghị nhà trường chấp nhận đơn xin học của con em chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn nhà trường.

Kí tên

Hóa

Đỗ Sỹ Hóa

Người làm đơn

Đỗ Minh Khang

Câu 4.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2018

ĐƠN XIN HỌC MÔN TỰ CHỌN

Kính gửi thầy: Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân

Em tên là: Nguyễn Đức Hoàng Minh

Sinh ngày: 10/10/2008

Tại: Thành phố Hà Nội

Quê quán: Thành phố Hà Nội

Địa chỉ thường trú: 14/5 Hai Bà Trưng – Hà Nội.

Học sinh lớp 5A.

Em làm đơn này kính đề nghị thầy xét cho em được học môn tiếng Anh theo chương trình tự chọn.

Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Em xin trân trọng cảm ơn

Ý kiến của cha mẹ học sinh:

Chúng tôi kính mong nhà trường chấp nhận đơn xin học lớp tiếng Anh của con tôi là Nguyễn Đức Hoàng Minh.

Xin chân thành cảm ơn nhà trường.

Kí tên

Việt

Nguyễn Đức Việt

Người làm đơn

Minh

Nguyễn Đức Hoàng Minh

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

Câu 1. Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát dưới đây vào mô hình cấu tạo vần:

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Con

     

ra

     

tiền

     

tuyến

     

xa

     

xôi

     

Yêu

     

bầm

     

yêu

     

nước

     

cả

     

đôi

     

mẹ

     

hiền

     

Câu 2. Viết lại những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên:

Câu 3. a) Viết vào bảng phân loại các từ trong khổ thơ sau đây theo cấu tạo của chúng. Biết rằng các từ đã được phân cách với nhau bằng dấu gạch xiên.

Hai/ cha con/ bước/ đi/ trên/ cát/

Ánh/ mặt trời/ rực rỡ/ biển/ xanh/

Bóng/ cha/ dài/ lênh khênh/

Bóng/ con/ tròn/ chắc nịch./

b) Tìm thêm ví dụ mịnh họa cho các kiểu cấu tạo từ (mỗi kiểu thêm 3 ví dụ), rồi ghi vào bảng phân loại.

Từ

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

a) Từ trong khổ thơ

     

b) Từ tìm thêm

     

Câu 4. Các từ in đậm trong mỗi nhóm dưới đây quan hệ với nhau như thế nào? (Đó là những từ đồng nghĩa, đồng âm hay một từ nhiều nghĩa?) Đánh dấu (+) vào ô trống thích hợp trong bảng dưới đây:

Ví dụ

Từ đồng nghĩa

Từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm

a) đánh cờ

đánh giặc

đánh trống

     

b) trong veo

trong vắt

trong xanh

     

c) thi đậu

xôi đậu

chim đậu trên cành

     

Câu 5. Tìm và viết lại các từ đồng nghĩa với những từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) trong bài Cây rơm (Tiếng Việt 5, tập một, trang 167)

tinh ranh

   

Dâng

   

êm đềm

   

Giải thích vì sao nhà văn chọn 3 từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) nói trên mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó.

Câu 6. Điền từ trái nghĩa thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a) Có mới nới ……

b) Xấu gôc, ……. nước sơn.

c) Mạnh dùng sức, ……. dùng mưu.

Đáp án:

Câu 1. Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát dưới đây vào mô hình cấu tạo vần:

Con ra tiền tuyến xa xôi

Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Con

 

o

n

ra

 

a

 

tiền

 

 

tuyến

u

n

xa

 

a

 

xôi

 

ô

 

Yêu

 

u

bầm

 

â

m

yêu

 

u

nước

 

ươ

c

cả

 

a

 

đôi

 

ô

i

mẹ

 

e

 

hiền

 

n

Câu 2. Viết lại những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên: tiền/ hiền, xôi/ đôi.

Câu 3.

Từ

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

a) Từ trong khổ thơ

hai, bước, đi, tròn, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng, cha, dài, con, tròn

cha con, mặt trời, chắc nịch

rực rỡ, lênh khênh

b) Từ tìm thêm

mẹ, con, hát, ru, nhớ

tổ quốc, quê hương, công cha

bụ bẫm, lộng lẫy, long lanh

Câu 4

Ví dụ

Từ đồng nghĩa

Từ nhiều nghĩa

Từ đồng âm

a) đánh cờ

đánh giặc

đánh trống

 

+

 

b) trong veo

trong vắt

trong xanh

+

   

c) thi đậu

xôi đậu

chim đậu trên cành

   

+

Câu 5.

tinh ranh

tinh khôn, ranh mãnh, khôn ngoan, ranh ma.

Dâng

hiến, tặng, biếu, cho, nộp, cống.

êm đềm

êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm.

Nhà văn chọn 3 từ in đậm (tinh ranh, dâng, êm đềm) nói trên mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó vì:

- Không thể thay thế tinh ranh bằng những từ khác vì tinh ranh dùng để chỉ vừa khôn, vừa nghịch nhưng nghiêng về nghịch nhiều hơn. Cũng không thể dùng “khôn ngoan” vì nghiêng về “khôn” nhiều hơn, còn “ranh mãnh, ranh ma” cũng không được dùng chỉ khôn, tuy nhiên lại không ngoan.

- Từ dâng dùng đúng nhất vì nó có thể hiện cách cho rất trân trọng, thanh nhã…

- Từ êm đềm dùng đúng nhất vì nó vừa diễn tả cảm giác dễ chịu của cơ thể, vừa diễn tả cảm giác dễ chịu về tinh thần của con người.

Câu 6.

a) Có mới nới cũ.

b) Xấu gỗ, tốt nước sơn.

c) Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.

Đánh giá

0

0 đánh giá