SBT Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất | Giải SBT Lịch sử lớp 9

505

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất trang 43, 44, 45, 46 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

 Giải SBT Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

Bài tập 1 trang 43 SBT Lịch sử 9: Hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu em cho là sai về lí do thực dân pháp đẩy mạnh khai thác và bóc lột nhân dân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

☐ Pháp là nước thắng trận, nguồn lợi thu được trong chiến tranh nhiều nên muốn đầu tư vào Việt Nam;

☐ Nền tài chính của Pháp bị kiệt quệ sau chiến tranh;

☐ Việt Nam là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú;

☐ Nguồn nhân công ở Việt Nam nhiều và rẻ mạt.

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp

Trả lời:

☒ Pháp là nước thắng trận, nguồn lợi thu được trong chiến tranh nhiều nên muốn đầu tư vào Việt Nam;

Bài tập 2 trang 43 SBT Lịch sử 9: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý không phải là biểu hiện của việc thực dân Pháp tăng cường khai thác ở Việt Nam.

A. Tăng cường phát triển đồn điền; đẩy mạnh khai thác mỏ;

B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ;

C. Đẩy mạnh thu thuế và phát triển giao thông vận tải;

D. Ưu tiên đầu tư vốn vào công nghiệp nặng, chủ yếu là ngành chế tạo máy móc.

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp

Trả lời:

Chọn D. Ưu tiên đầu tư vốn vào công nghiệp nặng, chủ yếu là ngành chế tạo máy móc.

Bài tập 3 trang 44 SBT Lịch sử 9:

a) Em hãy cho biết thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành nào?

Trong những ngành đó, thực dân Pháp đầu tư chủ yếu vào hoạt động gì? Vì sao?

b) Hãy điền vào lược đồ để trống những nguồn lợi của thực dân Pháp ở Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ hai.SBT Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 1)

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp

Trả lời:

a) Thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất vào ngành nông nghiệp và công nghiệp.

- Trong đó:

+ Nông nghiệp: thực dân Pháp tăng cường đầu tư lập các đồn điền cao su.

+ Công nghiệp: Pháp chú trọng hoạt động khai mỏ, chủ yếu là mỏ than.

=> Vì cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.

b, SBT Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 2)

Bài tập 4 trang 45 SBT Lịch sử 9:

a) Em hãy trình bày những biến chuyển trong cơ cấu kinh tế của nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

b) Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng thể hiện chính sách của thực dân Pháp nhằm quản lý chặt chẽ thị trường Việt Nam.

☐ Ban hành đạo luật đánh thuế nặng hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam;

☐ Miễn thuế cho các loại hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam;

☐ Chỉ đánh thuế đối với hai loại hàng hóa là rượu và thuốc phiện;

☐ Không cho hàng hóa Việt Nam được bán ra nước ngoài.

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp, suy luận trả lời.

Trả lời:

a) Những biến chuyển trong cơ cấu kinh tế nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối:

+ Nông nghiệp: vẫn là ngành chủ yếu trong cơ cấu kinh tế quốc dân.

+ Công nghiệp: chiếm tỉ trọng không đáng kể và có sự mất cân đối giữa các ngành công nghiệp nặng với công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng hầu như không phát triển.

+ Thương nghiệp: lệ thuộc nặng nề vào Pháp.

=> Nhận xét: Sự chuyển biến ít nhiều về kinh tế chỉ mang tính chất cục bộ ở một số địa phương, còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

b) ☒ Ban hành đạo luật đánh thuế nặng hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam;

Bài tập 5 trang 45 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời sai về chính sách cai trị của Pháp ở Việt Nam.

☐ Mọi quyền hành trong nước bị thâu tóm trong tay người Pháp;

☐ Vua quan Nam triều chỉ là bù nhìn, tay sai cho Pháp;

☐ Nhân dân Việt Nam không được hưởng chút quyền tự do, dân chủ nào;

☐ Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, khủng bố những người có hành động chống đối.

☐ Mọi vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền đều do người Việt nắm giữ.

b) Hãy trình bày chính sách cai trị của thực dân Pháp về chính trị đối với nhân dân ta theo các nội dung sau:

- Tổ chức hành chính:

- Chính sách dân tộc:

- Chính sách tôn giáo:

- Chính sách ở nông thôn:

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục.

Trả lời:

a)

☒ Mọi vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền đều do người Việt nắm giữ.

b) Chính sách cai trị của thực dân Pháp về chính trị:

- Tổ chức hành chính:

+ Chia nước ta thành 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với ba chế độ chính trị khác nhau.

+ Mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp, vua quan người Việt chỉ là bù nhìn, tay sai.

- Chính sách dân tộc:

+ Thực hiện chính sách chia rẽ dân tộc, vùng miền.

+ Thẳng tay đàn áp, khủng bố mọi hành động yêu nước của nhân dân.

- Chính sách tôn giáo:

+ Thực hiện chính sách chia rẽ giữa các tôn giáo.

- Chính sách ở nông thôn:

+ Triệt để lợi dụng bộ máy cường hào của giai cấp địa chủ phong kiến vào việc củng cố uy quyền và bảo vệ sự thống trị.

+ Khuyến khích hoạt động mê tín, dị đoan, các tệ nạn xã hội,...

Bài tập 6 trang 46 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy đánh dấu x vào ô trống trước trước câu đúng thể hiện chính sách cai trị về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam.

☐ Pháp triệt để thi hành chính sách văn hóa nô dịch đối với nhân dân ta;

☐ Khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan như bói toán, lên đồng;

☐ Khuyến khích các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, mại dâm;

☐ Tổ chức các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian;

☐ Xuất bản báo chí ca ngợi chính sách “khai hóa” của thực dân Pháp;

☐ Reo rắc ảo tưởng hòa bình, hợp tác với thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước;

☐ Mở trường học hạn chế, chủ yếu là trường tiểu học.

b) Những chính sách trên của thực dân Pháp đã dẫn đến hậu quả gì?

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục.

Trả lời:

a)

☒ Pháp triệt để thi hành chính sách văn hóa nô dịch đối với nhân dân ta;

☒ Khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan như bói toán, lên đồng;

☒ Khuyến khích các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, mại dâm;

☒ Xuất bản báo chí ca ngợi chính sách “khai hóa” của thực dân Pháp;

☒ Reo rắc ảo tưởng hòa bình, hợp tác với thực dân cướp nước và vua quan bù nhìn bán nước;

☒ Mở trường học hạn chế, chủ yếu là trường tiểu học.

b) Hậu quả:

- Gây ra tâm lý tự ti dân tộc.

- Trói buộc, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, lạc hậu, làm suy yếu giống nòi dân tộc Việt Nam.

- Tình trạng lai căng về văn hóa, lối sống,… khi tiếp thu các luồng văn hóa phương Tây không có chọn lọc.

Bài tập 7 trang 46 SBT Lịch sử 9: Em hãy điền tiếp nội dung vào sơ đồ sau để làm rõ thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.SBT Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 3)

Phương pháp giải: Xem lại mục III. Xã hội Việt Nam phân hóa.

Trả lời:SBT Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 4)

Đánh giá

0

0 đánh giá