SBT Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) | Giải SBT Lịch sử lớp 9

494

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) trang 47, 48, 49, 50, 51 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

 Giải SBT Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)

Bài tập 1 trang 47 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy hoàn thiện sơ đồ dưới đây để thể hiện ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào cách mạng thế giới:SBT Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 1)

b) Quốc tế Cộng sản được thành lập trên cơ sở những yếu tố nào dưới đây? Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời mà em cho là đúng:

☐ Làn sóng cách mạng dâng cao trên toàn thế giới;

☐ Giai cấp vô sản các nước đã bắt đầu bước lên vũ đài chính trị;

☐ Các đảng cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong các nước tư bản, cũng như các nước thuộc địa và nửa thuộc địa;

☐ Những lực lượng cách mạng của giai cấp vô sản tập hợp lại thành một tổ chức theo đường lối của chủ nghĩa quốc tế vô sản;

☐ Chủ nghĩa đế quốc đang trên đà suy yếu.

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.

Trả lời:

a) SBT Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 2)

b)

☒ Làn sóng cách mạng dâng cao trên toàn thế giới;

☒ Giai cấp vô sản các nước đã bắt đầu bước lên vũ đài chính trị;

☒ Những lực lượng cách mạng của giai cấp vô sản tập hợp lại thành một tổ chức theo đường lối của chủ nghĩa quốc tế vô sản;

Bài tập 2 trang 48 SBT Lịch sử 9: Hãy điền các sự kiện về quá trình phát triển của phong trào cộng sản thế giới vào ô bên phải cho phù hợp với niên đại ở ô bên trái của bảng dưới đây:

Niên đại

Sự kiện

Tháng 3 - 1919

 

Năm 1920

 

Năm 1921

 

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách mạng thế giới.

Trả lời:

Niên đại

Sự kiện

Tháng 3 - 1919

Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) thành lập tại Mát-xcơ-va

Năm 1920

Đảng Cộng sản Pháp được thành lập

Năm 1921

Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập

Bài tập 3 trang 48 SBT Lịch sử 9:

a) Nêu đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ công khai ở nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

b) Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng, thể hiện các hình thức đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 - 1925.

☐ Phát động các phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa;

☐ Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn;

☐ Tấn công vũ trang vào các cơ sở kinh tế của tư bản Pháp;

☐ Đấu tranh chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925)

Trả lời:

a) Đặc điểm:

- Mục tiêu đấu tranh: chống cường quyền, áp bức, đòi các quyền tự do, dân chủ.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giai cấp tư sản dân tộc và các tầng lớp tiểu tư sản trí thức.

- Hình thức đấu tranh: phong phú, đa dạng như: biểu tình, mít tinh, dùng báo chí, thành lập các tổ chức chính trị,…

- Quy mô: diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn,...

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

+ Giai cấp tư sản dân tộc: phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919); đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923);…

+ Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức: thành lập các tổ chức chính trị (Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,…); xuất bản những tờ báo tiến bộ (Chuông rè, An Nam trẻ,…); sự kiện tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái (6 - 1924);…

b)

☒ Phát động các phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa;

☒ Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn;

☒ Đấu tranh chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.

Bài tập 4 trang 49 SBT Lịch sử 9: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu ý đúng nhất thể hiện tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 - 1925:

A. Giai cấp tư sản dùng báo chí để đấu tranh bênh vực quyền lợi của mình.

B. Một số tư sản và địa chủ đã thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng đòi tự do dân chủ, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân nhằm gây áp lực với Pháp.

C. Giai cấp tư sản sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp khi được chúng ban phát cho một số quyền lợi.

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925)

Trả lời:

Chọn C. Giai cấp tư sản sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp khi được chúng ban phát cho một số quyền lợi.

Bài tập 5 trang 49 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy hoàn thiện sơ đồ dưới đây để thể hiện các thành phần và các tổ chức của tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam:SBT Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 3)

b) Hãy nối kết các thông tin ở cột (A) với cột (B) sao cho phù hợp về nội dungSBT Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 4)

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925)

Trả lời:

a)SBT Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 5)

b)SBT Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 6)

Bài tập 6 trang 50 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy điền mốc thời gian vào cột bên trái sao cho phù hợp với sự kiện của phong trào yêu nước dân chủ công khai cho sẵn ở cột bên phải:

Thời gian

Sự kiện

 

Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu (Trung Quốc)

 

Đấu tranh đòi nhà cầm quyền thả Phan Bội Châu

 

Đám tang Phan Châu Trinh

b) Các phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ công khai trong những năm 1919 - 1925 nhằm mục tiêu gì?

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925)

Trả lời:

a)

Thời gian

Sự kiện

Tháng 6-1924

Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện - Quảng Châu (Trung Quốc)

Năm 1925

Đấu tranh đòi nhà cầm quyền thả Phan Bội Châu

Năm 1926

Đám tang Phan Châu Trinh

 b) Mục tiêu:

- Đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp.

- Đòi các quyền tự do, dân chủ.

Bài tập 7 trang 50 SBT Lịch sử 9:

a) Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời sai về nhân tố góp phần cổ vũ, động viên phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam.

☐ Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu;

☐ Đấu tranh của công nhân và thủy thủ Pháp;

☐ Đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc ở Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải;

☐ Đấu tranh và bãi công của công nhân Anh.

b) Hãy trình bày các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất theo thư tự thời gian dưới đây:

- Năm 1922:

- Năm 1924:

- Năm 1926:

Phương pháp giải: Xem lại mục III. Phong trào công nhân (1919-1925)

Trả lời:

a) ☒ Đấu tranh và bãi công của công nhân Anh.

b)

- Năm 1922: cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì, đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.

- Năm 1924: bãi công của của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,…

- Năm 1925: cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Sài Gòn, ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.

Bài tập 8 trang 51 SBT Lịch sử 9: Hãy điền vào bảng dưới đây các thông tin về sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam và ý nghĩa của nó:

Thời gian

Tổ chức cộng sản

Ý nghĩa

Tháng 6 - 1929

 

 

Tháng 8 - 1929

 

 

Tháng 9 - 1929

 

 

Phương pháp giải: Xem mục IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929.

Trả lời:

Thời gian

Tổ chức cộng sản

Ý nghĩa

Tháng 6 - 1929

Đông Dương Cộng sản đảng

- Khẳng định sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong phong trào cách mạng Việt Nam.

- Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 8 - 1929

An Nam Cộng sản đảng

Tháng 9 - 1929

Đông Dương Cộng sản liên đoàn

Đánh giá

0

0 đánh giá