Với giải Câu hỏi 4 trang 64 Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 10: Thực hành đo tần số của sóng âm và tốc độ truyền âm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:
Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm, hãy thiết kế và thực hiện phương án để đo tốc độ truyền âm trong không khí
Câu hỏi 4 trang 64 Vật Lí 11: Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm, hãy thiết kế và thực hiện phương án để đo tốc độ truyền âm trong không khí.
Lời giải:
Mục đích: Đo được tốc độ truyền âm trong không khí.
Dụng cụ:
– Ống cộng hưởng (1) trong suốt bằng nhựa, dài 70 cm, đường kính 40 mm, có gắn thước thẳng.
– Pit-tông bằng kim loại bọc nhựa (2), đường kính 38 mm, có vạch chuẩn xác định vị trí.
– Dây treo pit-tông (3) dài 1,5 m, một đầu có móc treo, vắt qua ròng rọc có đường kính 40 mm.
– Hệ thống giá đỡ gồm trụ thép đặc (4), dài 75 cm, đường kính 10 mm và đế ba chân bằng thép.
– Loa điện động (4 – 3 W) (5), lắp trong hộp bảo vệ có cán bằng trụ thép và lỗ cắm điện.
– Máy phát tần số (0,1 Hz – 1 kHz) (6), tín hiệu hình sin, điện áp ra cực đại 14 V.
– Bộ hai dây nối mạch điện (7), dài 50 cm, hai đầu có phích cắm.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 10.3. Đặt loa điện động gần sát đầu hở của ống cộng hưởng.
Bước 2: Dùng hai dây dẫn điện cấp điện cho loa từ máy phát tần số.
Bước 3: Điều chỉnh thang đo trên máy phát sang vị trí 100 Hz – 1 kHz. Điều chỉnh tần số sóng âm cho phù hợp.
Bước 4: Điều chỉnh biên độ để nghe được âm phát ra từ loa vừa đủ to.
Bước 5: Kéo dần pit-tông lên và lắng nghe âm phát ra. Xác định vị trí thứ nhất của pit-tông khi âm nghe được to nhất và xác định chiều dài cột khí tương ứng. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.
Bước 6: Tiếp tục kéo pit-tông lên và xác định vị trí thứ hai của pit-tông khi âm nghe được lại to nhất và xác định chiều dài cột khí tương ứng. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.
Bước 7: Cho pit-tông về lại sát miệng ống, lặp lại các bước 5 và 6 thêm 4 lần nữa. Ghi số liệu vào Bảng 10.2.
Báo cáo kết quả thí nghiệm:
Do chiều dài cột khí khi có âm to nhất lần thứ nhất và lần thứ hai. Ghi vào bảng số liệu như Bảng 10.2.
Xử lí số liệu để tính toán tốc độ truyền sóng âm trong không khí kèm theo sai số của phép đo.
Xử lí số liệu để ghi nhận tốc độ truyền âm:
– Tính giá trị trung bình: và suy ra: .
– Tính sai số: .
– Tính sai số từ hệ thức: và trình bày kết quả
Xem thêm các bài giải Vật lí 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 62 Vật Lí 11: Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có thể nghe âm thanh từ mọi nơi....
Câu hỏi 1 trang 62 Vật Lí 11: Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm, hãy thiết kế và thực hiện phương án...
Câu hỏi 2 trang 63 Vật Lí 11: Trình bày cách tính sai số tuyệt đối của phép đo. Liệt kê một số ...
Luyện tập trang 63 Vật Lí 11: Hiện nay, ứng dụng SmartScope Oscilloscope trên điện thoại...
Câu hỏi 4 trang 64 Vật Lí 11: Dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm, hãy thiết kế và thực hiện...
Câu hỏi 5 trang 64 Vật Lí 11: Liệt kê một số nguyên nhân gây ra sai số trong phương...
Câu hỏi 6 trang 65 Vật Lí 11: Giải thích vì sao ta có biểu thức:
Luyện tập trang 65 Vật Lí 11: Có thể xác định tốc độ truyền âm trong không khí thông ...
Vận dụng trang 65 Vật Lí 11: Cảm biến âm là cảm biến có nguyên tắc hoạt động tương tự micrô...
Xem thêm các bài giải Vật lí 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện
Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 12: Điện trường
Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 13: Điện thế và thế năng điện
Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 14: Tụ điện
Vật lí 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 15: Năng lượng và ứng dụng của tụ điện
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.