GDQP - AN 11 (Cánh Diều) Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Giáo dục Quốc phòng An ninh 11

886

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải GDQP - AN 11 (Cánh Diều) Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Giáo dục Quốc phòng An ninh 11 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK GDQP Bài 1 từ đó học tốt môn GDQP 11.

GDQP - AN 11 (Cánh Diều) Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Giáo dục Quốc phòng An ninh 11

Mở đầu trang 5 GDQP 11: Trường em tổ chức ngoại khóa môn Giáo dục quốc phòng và an ninh với chủ đề: “Vùng biển Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”. Bạn Hoa được phân công báo cáo về nội dung: Hoàng Sa và Trường Sa - Hai quần đảo thân yêu của Việt Nam. Theo em, bạn Hoa nên chuẩn bị những gì?

Lời giải:

- Với bài báo cáo “Hoàng Sa và Trường Sa - hai quần đảo thân yêu của chúng ta”, theo em, bạn Hoa nên chuẩn bị những nội dung sau:

+ Giới thiệu khái quát về vị trí địa lí của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

+ Phân tích tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.

+ Khái quát những nét chính về: lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Phân tích chủ trương của Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

+ Phân tích trách nhiệm của học sinh trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

I. Một số nội dung chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới

Khám phá 1 trang 5 GDQP 11: Em hãy nêu mục tiêu, quan điểm chỉ đạo của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Lời giải:

- Mục tiêu:

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia - dân tộc;

+ Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người;

+ Xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Quan điểm chỉ đạo:

+ Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

+ Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước.

+ Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Phát huy mạnh mẽ nội lực là nhân tố quyết định, đồng thời tranh thủ tối đa mọi thuận lợi từ bên ngoài.

+ Xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

+ Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kiên trị chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá.

+ Vận dụng đúng đắn quan điểm về đối tác, đối tượng: những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kì thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta.

Luyện tập 1 trang 6 GDQP 11: Bạn A cho rằng mục tiêu quan trọng nhất của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc lãnh thổ của Tổ quốc, bạn B lại cho rằng mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ Đảng. Em hãy nhận xét ý kiến của hai bạn và nêu ý kiến của mình.

Lời giải:

- Nhận xét: ý kiến của 2 bạn A và B đều đúng, nhưng chưa đầy đủ.

- Ý kiến của em: Những mục tiêu quan trọng nhất trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là:

+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia - dân tộc;

+ Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người;

+ Xây dựng xã hội trật tự, kỉ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

II. Một số nội dung Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam

Khám phá 2 trang 6 GDQP 11: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về những vấn đề gì? Em hãy nêu ý nghĩa việc Quốc hội nước ta phê chuẩn Công ước này.

Lời giải:

- Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 gồm 320 điều và 9 phụ lục, quy định về ranh giới lãnh hải, vùng tiếp giáp, thềm lục địa; vùng biển dùng chung, giải quyết các tranh chấp trên biển; bảo vệ môi trường biển.

- Công ước này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết phê chuẩn vào ngày 23-6-1994 và có hiệu lực thi hành từ ngày 16-11-1994.

- Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã:

+ Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

+ Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Khám phá 3 trang 7 GDQP 11: Bạn Hùng nói: “Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã xác định vùng biển của Việt Nam”. Em có đồng ý với bạn Hùng không? Vì sao?

Lời giải:

- Không đồng ý với ý kiến của bạn Hùng. Vì:

+ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là một văn kiện quốc tế bao quát toàn diện những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới

+ Dựa trên cơ sở: những quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; đồng thời, tham khảo các thông lệ quốc tế và thực tiễn của nhiều quốc gia ven biển,… Luật Biển Việt Nam đã được xây dựng và thông qua vào ngày 21-6-2012. Một trong những nội dung chính của Luật Biển Việt Nam là xác định phạm vi của vùng biển Việt Nam.

Khám phá 4 trang 7 GDQP 11: Em hãy tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam.

Lời giải:

- Một số nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam:

+ Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

+ Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

+ Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố.

+ Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

+ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

+ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá 350 hải lí.

+ Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

+ Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Luyện tập 2 trang 8 GDQP 11: Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình: - Bạn H: Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

- Bạn M: Ranh giới ngoài thềm lục địa là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Lời giải:

- Ý kiến của bạn H chưa đầy đủ, vì: theo khoản 2 Điều 3 của Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

- Ý kiến của bạn M không chính xác, vì: theo Điều 11 của Luật Biển Việt Nam năm 2012: Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

III. Một số nội dung về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Khám phá 5 trang 8 GDQP 11: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam được quy định như thế nào?

Lời giải:

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm: đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

- Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Khám phá 6 trang 8 GDQP 11: Em hãy nêu các khái niệm: biên giới quốc gia; biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không của Việt Nam.

Lời giải:

- Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

- Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

- Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

- Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.

Luyện tập 3 trang 9 GDQP 11: Mốc quốc giới ở hình 1.4 là một hình trụ tam giác đánh dấu biên giới chung trên đất liền của 3 quốc gia: Việt Nam, Lào và Campuchia. Em hãy tìm một mốc quốc giới khác trên biên giới đất liền của Việt Nam cũng đánh dấu biên giới chung trên đất liền của 3 quốc gia.

 

Mốc quốc giới ở hình 1.4 là một hình trụ tam giác đánh dấu biên giới

Lời giải:

- Mốc quốc giới chung trên đất liền của 3 quốc gia Việt Nam - Lào - Campuchia được khởi công xây dựng vào ngày 29/11/2007 và khánh thành vào ngày 18/1/2008.

- Về vị trí: cột mốc này nằm trên đỉnh một ngọn núi có độ cao khoảng 1086 m:

+ Ở phía Việt Nam, cột mốc thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum;

+ Ở phía Lào là tỉnh Attapư;

+ Ở phía Campuchia là tỉnh Ratanakiri.

- Kể từ khi hoàn thành, cột mốc biên giới chung giữa Việt Nam - Lào - Campuchia đã trở thành điểm đến tham quan của người dân cả nước và nhiều đoàn khách quốc tế.

Luyện tập 4 trang 9 GDQP 11: Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với những quốc gia nào? Đường biên giới trên đất liền của nước ta với nước nào là dài nhất?

Lời giải:

- Biên giới trên đất liền của Việt Nam kéo dài hơn 4600 km, tiếp giáp với 3 quốc gia là: Trung Quốc; Lào; Campuchia.

- Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam với Lào là dài nhất - gần 2100 km (biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc dài hơn 1400 km; giữa Việt Nam và Campuchia là gần 1100 km)..

Khám phá 7 trang 9 GDQP 11: Khu vực biên giới trên đất liền, trên biển và trên không của Việt Nam được xác định như thế nào?

Lời giải:

- Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

- Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.

- Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng 10 km tính từ biên giới quốc gia trở vào.

Luyện tập 5 trang 10 GDQP 11: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố vừa có khu vực biên giới trên đất liền, vừa có khu vực biên giới trên biển?

Lời giải:

- Việt Nam có 9 tỉnh vừa có biên giới trên đất liền, vừa có biên giới trên biển. Cụ thể là:

+ Tỉnh Quảng Ninh (giáp biển và Trung Quốc)

+ Các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam (giáp biển và Lào).

+ Tỉnh Kiên Giang (giáp biển và Campuchia)

Khám phá 8 trang 10 GDQP 11: Em hãy nêu các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam.

Lời giải:

- Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam, gồm:

+ Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới, làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia, làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới.

+ Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới.

+ Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.

+ Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia, vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hóa khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu.

+ Bay vào khu vực cấm bay: bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khỏe của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

+ Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.

Luyện tập 6 trang 10 GDQP 11: Nhà bạn A Sung ở khu vực biên giới. Hàng ngày, A Sung đi chăn trâu sau giờ học. Khu vực gần nhà hết cỏ, A Sung phải lùa trâu ra sát bìa rừng, nơi có cột mốc biên giới. Bên kia cột mốc có bãi cỏ xanh tốt, A Sung định lùa trâu sang đó, hễ trâu ăn no là quay về Việt Nam ngay. Em hãy tư vấn cho A Sung.

Lời giải:

- Tư vấn: A Sung không nên thực hiện hành động: lùa trâu sang bên kia cột mốc biên giới, vì đó là hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ biên giới quốc gia Việt Nam.

IV. Trách nhiệm quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia

Khám phá 9 trang 10 GDQP 11: Em hãy nêu trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.

Lời giải:

- Trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia:

+ Chấp hành các quy định của pháp luật về biên giới quốc gia. Mọi hoạt động của công dân có liên quan đến biên giới tại khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác trong khu vực biên giới phải tuân theo quy chế khu vực biên giới.

+ Tham gia quản lí, bảo vệ lãnh thổ, biên giới; xây dựng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia, phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia của người thân, bạn bè và những người xung quanh.

+ Thông báo kịp thời cho Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất: mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia, công trình biên giới bị hư hại. Tích cực tham gia và vận động nhân dân tham gia phong trào tự quản đường biên, mốc quốc giới.

+ Tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo; tài nguyên và môi trường biển.

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Luyện tập 7 trang 11 GDQP 11: Minh vừa đi tham quan về khoe với cả lớp: “Mình đến mốc tọa độ quốc gia ở Cà Mau rồi, đó chính là điểm cực Nam trên đất liền của nước ta. Trong buổi ngoại khóa sắp tới, mình sẽ đăng kí với cô giáo để giới thiệu những điểm thú vị về cột mốc này”. Lớp trưởng tán thành: “Bạn Minh phụ trách một nhóm để tìm hiểu và giới thiệu mốc tọa độ quốc gia ở các điểm cực khác trên đất liền của Việt Nam”.Theo em, nội dung nhóm bạn Minh sẽ giới thiệu là gì?

Lời giải:

- Theo em, nội dung nhóm bạn Minh sẽ giới thiệu là: tọa độ địa lí và địa danh hành chính của 4 điểm cực bắc - nam - đông - tây trên phần đất liền Việt Nam. Cụ thể:

+ Điểm cực Bắc nằm ở: vĩ độ 23O23’B; Kinh độ 105O20’Đ; thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

+ Điểm cực Nam nằm ở: vĩ độ 8O34’B; Kinh độ 104O40’Đ; thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

+ Điểm cực Đông nằm ở: vĩ độ 12O40’B; Kinh độ 109O24’Đ; thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

+ Điểm cực Tây nằm ở: vĩ độ 22O22’B; Kinh độ 102O09’Đ; thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Luyện tập 8 trang 11 GDQP 11: Là học sinh, em đã làm gì để góp phần bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam?

Lời giải:

- Để góp phần bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam, em đã:

+ Tham gia học tập đầy đủ các nội dung về bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biên giới quốc gia do nhà trường tổ chức;

+ Thực hiện trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.

+ Phê phán những hành vi xâm phạm biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Vận dụng trang 11 GDQP 11: Em hãy sưu tầm hình ảnh về một trong hai chủ đề sau và thuyết minh trước lớp:

- Bảo vệ chủ quyền khu vực biên giới trên đất liền của Việt Nam.

- Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Lời giải:

(*) Chủ đề 1: Bảo vệ chủ quyền khu vực biên giới trên đất liền của Việt Nam

GDQP 11 Bài 1: Ôn tập các số đến 1 000 (Cánh diều) (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SGK GDQP 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá