Với giải Khám phá 4 trang 7 GDQP 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập GDQP - AN 11. Mời các bạn đón xem:
Em hãy tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam
Khám phá 4 trang 7 GDQP 11: Em hãy tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam.
Lời giải:
- Một số nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam:
+ Vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
+ Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
+ Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố.
+ Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
+ Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
+ Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Ranh giới ngoài thềm lục địa cách đường cơ sở không quá 350 hải lí.
+ Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
+ Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDQP - AN 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 5 GDQP 11: Trường em tổ chức ngoại khóa môn Giáo dục quốc phòng và an ninh với chủ đề: “Vùng biển Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm”. Bạn Hoa được phân công báo cáo về nội dung: Hoàng Sa và Trường Sa - Hai quần đảo thân yêu của Việt Nam. Theo em, bạn Hoa nên chuẩn bị những gì?
Khám phá 1 trang 5 GDQP 11: Em hãy nêu mục tiêu, quan điểm chỉ đạo của Đảng về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Luyện tập 1 trang 6 GDQP 11: Bạn A cho rằng mục tiêu quan trọng nhất của Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc lãnh thổ của Tổ quốc, bạn B lại cho rằng mục tiêu quan trọng nhất là bảo vệ Đảng. Em hãy nhận xét ý kiến của hai bạn và nêu ý kiến của mình.
Khám phá 2 trang 6 GDQP 11: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định về những vấn đề gì? Em hãy nêu ý nghĩa việc Quốc hội nước ta phê chuẩn Công ước này.
Khám phá 3 trang 7 GDQP 11: Bạn Hùng nói: “Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã xác định vùng biển của Việt Nam”. Em có đồng ý với bạn Hùng không? Vì sao?
Khám phá 4 trang 7 GDQP 11: Em hãy tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam.
Luyện tập 2 trang 8 GDQP 11: Em hãy nhận xét các ý kiến sau và nêu ý kiến của mình: - Bạn H: Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Khám phá 5 trang 8 GDQP 11: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam được quy định như thế nào?
Khám phá 6 trang 8 GDQP 11: Em hãy nêu các khái niệm: biên giới quốc gia; biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trong lòng đất và trên không của Việt Nam.
Luyện tập 3 trang 9 GDQP 11: Mốc quốc giới ở hình 1.4 là một hình trụ tam giác đánh dấu biên giới chung trên đất liền của 3 quốc gia: Việt Nam, Lào và Campuchia. Em hãy tìm một mốc quốc giới khác trên biên giới đất liền của Việt Nam cũng đánh dấu biên giới chung trên đất liền của 3 quốc gia.
Luyện tập 4 trang 9 GDQP 11: Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền với những quốc gia nào? Đường biên giới trên đất liền của nước ta với nước nào là dài nhất?
Khám phá 7 trang 9 GDQP 11: Khu vực biên giới trên đất liền, trên biển và trên không của Việt Nam được xác định như thế nào?
Luyện tập 5 trang 10 GDQP 11: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố vừa có khu vực biên giới trên đất liền, vừa có khu vực biên giới trên biển?
Khám phá 8 trang 10 GDQP 11: Em hãy nêu các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam.
Luyện tập 6 trang 10 GDQP 11: Nhà bạn A Sung ở khu vực biên giới. Hàng ngày, A Sung đi chăn trâu sau giờ học. Khu vực gần nhà hết cỏ, A Sung phải lùa trâu ra sát bìa rừng, nơi có cột mốc biên giới. Bên kia cột mốc có bãi cỏ xanh tốt, A Sung định lùa trâu sang đó, hễ trâu ăn no là quay về Việt Nam ngay. Em hãy tư vấn cho A Sung.
Khám phá 9 trang 10 GDQP 11: Em hãy nêu trách nhiệm của công dân trong quản lí, xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia.
Luyện tập 7 trang 11 GDQP 11: Minh vừa đi tham quan về khoe với cả lớp: “Mình đến mốc tọa độ quốc gia ở Cà Mau rồi, đó chính là điểm cực Nam trên đất liền của nước ta. Trong buổi ngoại khóa sắp tới, mình sẽ đăng kí với cô giáo để giới thiệu những điểm thú vị về cột mốc này”. Lớp trưởng tán thành: “Bạn Minh phụ trách một nhóm để tìm hiểu và giới thiệu mốc tọa độ quốc gia ở các điểm cực khác trên đất liền của Việt Nam”.Theo em, nội dung nhóm bạn Minh sẽ giới thiệu là gì?
Luyện tập 8 trang 11 GDQP 11: Là học sinh, em đã làm gì để góp phần bảo vệ biên giới quốc gia của Việt Nam?
Vận dụng trang 11 GDQP 11: Em hãy sưu tầm hình ảnh về một trong hai chủ đề sau và thuyết minh trước lớp:
Xem thêm các bài giải SGK GDQP - AN 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh
Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường