SBT Lịch sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 | Giải SBT Lịch sử lớp 9

499

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939 trang 71, 72, 73, 74, 75 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

 Giải SBT Lịch sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

Bài tập 1 trang 71 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy điền vào ô trống trong bảng dưới đây để nói về tình hình thế giới và Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933):

Tình hình thế giới

Tình hình Việt Nam

Mâu thuẫn xã hội trong các nước TBCN ngày càng sâu sắc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Các nước tư bản đã làm gì để tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng? Hãy ghi vào ô trống chữ (Đ) nếu câu trả lời đúng, chữ (S) nếu câu trả lời sai.SBT Lịch sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 1)

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Tình hình thế giới và trong nước

Trả lời:

a)

Tình hình thế giới

Tình hình Việt Nam

Mâu thuẫn xã hội trong các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc.

Do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và chính sách vơ vét, bóc lột của thực dân Pháp, đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng.

Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở nhiều nước.

Các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị phát động một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935) xác định Chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân thế giới.

Đảng Cộng sản Đông Dương tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản và vạch ra phương hướng cách mạng.

Tháng 6-1936, Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền.

Giới cầm quyền phản động ở Đông Dương tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, vơ vét, khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ đối với các nước thuộc địa.

Một số tù chính trị được thả ra và nhanh chóng hoạt động trở lại. Lực lượng cách mạng được phục hồi.

b)SBT Lịch sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 2)Bài tập 2 trang 72 SBT Lịch sử 9: Đứng trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã làm gì? Hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.

☐ Tiến hành Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII ở Mát-xcơ-va.

☐ Đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước.

☐ Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.

☐ Tập hợp các lực lượng dân chủ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

☐ Thành lập quân đội các nước để chống lại quân đội phát xít.

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Tình hình thế giới và trong nước

Trả lời:

☒ Tiến hành Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII ở Mát-xcơ-va.

☒ Đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước.

☒ Xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.

☒ Tập hợp các lực lượng dân chủ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Bài tập 3 trang 72 SBT Lịch sử 9:

a) Trước tình hình mới, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhiệm vụ gì?

b) Để thực hiện nhiệm vụ trên, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra những chủ trương gì? Hãy điền dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng.

☐ Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp lực lượng yêu nước, tiến bộ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

☐ Đấu tranh bằng hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.

☐ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức, giáo dục quần chúng.

☐ Chủ trương thương lượng với Pháp.

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ.

Trả lời:

a) Trước tình hình mới, Đảng Cộng sản Đông Dương đã:

- Họp hội nghị Ban Chấp hành trung ương tại Thượng Hải (Trung Quốc) tháng 7 - 1936.

- Hội nghị xác định:

+ Kẻ thù cụ thể trước mắt là phản động Pháp và tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp.

+ Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là: “chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.

b)

☒ Thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp lực lượng yêu nước, tiến bộ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

☒ Đấu tranh bằng hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.

☒ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức, giáo dục quần chúng.

Bài tập 4 trang 73 SBT Lịch sử 9:

a) Hưởng ứng chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào đấu tranh của nhân dân ta đã diễn ra như thế nào? Hãy hoàn thiện sơ đồ dưới đây để trả lời câu hỏi:SBT Lịch sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 3)

b) Ngoài yêu sách chung, mỗi tầng lớp còn đưa ra các yêu sách gì?

- Công nhân:

- Nông dân:

- Công chức, học sinh, tiểu thương:

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ.

Trả lời:

a)SBT Lịch sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939 | Giải SBT Lịch sử lớp 9 (ảnh 4)

b)

- Công nhân: tự do lập nghiệp đoàn, tăng lương, giảm giờ làm, thi hành luật lao động, thực hiện bảo hiểm xã hội, chống đuổi thợ, chống đánh đập, cúp phạt,…

- Nông dân:đòi chia lại ruộng công; chống sưu cao, thuế nặng, đòi giảm tô, giảm tức,…

- Công chức, học sinh, tiểu thương:đòi đảm bảo quyền lợi lao động, ban bố các quyền tự do dân chủ, miễn giảm các thứ thuế,…

Bài tập 5 trang 74 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy điền vào chỗ trống ở cột bên phải trong bảng dưới đây những sự kiện cho phù hợp với thời gian ở cột bên trái để thể hiện sự phát triển của phong trào công nhân (1936-1939).

Thời gian

Sự kiện

Tháng 11 - 1936

Tháng 7 - 1937

Ngày 1 - 5 - 1938

Tổng bãi công…

b) Hãy gạch chân tên những tờ báo công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Tiền phong

- Lao động

- Nhân đạo

- Bạn dân

- Dân chúng

- Tin tức

- Đời sống công nhân

- Nhành lúa

c) Hãy đánh dấu x vào ô trống chỉ đúng tên tác giả cuốn “Vấn đề dân cày”

☐ Võ Nguyên Giáp

☐ Phạm Văn Đồng 

☐ Trường Chinh

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ.

Trả lời:

a)

Thời gian

Sự kiện

Tháng 11 - 1936

Tổng bãi côngcủa công nhân công ty than Hòn Gai (Quảng Ninh)

Tháng 7 - 1937

Bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (Vinh)

Ngày 1 - 5 - 1938

Cuộc mít tinh của hơn 2.5 vạn người tại khu Đấu Xảo (Hà Nội)

b)

- Tiền phong

- Lao động

- Bạn dân

- Dân chúng               

- Tin tức 

- Nhành lúa

c) 

☒ Võ Nguyên Giáp

☒ Trường Chinh

Bài tập 6 trang 74 SBT Lịch sử 9:

a) Em hãy cho biết vì sao đến tháng 9-1939, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì phong trào đấu tranh công khai mới chấm dứt?

b) Hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu chỉ đúng ý nghĩa của phong trào 1936 - 1939 dưới đây:

☐ Trình độ chính trị của cán bộ và đảng viên được nâng cao rõ rệt;

☐ Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng;

☐ Chủ nghĩa Mác Lê-nin được phổ biến, tuyên truyền và giáo dục;

☐ Tổ chức Đảng được củng cố và phát triển;

☐ Đội quân chính trị hàng triệu người ở nông thôn và thành thị được tập hợp;

☐ Đội ngũ cán bộ cách mạng được bồi dưỡng và tôi luyện trong đấu tranh;

☐ Tất cả các ý trên.

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ.

Trả lời:

a)

Từ cuối năm 1938, chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp ngày cành thiên về hữu. Theo đà đó, thực dân phản động Pháp ở Đông Dương ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận Dân chủ Đông Dương, cấm những hoạt động cách mạng và khủng bố các chiến sĩ tham gia.

=> Tình hình bất lợi cho cách mạng, vì thế đến tháng 9-1939phong trào đấu tranh công khai chấm dứt.

b) ☒ Tất cả các ý trên.

Bài tập 7 trang 75 SBT Lịch sử 9: Hãy so sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 với phong trào dân chủ 1936 - 1939 theo các nội dung đưa ra trong bảng dưới đây:

Nội dung

1930 - 1931

1936 - 1939

Kẻ thù

Đế quốc, phong kiến …

 

Nhiệm vụ

 

 

Mục tiêu

 

 

Hình thức đấu tranh

 

 

Phương pháp đấu tranh

 

 

Phương pháp giải: Xem lại kiến thức đã học Bài 19. Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935 và Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939, suy luận trả lời.

Trả lời:

Nội dung

1930 - 1931

1936 - 1939

Kẻ thù

Đế quốc, phong kiến và tay sai

Phản động thuộc địa và tay sai

Nhiệm vụ

Chống đế quốc, chống phong kiến.

Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai

Mục tiêu

Giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày

Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Hình thức đấu tranh

Bí mật, bất hợp pháp

Hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, bán công khai

Phương pháp đấu tranh

- Đấu tranh vũ trang

- Cướp chính quyền

- Bãi công, bãi thị, bãi khóa, mít tinh, biểu tình, đưa dân nguyện,…

- Tập hợp lực lượng đấu tranh trong một mặt trận nhân dân thống nhất.

Đánh giá

0

0 đánh giá