Top 10 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 12 năm 2022 - 2023 có đáp án

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 10 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 12 năm 2022 - 2023 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Ngữ văn 12 học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 12 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zaloVietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây:Link tài liệu

Top 10 Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 12 năm 2022 - 2023 có đáp án

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

[…] Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực.

Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tớ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.

Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai trước mắt!

(Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, Vân Anh spiderum, theo Trí thức trẻ 20:55 05/04/2017)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 

Câu 2. Theo anh/chị, hai ý kiến sau đây có mâu thuẫn với nhau không, vì sao? 

“Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”.

Và:

“Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực”.

(thông hiểu)

Câu 3. Đặc điểm chung của những người thành công được nêu trong đoạn trích là gì? 

Câu 4. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự thay đổi bản thân để đạt được thành công trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm) 

Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm có viết:

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nhìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân

Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu…

(Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.121

Cảm nhận của anh, chị về tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh, chị hãy nhận xét về sự vận dụng các yếu tố văn hóa, văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm trong việc thể hiện tư tưởng nêu trên.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ

*Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Hai ý kiến trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Vì:

- Việc cần phải suy nghĩ trước khi phát ngôn hay hành động là một điều cần thiết vì nó thể hiện sự cẩn trọng, đôi khi suy nghĩ chín chắn sẽ giúp con người hành xử một cach tử tế và văn minh, không làm tổn thương người khác.

- Việc suy nghĩ quá nhiều lại là biểu hiện sự đắn đo và cân nhắc thiệt hơn. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi trước khi hành động.

Câu 3:

*Phương pháp: Đọc, tìm ý

*Cách giải:

Đặc điểm chung của những người thành công được nêu trong đoạn trích là: không ngủ quên trên chiến thắng, kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình

Câu 4:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình có thể được hiểu như sau: Con người thường tự giới hạn mình bởi những suy nghĩ do mình tạo ra nên trong nhiều tình huống mình sẽ có thể khám phá ra được khả năng tiềm ẩn của mình hoặc mở rộng giới hạn bản thân.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề:

- Điều bản thân cần thay đổi là những điều chưa tốt hoặc có thể là chưa phù hợp, phải thay đổi để phát triển bản thân, để hoàn thiện nhân cách.

- Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định

*Phân tích, bàn luận vấn đề

- Vì sao cần phải thay đổi?

+ Chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng trước khi muốn thay đổi thế giới thì cần thay đổi chính bản thân mình.

+ Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ hơn từng ngày. Điều quan trọng là mình hôm nay phải hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua

- Cần phải thay đổi những gì:

+ Cần thay đổi từ những thói quen bình dị hàng ngày: ăn, uống, nghỉ ngơi, làm việc, thư giãn

+ Phải thay đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động. Phải có ước mơ, hoài bão nhưng quan trọng là phải thức dậy để biến ước mơ thành hành động.

- Tác dụng của việc thay đổi:

+ Thái độ với mọi người và với chính bản thân mình trong bất cứ việc gì cũng nhẹ nhàng, bớt áp lực hơn.

+ Suy nghĩ, tư duy tích cực hơn, yêu đời hơn.

+ Học tập, làm việc suôn sẻ

+ Khi bản thân thay đổi để tốt hơn cũng sẽ tác động đến những người thân xung quang, làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn.

* Liên hệ với bản thân và đưa ra bài học của mình: Cuộc đời của chúng ta như thế nào do chính chúng ta quyết định, cần phải làm thế nào để mình ngày một tốt đẹp hơn thì bạn phải tự kiếm câu trả lời của mình.

* Tổng kết

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước.

- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm bị chiếm miền Nam, về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích Đất Nước thuộc chương V của bản trường ca.

Phân tích đoạn trích

- Với Nguyễn Khoa Điềm, nhân dân chính là người đã làm ra Đất Nước nên “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”. Và để đi đến tư tưởng đó, tác giả đã lần lượt chứng minh trên các phương diện địa lý, lịch sử và văn hóa của Đất Nước.

- Đoạn thơ là sự chứng minh trên phương diện thời gian lịch sử và phương diện văn hóa

*Phương diện thời gian lịch sử

- Nhìn sâu vào chiều dài lịch sử, nhà thơ càng thấm thía công lao xây dựng, vun đắp, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là của lớp người trẻ tuổi. Đó là những con người bình dị, năm tháng nào cũng có, cũng giống như anh và em của hôm nay.

- Trong thời bình, họ hiền lành và chăm chỉ trong công việc lao động để xây dựng đất nước, đưa đất nước đi lên sánh ngang với bè bạn quốc tế còn trong thời loạn, “khi có giặc” ngoại xâm, họ sẵn sàng chiến đấu.

- Với những đóng góp & sự kiên cường bất khuất vô song, họ đã trở thành anh hùng nhưng

chỉ có số ít trong họ được Tổ quốc ghi công, tên tuổi được vinh danh muôn thuở, trở thành những anh hùng hữu danh. Còn phần lớn đều là những anh hùng vô danh.

Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm không chú trọng phác họa một chân dung điển hình cụ thể nào, dù người đó là anh hùng hay vĩ nhân, mà muốn tôn vinh một đám đông vô danh: sống giản dị và bình tâm, cống hiến âm thầm và lặng lẽ. Họ không có gương mặt và tên tuổi, nhưng chính họ đã làm nên chân lí, làm ra Đất Nước.

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
 Nhưng họ đã làm ra Ðất Nước

- Không chỉ lao động xây dựng đất nước, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, mà những thế hệ người Việt trong suốt bốn nghìn năm còn gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau mọi giá trị văn hoá vật chất và tinh thần:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cái
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
 Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

- Thông qua những công việc mưu sinh hằng ngày, họ đã truyền lại cho con cháu cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước nhiều đời của dân tộc “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”.

- Đi liền với truyền và giữ hạt lúa để cho dân tộc sinh tồn là sự truyền giữ ngọn lửa đời này qua đời khác. Từ trong những đêm mờ xa xôi của lịch sử cha ông ta vẫn biết cách bê rơm con cúi để truyền lửa qua đời này đời khác, đó là một sự sáng tạo không chỉ để duy trì bếp lửa của mỗi nhà, mà còn để làm vũ khí lợi hại trong việc chống giặc ngoại xâm và nội thù. Trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng ca ngợi ngọn lửa này “Lửa rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia”. Nhìn qua thì đó là một cách chuyền lửa thủ công đơn giản nhưng để truyền lửa qua thời gian đằng đẵng là một sự kiện sáng tạo của nhân dân ta.

- Một nét đẹp văn hóa mà khi nói về một đất nước nào đó thường được đề cập đầu tiên đó là ngôn ngữ giọng điệu của dân tộc. Quá trình lịch sử của dân tộc ta là một quá trình vận động di dân từ đất Tổ Hùng Vương đến mũi Cà Mau. Trong quá trình di dân đó, giọng điệu và tiếng nói của dân tộc không hề bị thay đổi, đó là một ý thức dân tộc cao độ, còn tiếng nói là đất nước Tổ quốc.

- Ngoài những vẻ đẹp văn hóa rất dễ nhìn thấy nói trên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại chuyển sang nói một vẻ đẹp văn hóa khác, đó là vẻ đẹp của đạo lý dân tộc: “Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”. Có lẽ dân tộc ta trường tồn một cách mạnh mẽ cũng bát đầu từ cái đạo lý luôn vì đời sau của tầng tầng lớp lớp suốt bốn nghìn năm lịch sử.

- Và khi nói về văn hóa, nhà thơ không quên nói về một yếu tố để lưu giữ văn hóa đó là truyền thống bất khuất trước mọi kẻ thù:

Có ngoại xâm thì đánh ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Đây là một vẻ đẹp của sự thật lịch sử. Vẻ đẹp này là tiền đề cho văn hóa nuôi dưỡng và giữ gìn văn hóa. Mọi kẻ thù đều bị đánh bại và vị tất mọi giá trị văn hóa sẽ được truyền giữ và phát triển.

* Phương diện văn hóa:

- Văn hóa với Nguyễn Khoa Điềm không phải được nhìn nhận ở những công trình bác học nguy nga, những người anh hùng hữu danh ai cũng thấy mà nhìn nhận ở diện mạo tâm hồn người Việt.

- Khi khẳng định tư tưởng Đất Nước của nhân dân, tác giả đã trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hoá, văn học dân gian, mà tiêu biểu là ca dao để chứng minh. Ca dao là diện mạo tinh thần, là nơi lưu giữ đời sống tâm hồn, tình cảm của nhân dân qua bao thế hệ. NKĐ đã chọn ba câu ca dao tiêu biểu nhất từ kho tàng thơ ca dân gian để ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn Việt, vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc ĐN, đó là:

+ say đắm trong tình yêu:

Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi

-> lấy ý từ câu ca dao:

Yêu em từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

+ quý trọng tình nghĩa hơn những giá trị vật chất tầm thường:

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

-> lấy ý từ câu ca dao:

Cầm vàng mà lội qua sông

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng

+ kiên trì bền bỉ trong đấu tranh đến ngày toàn thắng:

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

-> lấy ý từ câu ca dao:

Thù này ắt hẳn còn lâu

Trồng tre thành gậy, gặp đâu đánh què

- Và bài thơ khép lại trong những suy ngẫm và cảm nhận tinh tế của NKĐ về vẻ đẹp thơ mộng của non sông đất nước:

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về ĐN mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi

* Nhận xét về việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian

- Tác giả vận dụng đậm đặc, sáng tạo chất liệu văn hoá văn học dân gian làm nổi bật trước mắt người đọc hình ảnh của một đất nước vừa thiêng liêng, vừa hiện hữu rõ ràng, vừa có chiều sâu văn hoá lịch sử, vừa bình dị thân quen với cuộc sống quanh ta.

- Chất dân gian thấm sâu vào tư duy nghệ thuật, tư tưởng cảm xúc của nhà thơ trong Đất Nước tạo nên một dấu ấn độc đáo khó phai trong lòng mỗi bạn đọc yêu văn!

Tổng kết

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau:

“Nếu bạn không thể là con cá lớn,

thì hãy là một chú cá pecca;

Nhưng là chú cá sống động nhất trong hồ!

Tất cả chúng ta không thể đều là thuyền trưởng,

Vậy hãy là thủy thủ,

Luôn có việc gì đó cho mỗi người trong cuộc đời này.

Có những việc lớn và những việc không lớn bằng

Và nhiệm vụ của chúng ta là làm hết khả năng của mình.

Nếu bạn không thể là một con đường lớn,

Vậy hãy là một con đường mòn;

Nếu bạn không thể là mặt trời, hãy là một ngôi sao;

Lớn hay nhỏ - điều đó không làm nên thắng bại.

Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

Cho dù bạn là ai!”

(Theo Douglas Malloch, Quẳng gánh lo đi và vui sống,

Dale Carnegie, NXB Trẻ.)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì? (nhận biết)

Câu 2. Theo tác giả, với bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ của chúng ta là gì? (thông hiểu)

Câu 3. Hãy rút ra ý nghĩa lời khuyên: “Nếu bạn không thể là con cá lớn” thì hãy là “chú cá pecca sống động nhất trong hồ”. (thông hiểu)

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?  (thông hiểu)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa vấn đề từ câu thơ:

“Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

Cho dù bạn là ai!”

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu

Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2016 tr.111)

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU

*Phương pháp: Căn cứ vào các thể thơ đã học

*Cách giải:

Thể thơ: tự do

Câu 2:

*Phương pháp: Đọc, tìm ý

*Cách giải:

Theo tác giả, với bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ của chúng ta là làm hết khả năng của mình.

Câu 3:

*Phương pháp: Đọc, tìm ý

*Cách giải:

Ý nghĩa lời khuyên: Nếu không thể làm điều vĩ đại thì hãy làm những việc có ý nghĩa.

Câu 4:

*Phương pháp: Đọc, tìm ý

*Cách giải:

Thông điệp có ý nghĩa:

- Hãy sống nhiệt thành

- Hãy làm những điều có ý nghĩa

- Hãy luôn nỗ lực

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

*Nêu vấn đề

*Giải thích vấn đề:

“Hãy luôn là chính mình và nỗ lực

Cho dù bạn là ai!”

Hai câu thơ muốn khuyên con người luôn giữ vững lập trường và không ngừng cố gắng.

*Phân tích, bàn luận vấn đề

- Tại sao cần luôn giữ vững lập trường và không ngừng cố gắng?

+ Cuộc sống luôn có những khó khăn và thử thách. Việc giữ vững lập trường và cố gắng không ngừng có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách đó.

+ Việc kiên quyết giữ vững lập trường và không ngừng cố gắng có thể giúp con người có niềm tin và sức mạnh để theo đuổi những đam mê và ước mơ đến cùng.

+ Giữ vững lập trường thể hiện sự bản lĩnh của con người và việc cố gắng không ngừng sẽ giúp chúng ta nhận được những giá trị xứng đáng trong cuộc sống.

+ Người có lập trường và luôn cố gắng sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng.

- Phê phán những con người sống thiếu lập trường và dễ bỏ cuộc

*Liên hệ bản thân

*Tổng kết

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.

- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc.

Phân tích đoạn thơ trên

Đoạn thơ là bức tranh tứ bình về khung cảnh Việt Bắc.

Hai câu đầu: giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của cả đoạn thơ. Câu đầu có tính chất đưa đẩy:

Ta về mình có nhớ ta

Đây là lời của của người ra đi nói với người ở lại, ướm hỏi, nhắc nhở tình nghĩa khi chia xa. Và hỏi cũng là để gợi dẫn, để tìm cơ hội bộc lộ tình cảm của mình:

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Hoa và người đan xen hài hòa đằm thắm tạo nên nét riêng biệt của mảnh đất này.

- Tám câu thơ tiếp theo: được tổ chức trong một cấu trúc đặc sắc, những câu sáu dành để tả cảnh, những câu tám lại dành để tả người. Bốn cặp câu giống như bốn bức tranh của một bộ tứ bình.

+  Cảnh mùa đông:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Gam màu chủ đạo trong bức tranh này là gam màu xanh. Trên nền xanh bát ngát ấy, nổi bật lên những bông “hoa chuối đỏ tươi” xua tan đi vẻ âm u, thổi hơi ấm xua tan sương mù và gió rét. Sức nặng của hai câu thơ dồn vào hai chữ “đèo cao”, gợi lên tư thế hiên ngang của con người Việt Bắc trong công việc lao động.

+  Cảnh mùa xuân:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Núi rừng Việt Bắc đã ngập trong một màu trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa mơ. Thấp thoáng trong rừng hoa mơ ấy, ta bắt gặp hình ảnh con người Việt Bắc trong lao động, mang vẻ đẹp cần mẫn và tài hoa phù hợp với thiên nhiên thơ mộng và thanh khiết.

Cảnh mùa hạ:

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Câu thơ trên chỉ có sáu âm tiết nhưng đã gợi ra cả một chuỗi vận động liên hoàn: tiếng ve kêu gọi mùa hè đến, mùa hè với sắc nắng chói chang của nó nhuộm vàng cả rừng phách. Hình ảnh con người hiện ra qua cách gọi “cô em gái” khiến người Việt Bắc hiện lên thật thân thương, gần gũi. Đó có thể là người em gái đang hái măng rừng để nuôi quân. Con người hiện ra hết sức lặng lẽ: “côi em gái” chỉ có “một mình” giữa rừng măng, lao động trong thầm lặng, trong lãng quên, không cần được biết đến hay ngợi ca.

Cảnh mùa thu:

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Lẽ thường các bộ tứ bình thường bắt đầu là bức tranh mùa xuân và kết lại bằng bức tranh mùa đông. Nhưng trong tác phẩm của mình, nhà thơ lại mở màn bằng cảnh mùa đông và kết lại bằng một bức họa phẩm mùa thu với vầng trăng hòa bình chiếu rọi. Cảnh thật thơ mộng, hữu tình và yên bình, hạnh phúc!

Nếu như trong toàn bộ tác phẩm, cặp xưng hô ta- mình luôn đồng hiện thì ở đây ta bắt gặp đại từ “ai”. Ai - phải chăng đó cũng chỉ là mình mà thôi. Đại từ phiếm chỉ khiến lời thơ trở nên tình tứ hơn, khiến nỗi nhớ như mang hình sắc của lứa đôi. Người ra về không tái hiện lại lời ca mà chỉ ghi lại ấn tượng mà bài ca đọng lại trong lòng người “ân tình thủy chung”. Đó là phẩm chất của những con người Việt Bắc, luôn son sắt thủy chung, một lòng với cách mạng. Chiến tranh dù qua đi, bụi thời gian dù có phủ bụi mờ lên những kỉ niệm thì vẻ đẹp của tấm lòng ấy mãi mãi vẹn nguyên trong kí ức của người ra đi.

Tổng kết

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)  

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.

… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”

( Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn –

 Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nxb Hội nhà văn, 2017, trang 120-121)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, sống trong thế chủ động có những biểu hiện nào?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Em không cứu mình thì ai cứu được em” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm)

Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa cách sống ở thế chủ động của tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2. (5.0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một,

Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.89, 2015)

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ

*Cách giải:

Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Biểu hiện của “sống ở thế chủ động”: Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình.

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích

*Cách giải:

Phép tu từ được sử dụng trong câu: So sánh (sống thụ động cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn…) và ẩn dụ ( Con bè trên dòng nước lớn ,sóng gió, giông bão).

Câu 4:

*Phương pháp: Phân tích, lí giải

*Cách giải:

Thí sinh được đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, từ đó đưa ra những lập luận bảo vệ ý kiến.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

*Cách giải:

- Giải thích:

“Chủ động” là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

“Sống ở thế chủ động” là hành động độc lập, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

- Bàn luận:

Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết;

Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ;

Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công;

Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. (D/c minh họa)

- Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động: Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu.

- Liên hệ bản thân

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986)

Phân tích đoạn thơ

a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

      Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. 

b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):

Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).

Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

→  Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.

c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

d/ Lí tưởng, khát vọng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)

+  Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:

- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người

Tổng kết

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

 Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác.

Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân.

(Trích Lăng kính tâm hồn - Trish Summerfield,

NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Mimh)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm nào của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh?

Câu 4. Anh /chị có đống tình với quan niệm: Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

 

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biếu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Sai lầm của người phụ nữ: không trung thực với chính mình chỉ toàn nhìn vào điểm mạnh của người chị dâu, và đánh giá họ dựa trên những cái mình không có.

Câu 3: Thông hiểu

* Yêu cầu: HS viết thành đoạn văn, trình bày được các ý sau:

- Trung thực là yếu tố quan trọng để mỗi người nhận thức đúng về mình.

- Câu nói đề cao tầm quan trọng sự trung thực với chính mình.

Câu 4: Vận dụng

* Yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn

* Nội dung: đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Đồng tình/ không đồng tình: HS có thể trình bày ý kiến cá nhân, sẽ nghiêng về đồng tình.

- Lí giải vì: Không tự tin thừa nhận ưu điểm, không dám đối diện với khuyết điểm của bản thân

=> Không đánh giá đúng bản thân mình

- Liên hệ: (những năm gần đây, trong đáp án thường cho điểm phần này)

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm)

Yêu cầu: Đây là dạng đặc biệt của NLXH

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 200 chữ

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:

* Giải thích khái niệm: Trung thực là một giá trị sống và là phẩm chất cần thiết của con người. Trung thực là luôn nói đúng sự thật, không có mâu thuẫn trong suy nghĩ, lời nói và hành động tạo nên sự hài hòa thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ bên trong.

* Bàn luận:

- Trung thực với bản thân:

+ Giúp con người thấy lòng thanh thản

+ Tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp

+ Nhận thức đúng về bản thân. Không đánh giá quá cao hoặc quá thấp về giá trị của bản thân.

….

- Trung thực với người khác:

+ Đánh giá đúng về người khác

+ Giúp họ sống tốt hơn, phát huy những thế mạnh, giúp họ nhận thức, sữa chữa khuyết điểm, hoàn thiện mình.

+ Có thể lấy dẫn chứng: những bệnh nhân mắc covid19 không trung thực trong việc khai báo…

* Bài học nhận thức và liên hệ:

- Trung thực giúp xây dựng xã hội công bằng, phát triển và nhân văn.

- Liên hệ bản thân: luôn sống trung thực…

Câu 2 (5,0 điểm)

1. MỞ BÀI 

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi: là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ miền Nam, thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Giới thiệu tác phẩm Những đứa con trong gia đình: là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Nam Bộ.

2. THÂN BÀI 

a) Luận điểm 1: Vẻ đẹp dòng sông truyền thống gia đình

- Gia đình kiên cường chịu nhiều đau thương trong chiến tranh: ông nội bị giặc giết, cha của Việt bị giặc chặt đầu, má bị trúng đạn của Mĩ, thím Năm bị giặc bắn chết. Đau thương đã nhen nhóm ngọn lửa căm thù trong mỗi thành viên.

* Vẻ đẹp của khúc sông trước

- Cha Việt và Chiến là cán bộ Việt Minh, kiên cường, trung thành với cách mạng đến cùng đến đã bị giết hại.

- Má là một người phụ nữ mạnh mẽ, gan góc: dám đi đòi lại đầu chồng, đối đáp với bọn giặc Mĩ mà không hề run sợ, biết nén đau thường thành lòng hận thù. Mặt khác cũng là người phụ nữ tháo vát, yêu thương chồng con.

- Chú Năm là là người luôn lưu giữ truyền thống gia đình (cuốn sổ), là người lao động chất phác có tâm hồn nghệ sĩ, hết lòng vì cách mạng (thu xếp cho cả hai chị em đi tòng quân).

- Nhận xét: đây là khúc sông thượng nguồn, kết tinh những vẻ đẹp truyền thống để truyền cho khúc sông sau phát huy.

* Vẻ đẹp của khúc sông sau

Nhân vật Chiến:

- Có những nét giống mẹ: mang vóc dáng của má “hai bắp tay tròn vo ... chắc nịch”, giống má từ cái lối nằm với thằng út em, biết lo liệu mọi việc một cách chu đáo (đặc biệt trước đêm sắp xa nhà), Chiến tự thấy mình như hòa vào má “ Tao cũng đã lựa ý... nên tao cũng tính vậy”

- Là cô gái mới lớn nên khi thì người lớn (nhường em, tháo vát,...) nhưng có lúc vẫn rất trẻ con (vào chiến trường vẫn không quên mang gương nhỏ).

- Chiến cũng có những nét khác biệt so với má: trẻ trung hơn, được tự tay cầm súng để trả thù cho người thân.

- Là một cô gái kế thừa được sự kiên cường từ người thân trong gia đình: “nếu giặc còn thì tao mất”

Nhân vật Việt:

- Có nét riêng của cậu con trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con

+ Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội, ...

+ Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun, ...

+ Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.

+ “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội.

+ Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ “khóc đó rồi cười đó”.

- Việt cũng là một chiến sĩ dũng cảm:

+ Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình

+ Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi. Trong quân ngũ Việt chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc.

+ Dù đang bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ: “Tao sẽ chờ mày... mày là thằng chạy”.

=> Việt và Chiến chính là khúc sông sau, kế thừa những tinh hoa của khúc sông trước và chảy xa hơn khúc sông trước.

b) Luận điểm 2: Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má gửi nhà chú Năm

- Đó là sự tôn trọng, hiếu thảo với cha mẹ đã khuất

- Không khí thiêng liêng đã khiến Việt cảm thấy mình trưởng thành hơn: biết thương chị, cảm nhận sâu sắc mối thù đè nặng trên vai.

- Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em, đã biết tự lo toan mọi điều, gánh vác những công việc quan trọng trong gia đình.

3. KẾT BÀI 

- Giá trị nội dung: Tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Nam Bộ, khẳng định truyền thống gia đình và dân tộc là sức mạnh to lớn để chống lại kẻ thù xâm lược.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, kể theo mạch hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, giọng kể giàu chất sử thi,…

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Học sinh thường quan niệm, đi học thêm sẽ nâng cao, bổ sung được thêm nhiều kiến thức, đồng nghĩa với việc, cơ hội đỗ đạt thi cử càng cao. Nhưng trên thực tế, không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn tăng vọt, và cũng không ít người chỉ học trên lớp và tự học mà vẫn đạt kết quả cao trong học tập. Muốn nâng cao kiến thức, ngoài việc chăm chú lắng nghe các bài giảng của thầy cô giáo thì phần quyết định vẫn ở bản thân bạn. Mỗi học sinh cần tự trang bị cho mình tinh thần tự học, ôn luyện đều đặn thì dù không học thêm, kiến thức của bạn cũng chẳng kém ai. Ngược lại, nhiều học sinh mải mê “chạy show” (học chưa xong lớp này đã mài mông đến lớp khác) học thêm, mất quá nhiều thời gian, các buổi học nối tiếp nhau, dồn dập cuối cùng cũng chẳng hiểu, chẳng nhớ được gì!

Một “sở thích” của nhiều học sinh cuối cấp đó là học tủ và đoán đề với mong muốn phần may mắn thuộc về mình, học ít mà điểm lại cao. Nhưng thật sự là người “trúng tủ” thì ít, mà người bị “tủ đè” lại nhiều không kể xiết. Đặc biệt, đối với những môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan việc học tủ lại càng “sai sách” bởi hình thức thi trắc nghiệm phổ tra rộng và bao quát hơn so với tự luận. Bởi thế, hãy chú trọng tất cả những kiến thức được giới hạn trong thi cử. Chỉ cố gắng, chăm chỉ ôn luyện và có phương pháp học đúng đắn, hợp lý bạn mới dễ dàng “chiến thắng” những kỳ thi.

Với tâm lý “học trước sẽ quên sau” nhiều học sinh chọn cách đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể cho nhớ. Vậy nên gần trước ngày thi, các bạn học sinh mới nhanh chóng nhồi nhét tất cả những kiến thức cần học. Điều này chẳng những không giúp bạn nhớ lâu mà còn khiến bạn dễ bị “loạn” và phá vỡ mạch liên kết của khối kiến thức cũ. Nhiều kiến thức học dồn dập một lúc sẽ khiến bạn bị quá tải. Điều này không hề giúp bạn nâng cao điểm số, ngược lại làm tinh thần bạn mệt mỏi. Chinh vì thế, hãy lên kế hoạch học tập cụ thể, để việc ôn tập diễn ra từng bước một, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Hãy học có chiến lược, ôn tập có kế hoạch, chuẩn bị tới từng thứ một… kì thi phía trước sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

(Học sinh cuối cấp thường mắc phải những sai lầm này –

 Kenh14.vn, ngày 11/4/2017)

Câu 1. (0,5 điểm) Nêu các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

Câu 2. (0,75 điểm) Người viết đã chỉ ra những sai lầm gì mà học sinh thường mắc phải trong học tập?

Câu 3. (0,75 điểm) Theo tác giả, học sinh cần làm gì để có kết quả tốt trong thi cử?

Câu 4. (1,0 điểm) Theo anh/chị, vì sao cần phải lên kế hoạch ôn tập cụ thể cho kì thi phía trước?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn tăng vọt”.

Câu 2. (5,0 điểm)

Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh xuất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di Gian phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, 

Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. ĐỌC – HIỂU 

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các thao tác lập luận đã học: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

* Cách giải:

- Các thao tác lập luận: phân tích, bác bỏ.

Câu 2:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý.

* Cách giải:

Những sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong học tập:

- Quan niệm đi học thêm sẽ nâng cao, bổ sung được thêm nhiều kiến thức.

- Học tủ và đoán đề với mong muốn phần may mắn thuộc về mình, học ít mà điểm lại cao.

- Nhiều học sinh chọn cách đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể cho nhớ và gặp phải tình trạng học nhồi nhét.

Câu 3:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý.

* Cách giải:

Theo tác giả, để có kết quả tốt trong thi cử học sinh cần:

- Hãy chú trọng tất cả những kiến thức được giới hạn trong thi cử; cố gắng, chăm chỉ ôn luyện và có phương pháp học đúng đắn.

- Hãy lên kế hoạch học tập cụ thể, để việc ôn tập diễn ra từng bước một, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Hãy học có chiến lược, ôn tập có kế hoạch, chuẩn bị tới từng thứ một.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

- Cần phải lên kế hoạch ôn tập cụ thể cho kì thi phía trước vì:

+ Kế hoạch giúp ta làm việc một cách nhịp nhàng và hiệu quả hơn.

+ Khi có kế hoạch, bản thân ta cũng sẽ bình tĩnh và ổn định về tâm lý hơn.

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

* Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

* Cách giải:

Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

Yêu cầu về nội dung:

Nêu vấn đề

Giải thích vấn đề

- Học thêm nghĩa là ngoài việc tham gia học trên trường, trên lớp, sẽ tham gia học các lớp học dạy thêm ở ngoài.

- Không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn sẽ tăng vọt.

Phân tích, bàn luận vấn đề

- Tại sao “Không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn sẽ tăng vọt”?

+ Việc học thêm nhiều cũng chính là tình trạng nhồi nhét quá nhiều, khiến cho người học không có sức hoặc không kịp tiếp thu.

+ Học thêm cũng làm cho người học thiếu tính chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.

- Học thêm hiện tại đang diễn ra phổ biến ở tất cả các cấp học, gây nguy hại cho học sinh.

- Biện pháp khắc phục:

+ Mỗi người tự xây dựng cho mình những phương pháp học tích cực.

+ Cần có kế hoạch cụ thể cho việc học, tránh việc học theo kiểu mì ăn liền, học tủ, học vẹt

+ Cần chủ động trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức

- Phê phán những người học thêm tràn lan

* Liên hệ bản thân

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích

- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.

- Nét nổi bật trong phong cách của ông là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Đặc biệt ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ.

Người lái đò sông Đà là thiên tùy bút rút trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn của ông: tài hoa, uyên bác, lịch lãm.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn súc tích, mê đắm và tài hoa.

Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập sách cùng tên.

- Hai đoạn trích trên là hai đoạn trích tiêu biểu của hai tác phẩm.

2. Phân tích

2.1 Đoạn trích trong tác phẩm Người lái đò sông Đà: Đoạn văn miêu tả hình tượng con sông hung bạo

- Sự hung bạo thể hiện ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành:

+ Hình ảnh “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” đã gợi ra được độ cao và diễn tả được cái lạnh lẽo, âm u của khúc sông.

+ Hình ảnh so sánh “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu” đã diễn tả sự nhỏ hẹp của dòng chảy gợi ra lưu tốc rất lớn nhất là vào mùa nước lũ với bao nhiêu nguy hiểm rình rập.

+ Bằng liên tưởng độc đáo, Nguyễn Tuân đã tiếp tục khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

- Sự hung bạo thể hiện ở ghềnh đá “quãng mặt ghềnh Hát Loóng

+ Nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ thuê: dữ dằn, gắt gao, tàn bạo.

+ Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc (nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió) được hỗ trợ bởi những thanh trắc liên tiếp đã tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập như vừa xô đẩy, vừa hợp sức của sóng, gió và đá khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn, tạo nên một mối đe dọa thực sự đối với bất kì người lái đò nào “quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.

2.2 Đoạn trích trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lí – cảnh sắc thiên nhiên đa dạng và quyến rũ.

- Sông Hương được lột tả trong không gian núi rừng Trường Sơn:

Là bản trường ca của rừng già: Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp vừa hùng vừa trữ tình, mang một sức sống mãnh liệt.

Như cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại: biện pháp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng sông.

2.3 So sánh hai đoạn trích

* Giống nhau:

- Cả hai đoạn trích đều cho thấy cái tôi tài hoa, uyên bác của tác giả với những liên tưởng và tưởng tượng phong phú về hai con sông.

- Cả hai đoạn trích đều cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết của hai tác giả.

* Khác nhau:

- Đối tượng được miêu tả:

Người lái đò sông Đà: hình ảnh con sông Đà với tính cách hung bạo

Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Sông Hương với vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng

- Ngôn ngữ:

Người lái đò sông Đà: ngôn ngữ được xếp đặt, kết hợp linh hoạt, táo bạo.

Ai đã đặt tên cho dòng sông?: ngôn ngữ uyển chuyển, mềm mại

Lí giải

- Do đặc điểm về phong cách chi phối:

+ Nguyễn Tuân luôn quan sát, khám phá và diễn tả thế giới ở góc độ thẩm mĩ; quan sát, khám phá, diễn tả con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ. Ta thấy chỉ có cảnh cực kì hùng vĩ, dữ dội hoặc cảnh tuyệt mĩ mới thu hút ngòi bút của ông; chỉ có tài tử, giai nhân, anh hùng, nghệ sĩ mới rung động ngòi bút Nguyễn Tuân.

+ Hoàng Phủ Ngọc Tường: là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

            Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu:

“Cô ơi !

Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước. 

Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. 

Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài. 

Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.”

(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn 3-6.2014)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản (0.5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong câu: “Cô không phải là người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. (0.5 điểm)

Câu 3: Anh/chị hiểu nội dung câu văn sau như thế nào?

“Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. “ (1.0 điểm)

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về lòng biết ơn trong cuộc sống (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

 

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương.

(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 155 - 156)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, báo chí, khoa học, nghệ thuật, chính luận, hành chính

*Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: sinh hoạt

Câu 2:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

- Thành ngữ: “Một nắng hai sương”

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Cách hiểu: Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựaniềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chínhcô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời:- Cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục, nuôi con nên người;- Bạn bè là người gần gũi, giúp ta có sức mạnh tinh thần- Thử thánh, thất bại là bài học của sự thành công- Cô giáo là người mẹ hiền, nâng đỡ cho bao thế hệ học sinh vượt qua mọichông gai trong cuộc sống.

Câu 4:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Gợi ý:

- Giải thích: Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
 - Luôn ghi nhớ công ơn của người mang đến cho mình những điều tốt đẹp

- Luôn mong muốn được đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

MB:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.

TB:

* Vị trí đoạn trích

Sóng - Nỗi nhớ thủy chung trong tình yêu

- Âm hưởng cả đoạn thơ này là âm hưởng khẳng định, âm hưởng của niềm tin bất di bất dịch.

- Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả thật mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt các từ ngữ trái nghĩa có trong khổ thơ:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ:

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu.

- Sự khát khao hướng về nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin tuyệt đối vào lòng chung thủy được thể hiện thật dứt khoát qua các câu khẳng định tuyệt đối:

Dẫu xuôi về phương Bắc

 Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương

- Trong trời đất có bốn phương, tám hướng nhưng không có phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái lại có phương anh và chỉ hướng về một phương duy nhất ấy.

- Nhân vật trữ tình tự bạch chân thành mà mãnh liệt nỗi nhớ, khát vọng thủy chung, nỗi khao khát hướng về nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn ấy vừa mạnh mẽ vừa sâu lắng quyện hòa trong những quan sát và suy tư từ con sóng.

=> Tóm lại, có thể nói rằng hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa.

KB:

- Nêu cảm nhận về bài thơ Sóng

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”,ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị, ...

- Nội dung: qua hình tượng sóng diễn tả tình yêu thiết tha, nồng nàn của người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ, hiện đại: sự chủ động của người phụ nữ trong tình yêu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống.

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác.

Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân.

(Trích Lăng kính tâm hồn - Trish Summerfield, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Mimh)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm nào của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân?

Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh?

Câu 4. Anh /chị có đống tình với quan niệm: Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ ý nghĩa của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Câu 1: Phương thức biếu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Sai lầm của người phụ nữ: không trung thực với chính mình chỉ toàn nhìn vào điểm mạnh của người chị dâu, và đánh giá họ dựa trên những cái mình không có.

Câu 3: Thông hiểu

* Yêu cầu: HS viết thành đoạn văn, trình bày được các ý sau:

- Trung thực là yếu tố quan trọng để mỗi người nhận thức đúng về mình.

- Câu nói đề cao tầm quan trọng sự trung thực với chính mình.

Câu 4: Vận dụng

* Yêu cầu: Viết đoạn văn ngắn

* Nội dung: đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Đồng tình/ không đồng tình: HS có thể trình bày ý kiến cá nhân, sẽ nghiêng về đồng tình.

- Lí giải vì: Không tự tin thừa nhận ưu điểm, không dám đối diện với khuyết điểm của bản thân

=> Không đánh giá đúng bản thân mình

- Liên hệ: (những năm gần đây, trong đáp án thường cho điểm phần này)

PHẦN II: LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm)

Yêu cầu: Đây là dạng đặc biệt của NLXH

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 200 chữ

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: giá trị của lòng trung thực trong mối quan hệ với chính mình và với người khác.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:

* Giải thích khái niệm: Trung thực là một giá trị sống và là phẩm chất cần thiết của con người. Trung thực là luôn nói đúng sự thật, không có mâu thuẫn trong suy nghĩ, lời nói và hành động tạo nên sự hài hòa thống nhất giữa biểu hiện bên ngoài và suy nghĩ bên trong.

* Bàn luận:

- Trung thực với bản thân:

+ Giúp con người thấy lòng thanh thản

+ Tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp

+ Nhận thức đúng về bản thân. Không đánh giá quá cao hoặc quá thấp về giá trị của bản thân.

….

- Trung thực với người khác:

+ Đánh giá đúng về người khác

+ Giúp họ sống tốt hơn, phát huy những thế mạnh, giúp họ nhận thức, sữa chữa khuyết điểm, hoàn thiện mình.

+ Có thể lấy dẫn chứng: những bệnh nhân mắc covid19 không trung thực trong việc khai báo…

* Bài học nhận thức và liên hệ:

- Trung thực giúp xây dựng xã hội công bằng, phát triển và nhân văn.

- Liên hệ bản thân: luôn sống trung thực…

Câu 2 (5,0 điểm)

1. MỞ BÀI 

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi: là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ miền Nam, thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Giới thiệu tác phẩm Những đứa con trong gia đình: là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Nam Bộ.

2. THÂN BÀI 

a) Luận điểm 1: Vẻ đẹp dòng sông truyền thống gia đình

- Gia đình kiên cường chịu nhiều đau thương trong chiến tranh: ông nội bị giặc giết, cha của Việt bị giặc chặt đầu, má bị trúng đạn của Mĩ, thím Năm bị giặc bắn chết. Đau thương đã nhen nhóm ngọn lửa căm thù trong mỗi thành viên.

* Vẻ đẹp của khúc sông trước

- Cha Việt và Chiến là cán bộ Việt Minh, kiên cường, trung thành với cách mạng đến cùng đến đã bị giết hại.

- Má là một người phụ nữ mạnh mẽ, gan góc: dám đi đòi lại đầu chồng, đối đáp với bọn giặc Mĩ mà không hề run sợ, biết nén đau thường thành lòng hận thù. Mặt khác cũng là người phụ nữ tháo vát, yêu thương chồng con.

- Chú Năm là là người luôn lưu giữ truyền thống gia đình (cuốn sổ), là người lao động chất phác có tâm hồn nghệ sĩ, hết lòng vì cách mạng (thu xếp cho cả hai chị em đi tòng quân).

- Nhận xét: đây là khúc sông thượng nguồn, kết tinh những vẻ đẹp truyền thống để truyền cho khúc sông sau phát huy.

* Vẻ đẹp của khúc sông sau

Nhân vật Chiến:

- Có những nét giống mẹ: mang vóc dáng của má “hai bắp tay tròn vo ... chắc nịch”, giống má từ cái lối nằm với thằng út em, biết lo liệu mọi việc một cách chu đáo (đặc biệt trước đêm sắp xa nhà), Chiến tự thấy mình như hòa vào má “ Tao cũng đã lựa ý... nên tao cũng tính vậy”

- Là cô gái mới lớn nên khi thì người lớn (nhường em, tháo vát,...) nhưng có lúc vẫn rất trẻ con (vào chiến trường vẫn không quên mang gương nhỏ).

- Chiến cũng có những nét khác biệt so với má: trẻ trung hơn, được tự tay cầm súng để trả thù cho người thân.

- Là một cô gái kế thừa được sự kiên cường từ người thân trong gia đình: “nếu giặc còn thì tao mất”

Nhân vật Việt:

- Có nét riêng của cậu con trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con

+ Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội, ...

+ Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun, ...

+ Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.

+ “Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội.

+ Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ “khóc đó rồi cười đó”.

- Việt cũng là một chiến sĩ dũng cảm:

+ Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình

+ Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi. Trong quân ngũ Việt chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc.

+ Dù đang bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ: “Tao sẽ chờ mày... mày là thằng chạy”.

=> Việt và Chiến chính là khúc sông sau, kế thừa những tinh hoa của khúc sông trước và chảy xa hơn khúc sông trước.

b) Luận điểm 2: Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má gửi nhà chú Năm

- Đó là sự tôn trọng, hiếu thảo với cha mẹ đã khuất

- Không khí thiêng liêng đã khiến Việt cảm thấy mình trưởng thành hơn: biết thương chị, cảm nhận sâu sắc mối thù đè nặng trên vai.

- Thể hiện sự trưởng thành của hai chị em, đã biết tự lo toan mọi điều, gánh vác những công việc quan trọng trong gia đình.

3. KẾT BÀI 

- Giá trị nội dung: Tác phẩm ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người Nam Bộ, khẳng định truyền thống gia đình và dân tộc là sức mạnh to lớn để chống lại kẻ thù xâm lược.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, kể theo mạch hồi tưởng đứt nối của nhân vật Việt, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, giọng kể giàu chất sử thi,...

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)  

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 “…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.

… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.”

( Trích “Em không tự cứu mình thì ai cứu em” của Rosie Nguyễn – Cuốn Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Nxb Hội nhà văn, 2017, trang 120-121)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, sống trong thế chủ động có những biểu hiện nào?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì dông bão cuộc đời.”.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Em không cứu mình thì ai cứu được em” không? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm)

Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa cách sống ở thế chủ động của tuổi trẻ hôm nay.

Câu 2. (5.0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.89, 2015)

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ

*Cách giải:

Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Biểu hiện của “sống ở thế chủ động”: Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình.

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích

*Cách giải:

Phép tu từ được sử dụng trong câu: So sánh (sống thụ động cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn…) và ẩn dụ ( Con bè trên dòng nước lớn ,sóng gió, giông bão).

Câu 4:

*Phương pháp: Phân tích, lí giải

*Cách giải:

Thí sinh được đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, từ đó đưa ra những lập luận bảo vệ ý kiến.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

*Cách giải:

- Giải thích:

“Chủ động” là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

“Sống ở thế chủ động” là hành động độc lập, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

- Bàn luận:

Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết;

Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ;

Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công;

Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống. (D/c minh họa)

- Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động: Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với công dân toàn cầu.

- Liên hệ bản thân

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986)

Phân tích đoạn thơ

a/ Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được bắt nguồn từ hiện thực:

      Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Không mọc tóc, quân xanh màu lá đều là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà người nào cũng phải trải qua. Trong hồi ức của những người lính TT trở về, đoàn quân tử vong vì sốt rét rừng nhiều hơn là vì đánh trận bởi rừng thiêng nước độc mà thuốc men không có.

- QD không hề che giấu những gian khổ, khó khăn…, chỉ có điều nhà thơ không miêu tả một cách trần trụi. Hiện thực ấy được khúc xạ qua bút pháp lãng mạn của QD, trở thành cách nói mang khẩu khí của người lính TT, cách nói rất chủ động: không mọc tóc chứ không phải tóc không thể mọc vì sốt rét tạo nên nét dữ dội, ngang tàng, cứng cỏi của người lính TT; cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính qua ngòi bút QD lại toát lên vẻ oai phong, dữ dằn của những con hổ nơi rừng thiêng “quân xanh màu lá dữ oai hùm”. 

b/ Ẩn sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng):

Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của "tam quân tì hổ khí thôn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).

Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm rừng thẳm

Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu

→  Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.

c/ Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn):

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

- Những người lính TT không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ HN dáng kiều thơm”Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở về.

d/ Lí tưởng, khát vọng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:

+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ vô danh không một vòng hoa, không một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.

+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu không khí thiêng liêng đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính

- Mặc dù khung cảnh ấy hàng ngày vẫn trải ra trên các cung đường hành quân của người lính TT nhưng nó không đủ sức làm các anh nản chí sờn lòng, mà trái lại càng nung nấu quyết tâm “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng không gì quý hơn Tổ quốc, không có tình yêu nào cao hơn tình yêu Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.

d/ Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

- Trong bài thơ, QD không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc đường TT cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”… Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ Áo bào thay chiếu anh về đất. Người lính TT gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan cho họ những tấm nứa, tấm tranh…

- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:

Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng sang trọng:

Áo chàng đỏ tựa ráng pha

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in

Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như cày xong thửa ruộng…)

+  Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của người lính TT không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.

e/ Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:

- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc

- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm. Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho TQ, của áo bào thay chiếu, của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào lòng người

Tổng kết

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Học sinh thường quan niệm, đi học thêm sẽ nâng cao, bổ sung được thêm nhiều kiến thức, đồng nghĩa với việc, cơ hội đỗ đạt thi cử càng cao. Nhưng trên thực tế, không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn tăng vọt, và cũng không ít người chỉ học trên lớp và tự học mà vẫn đạt kết quả cao trong học tập. Muốn nâng cao kiến thức, ngoài việc chăm chú lắng nghe các bài giảng của thầy cô giáo thì phần quyết định vẫn ở bản thân bạn. Mỗi học sinh cần tự trang bị cho mình tinh thần tự học, ôn luyện đều đặn thì dù không học thêm, kiến thức của bạn cũng chẳng kém ai. Ngược lại, nhiều học sinh mải mê “chạy show” (học chưa xong lớp này đã mài mông đến lớp khác) học thêm, mất quá nhiều thời gian, các buổi học nối tiếp nhau, dồn dập cuối cùng cũng chẳng hiểu, chẳng nhớ được gì!

Một “sở thích” của nhiều học sinh cuối cấp đó là học tủ và đoán đề với mong muốn phần may mắn thuộc về mình, học ít mà điểm lại cao. Nhưng thật sự là người “trúng tủ” thì ít, mà người bị “tủ đè” lại nhiều không kể xiết. Đặc biệt, đối với những môn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan việc học tủ lại càng “sai sách” bởi hình thức thi trắc nghiệm phổ tra rộng và bao quát hơn so với tự luận. Bởi thế, hãy chú trọng tất cả những kiến thức được giới hạn trong thi cử. Chỉ cố gắng, chăm chỉ ôn luyện và có phương pháp học đúng đắn, hợp lý bạn mới dễ dàng “chiến thắng” những kỳ thi.

Với tâm lý “học trước sẽ quên sau” nhiều học sinh chọn cách đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể cho nhớ. Vậy nên gần trước ngày thi, các bạn học sinh mới nhanh chóng nhồi nhét tất cả những kiến thức cần học. Điều này chẳng những không giúp bạn nhớ lâu mà còn khiến bạn dễ bị “loạn” và phá vỡ mạch liên kết của khối kiến thức cũ. Nhiều kiến thức học dồn dập một lúc sẽ khiến bạn bị quá tải. Điều này không hề giúp bạn nâng cao điểm số, ngược lại làm tinh thần bạn mệt mỏi. Chinh vì thế, hãy lên kế hoạch học tập cụ thể, để việc ôn tập diễn ra từng bước một, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Hãy học có chiến lược, ôn tập có kế hoạch, chuẩn bị tới từng thứ một… kì thi phía trước sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

(Học sinh cuối cấp thường mắc phải những sai lầm này – Kenh14.vn, ngày 11/4/2017)

Câu 1. (0,5 điểm) Nêu các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

Câu 2. (0,75 điểm) Người viết đã chỉ ra những sai lầm gì mà học sinh thường mắc phải trong học tập?

Câu 3. (0,75 điểm) Theo tác giả, học sinh cần làm gì để có kết quả tốt trong thi cử?

Câu 4. (1,0 điểm) Theo anh/chị, vì sao cần phải lên kế hoạch ôn tập cụ thể cho kì thi phía trước?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn tăng vọt”.

Câu 2. (5,0 điểm)

Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng giờ ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh xuất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di Gian phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. ĐỌC – HIỂU 

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các thao tác lập luận đã học: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.

* Cách giải:

- Các thao tác lập luận: phân tích, bác bỏ.

Câu 2:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý.

* Cách giải:

Những sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong học tập:

- Quan niệm đi học thêm sẽ nâng cao, bổ sung được thêm nhiều kiến thức.

- Học tủ và đoán đề với mong muốn phần may mắn thuộc về mình, học ít mà điểm lại cao.

- Nhiều học sinh chọn cách đến khi nào gần thi thì ôn luyện luôn một thể cho nhớ và gặp phải tình trạng học nhồi nhét.

Câu 3:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý.

* Cách giải:

Theo tác giả, để có kết quả tốt trong thi cử học sinh cần:

- Hãy chú trọng tất cả những kiến thức được giới hạn trong thi cử; cố gắng, chăm chỉ ôn luyện và có phương pháp học đúng đắn.

- Hãy lên kế hoạch học tập cụ thể, để việc ôn tập diễn ra từng bước một, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Hãy học có chiến lược, ôn tập có kế hoạch, chuẩn bị tới từng thứ một.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

- Cần phải lên kế hoạch ôn tập cụ thể cho kì thi phía trước vì:

+ Kế hoạch giúp ta làm việc một cách nhịp nhàng và hiệu quả hơn.

+ Khi có kế hoạch, bản thân ta cũng sẽ bình tĩnh và ổn định về tâm lý hơn.

II. LÀM VĂN 

Câu 1:

* Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

* Cách giải:

Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

Yêu cầu về nội dung:

Nêu vấn đề

Giải thích vấn đề

- Học thêm nghĩa là ngoài việc tham gia học trên trường, trên lớp, sẽ tham gia học các lớp học dạy thêm ở ngoài.

- Không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn sẽ tăng vọt.

Phân tích, bàn luận vấn đề

- Tại sao “Không phải cứ học thêm là kiến thức của bạn sẽ tăng vọt”?

+ Việc học thêm nhiều cũng chính là tình trạng nhồi nhét quá nhiều, khiến cho người học không có sức hoặc không kịp tiếp thu.

+ Học thêm cũng làm cho người học thiếu tính chủ động trong việc tiếp thu kiến thức.

- Học thêm hiện tại đang diễn ra phổ biến ở tất cả các cấp học, gây nguy hại cho học sinh.

- Biện pháp khắc phục:

+ Mỗi người tự xây dựng cho mình những phương pháp học tích cực.

+ Cần có kế hoạch cụ thể cho việc học, tránh việc học theo kiểu mì ăn liền, học tủ, học vẹt

+ Cần chủ động trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức

- Phê phán những người học thêm tràn lan

* Liên hệ bản thân

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích

- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.

- Nét nổi bật trong phong cách của ông là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mĩ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Đặc biệt ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mĩ.

Người lái đò sông Đà là thiên tùy bút rút trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn của ông: tài hoa, uyên bác, lịch lãm.

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn súc tích, mê đắm và tài hoa.

Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập sách cùng tên.

- Hai đoạn trích trên là hai đoạn trích tiêu biểu của hai tác phẩm.

2. Phân tích

2.1 Đoạn trích trong tác phẩm Người lái đò sông Đà: Đoạn văn miêu tả hình tượng con sông hung bạo

- Sự hung bạo thể hiện ở cảnh đá bờ sông dựng vách thành:

+ Hình ảnh “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” đã gợi ra được độ cao và diễn tả được cái lạnh lẽo, âm u của khúc sông.

+ Hình ảnh so sánh “vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu” đã diễn tả sự nhỏ hẹp của dòng chảy gợi ra lưu tốc rất lớn nhất là vào mùa nước lũ với bao nhiêu nguy hiểm rình rập.

+ Bằng liên tưởng độc đáo, Nguyễn Tuân đã tiếp tục khắc sâu ấn tượng về độ cao của những vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của đoạn sông và sự nhỏ hẹp của dòng chảy “ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

- Sự hung bạo thể hiện ở ghềnh đá “quãng mặt ghềnh Hát Loóng

+ Nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ thuê: dữ dằn, gắt gao, tàn bạo.

+ Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc (nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió) được hỗ trợ bởi những thanh trắc liên tiếp đã tạo nên âm hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập như vừa xô đẩy, vừa hợp sức của sóng, gió và đá khiến cho cả ghềnh sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn, tạo nên một mối đe dọa thực sự đối với bất kì người lái đò nào “quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.

2.2 Đoạn trích trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lí – cảnh sắc thiên nhiên đa dạng và quyến rũ.

- Sông Hương được lột tả trong không gian núi rừng Trường Sơn:

Là bản trường ca của rừng già: Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp vừa hùng vừa trữ tình, mang một sức sống mãnh liệt.

Như cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại: biện pháp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng sông.

2.3 So sánh hai đoạn trích

* Giống nhau:

- Cả hai đoạn trích đều cho thấy cái tôi tài hoa, uyên bác của tác giả với những liên tưởng và tưởng tượng phong phú về hai con sông.

- Cả hai đoạn trích đều cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết của hai tác giả.

* Khác nhau:

- Đối tượng được miêu tả:

Người lái đò sông Đà: hình ảnh con sông Đà với tính cách hung bạo

Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Sông Hương với vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng

- Ngôn ngữ:

Người lái đò sông Đà: ngôn ngữ được xếp đặt, kết hợp linh hoạt, táo bạo.

Ai đã đặt tên cho dòng sông?: ngôn ngữ uyển chuyển, mềm mại

Lí giải

- Do đặc điểm về phong cách chi phối:

+ Nguyễn Tuân luôn quan sát, khám phá và diễn tả thế giới ở góc độ thẩm mĩ; quan sát, khám phá, diễn tả con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ. Ta thấy chỉ có cảnh cực kì hùng vĩ, dữ dội hoặc cảnh tuyệt mĩ mới thu hút ngòi bút của ông; chỉ có tài tử, giai nhân, anh hùng, nghệ sĩ mới rung động ngòi bút Nguyễn Tuân.

+ Hoàng Phủ Ngọc Tường: là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

[…] Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực.

Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tớ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.

Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai trước mắt!

(Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, Vân Anh spiderum, theo Trí thức trẻ 20:55 05/04/2017)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 

Câu 2. Theo anh/chị, hai ý kiến sau đây có mâu thuẫn với nhau không, vì sao? 

“Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”.

Và:

“Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực”.

(thông hiểu)

Câu 3.Đặc điểm chung của những người thành công được nêu trong đoạn trích là gì? 

Câu 4. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) 

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự thay đổi bản thân để đạt được thành công trong cuộc sống.

Câu 2.(5,0 điểm) 

Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm có viết:

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nhìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân

Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu…

(Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.121

Cảm nhận của anh, chị về tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh, chị hãy nhận xét về sự vận dụng các yếu tố văn hóa, văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm trong việc thể hiện tư tưởng nêu trên.

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm)

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

*Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ

*Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Hai ý kiến trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Vì:

- Việc cần phải suy nghĩ trước khi phát ngôn hay hành động là một điều cần thiết vì nó thể hiện sự cẩn trọng, đôi khi suy nghĩ chín chắn sẽ giúp con người hành xử một cach tử tế và văn minh, không làm tổn thương người khác.

- Việc suy nghĩ quá nhiều lại là biểu hiện sự đắn đo và cân nhắc thiệt hơn. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi trước khi hành động.

Câu 3:

*Phương pháp: Đọc, tìm ý

*Cách giải:

Đặc điểm chung của những người thành công được nêu trong đoạn trích là: không ngủ quên trên chiến thắng, kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình

Câu 4:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình có thể được hiểu như sau: Con người thường tự giới hạn mình bởi những suy nghĩ do mình tạo ra nên trong nhiều tình huống mình sẽ có thể khám phá ra được khả năng tiềm ẩn của mình hoặc mở rộng giới hạn bản thân.

II.LÀM VĂN

Câu 1:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề:

- Điều bản thân cần thay đổi là những điều chưa tốt hoặc có thể là chưa phù hợp, phải thay đổi để phát triển bản thân, để hoàn thiện nhân cách.

- Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định

*Phân tích, bàn luận vấn đề

- Vì sao cần phải thay đổi?

+ Chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng trước khi muốn thay đổi thế giới thì cần thay đổi chính bản thân mình.

+ Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ hơn từng ngày. Điều quan trọng là mình hôm nay phải hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua

- Cần phải thay đổi những gì:

+ Cần thay đổi từ những thói quen bình dị hàng ngày: ăn, uống, nghỉ ngơi, làm việc, thư giãn

+ Phải thay đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động. Phải có ước mơ, hoài bão nhưng quan trọng là phải thức dậy để biến ước mơ thành hành động.

- Tác dụng của việc thay đổi:

+ Thái độ với mọi người và với chính bản thân mình trong bất cứ việc gì cũng nhẹ nhàng, bớt áp lực hơn.

+ Suy nghĩ, tư duy tích cực hơn, yêu đời hơn.

+ Học tập, làm việc suôn sẻ

+ Khi bản thân thay đổi để tốt hơn cũng sẽ tác động đến những người thân xung quang, làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn.

* Liên hệ với bản thân và đưa ra bài học của mình: Cuộc đời của chúng ta như thế nào do chính chúng ta quyết định, cần phải làm thế nào để mình ngày một tốt đẹp hơn thì bạn phải tự kiếm câu trả lời của mình.

* Tổng kết

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước.

- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm bị chiếm miền Nam, về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Đoạn trích Đất Nước thuộc chương V của bản trường ca.

Phân tích đoạn trích

- Với Nguyễn Khoa Điềm, nhân dân chính là người đã làm ra Đất Nước nên “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”. Và để đi đến tư tưởng đó, tác giả đã lần lượt chứng minh trên các phương diện địa lý, lịch sử và văn hóa của Đất Nước.

- Đoạn thơ là sự chứng minh trên phương diện thời gian lịch sử và phương diện văn hóa

*Phương diện thời gian lịch sử

- Nhìn sâu vào chiều dài lịch sử, nhà thơ càng thấm thía công lao xây dựng, vun đắp, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là của lớp người trẻ tuổi. Đó là những con người bình dị, năm tháng nào cũng có, cũng giống như anh và em của hôm nay.

- Trong thời bình, họ hiền lành và chăm chỉ trong công việc lao động để xây dựng đất nước, đưa đất nước đi lên sánh ngang với bè bạn quốc tế còn trong thời loạn, “khi có giặc” ngoại xâm, họ sẵn sàng chiến đấu.

- Với những đóng góp & sự kiên cường bất khuất vô song, họ đã trở thành anh hùng nhưng

chỉ có số ít trong họ được Tổ quốc ghi công, tên tuổi được vinh danh muôn thuở, trở thành những anh hùng hữu danh. Còn phần lớn đều là những anh hùng vô danh.

Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm không chú trọng phác họa một chân dung điển hình cụ thể nào, dù người đó là anh hùng hay vĩ nhân, mà muốn tôn vinh một đám đông vô danh: sống giản dị và bình tâm, cống hiến âm thầm và lặng lẽ. Họ không có gương mặt và tên tuổi, nhưng chính họ đã làm nên chân lí, làm ra Đất Nước.

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
 Nhưng họ đã làm ra Ðất Nước

- Không chỉ lao động xây dựng đất nước, đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, mà những thế hệ người Việt trong suốt bốn nghìn năm còn gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau mọi giá trị văn hoá vật chất và tinh thần:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cái
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
 Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

- Thông qua những công việc mưu sinh hằng ngày, họ đã truyền lại cho con cháu cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước nhiều đời của dân tộc “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”.

- Đi liền với truyền và giữ hạt lúa để cho dân tộc sinh tồn là sự truyền giữ ngọn lửa đời này qua đời khác. Từ trong những đêm mờ xa xôi của lịch sử cha ông ta vẫn biết cách bê rơm con cúi để truyền lửa qua đời này đời khác, đó là một sự sáng tạo không chỉ để duy trì bếp lửa của mỗi nhà, mà còn để làm vũ khí lợi hại trong việc chống giặc ngoại xâm và nội thù. Trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng ca ngợi ngọn lửa này “Lửa rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia”. Nhìn qua thì đó là một cách chuyền lửa thủ công đơn giản nhưng để truyền lửa qua thời gian đằng đẵng là một sự kiện sáng tạo của nhân dân ta.

- Một nét đẹp văn hóa mà khi nói về một đất nước nào đó thường được đề cập đầu tiên đó là ngôn ngữ giọng điệu của dân tộc. Quá trình lịch sử của dân tộc ta là một quá trình vận động di dân từ đất Tổ Hùng Vương đến mũi Cà Mau. Trong quá trình di dân đó, giọng điệu và tiếng nói của dân tộc không hề bị thay đổi, đó là một ý thức dân tộc cao độ, còn tiếng nói là đất nước Tổ quốc.

- Ngoài những vẻ đẹp văn hóa rất dễ nhìn thấy nói trên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại chuyển sang nói một vẻ đẹp văn hóa khác, đó là vẻ đẹp của đạo lý dân tộc: “Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”. Có lẽ dân tộc ta trường tồn một cách mạnh mẽ cũng bát đầu từ cái đạo lý luôn vì đời sau của tầng tầng lớp lớp suốt bốn nghìn năm lịch sử.

- Và khi nói về văn hóa, nhà thơ không quên nói về một yếu tố để lưu giữ văn hóa đó là truyền thống bất khuất trước mọi kẻ thù:

Có ngoại xâm thì đánh ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Đây là một vẻ đẹp của sự thật lịch sử. Vẻ đẹp này là tiền đề cho văn hóa nuôi dưỡng và giữ gìn văn hóa. Mọi kẻ thù đều bị đánh bại và vị tất mọi giá trị văn hóa sẽ được truyền giữ và phát triển.

* Phương diện văn hóa:

- Văn hóa với Nguyễn Khoa Điềm không phải được nhìn nhận ở những công trình bác học nguy nga, những người anh hùng hữu danh ai cũng thấy mà nhìn nhận ở diện mạo tâm hồn người Việt.

- Khi khẳng định tư tưởng Đất Nước của nhân dân, tác giả đã trở về với ngọn nguồn phong phú, đẹp đẽ của văn hoá, văn học dân gian, mà tiêu biểu là ca dao để chứng minh. Ca dao là diện mạo tinh thần, là nơi lưu giữ đời sống tâm hồn, tình cảm của nhân dân qua bao thế hệ. NKĐ đã chọn ba câu ca dao tiêu biểu nhất từ kho tàng thơ ca dân gian để ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn Việt, vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc ĐN, đó là:

+ say đắm trong tình yêu:

Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi

-> lấy ý từ câu ca dao:

Yêu em từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

+ quý trọng tình nghĩa hơn những giá trị vật chất tầm thường:

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

-> lấy ý từ câu ca dao:

Cầm vàng mà lội qua sông

Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng

+ kiên trì bền bỉ trong đấu tranh đến ngày toàn thắng:

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

-> lấy ý từ câu ca dao:

Thù này ắt hẳn còn lâu

Trồng tre thành gậy, gặp đâu đánh què

- Và bài thơ khép lại trong những suy ngẫm và cảm nhận tinh tế của NKĐ về vẻ đẹp thơ mộng của non sông đất nước:

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về ĐN mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi

* Nhận xét về việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian

- Tác giả vận dụng đậm đặc, sáng tạo chất liệu văn hoá văn học dân gian làm nổi bật trước mắt người đọc hình ảnh của một đất nước vừa thiêng liêng, vừa hiện hữu rõ ràng, vừa có chiều sâu văn hoá lịch sử, vừa bình dị thân quen với cuộc sống quanh ta.

- Chất dân gian thấm sâu vào tư duy nghệ thuật, tư tưởng cảm xúc của nhà thơ trong Đất Nước tạo nên một dấu ấn độc đáo khó phai trong lòng mỗi bạn đọc yêu văn!

Tổng kết

 

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ văn 12 có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá