Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Top 10 Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2022 - 2023 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Ngữ văn 12 giữa học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 12 bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zaloVietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây:Link tài liệu
Top 10 Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2022 - 2023 có đáp án
Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.
Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.
Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.
Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.
Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.
Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết, bài toán khó này?
Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.
(Trích: Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, theo http://www.giadinhvietnam.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng.
Câu 2: Theo anh/chị, qua câu chuyện này, mục đích chính của người viết là gì?
Câu 3: Những cách làm đó (để được ăn cá tươi) cho anh/chị hiểu điều gì về người Nhật Bản?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị hãy biết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến nên trong phần đọc hiểu: Gia đình và quê hương là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã ba lần nói tới “nắm lá ngón”. Những ngày Mị mới về làm dâu nhà thống lý Pá Tra: "Mị ném nắm lá ngón xuống đất. Nắm lá ngón Mị đã đi tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết".
Khi đã chấp nhận trở lại làm dâu nhà thống lý: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa.
Trong đêm tình mùa xuân: "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa".
Phân tích tâm lý nhân vật Mị qua 3 lần xuất hiện hình ảnh nắm lá ngón trên. Từ đó, anh/chị hãy làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Mị.
(Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng: Tự sự
Câu 2:
- Mục đích chính của người viết: Học sinh có thể nêu một trong hai mục đích chính của người viết như sau:
+ Ca ngợi trí thông minh, sáng tạo và sự kiên trì của người Nhật, họ luôn có trách nhiệm cao trong công việc.
+ Động viên, khích lệ mọi người sáng tạo và kiên trì trong công việc.
Câu 3:
- Những cách làm đó cho thấy người Nhật rất chủ động, thông minh, sáng tạo và kiên trì,…
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1:
- Nêu vấn đề
- Giải thích:
+ Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu như ruột thịt của mỗi chúng ta. Đó là nơi bao bọc, che chở, nâng đỡ mỗi con người trên bước đường trưởng thành.
+ Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi con người khi chào đời. Nơi đó có mọi người ta quen biết thân thiết, có cánh diều vi vu, có những kỉ niệm bên bạn bè, người thân,…
+ Chiếc nôi nâng đỡ nghĩa là từ thuở còn nằm trong nôi, mỗi người đều được ươm ủ trong những câu hát ru à ơi đầy yêu thương của mẹ, của bà. Không những thế “chiếc nôi” ấy còn là sự bao bọc, chở che cho con người sau hành trình dài lưu lạc khi tìm về chốn cũ thân thương.
Như vậy: gia đình và quê hương chính là nguồn cội, là nơi bắt đầu để hình thành tình yêu thương trong mỗi con người.
- Bàn luận:
+ Gia đình từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là “chiếc nôi” của trẻ thơ. Ở nơi đó có đầy ắp tình thương và niềm tin trao gửi. Ở nơi ấy, đứa trẻ được lớn lên trong sự yêu thương đùm bọc, chở che. Một gia đình trong đó cha mẹ luôn thương yêu, chăm sóc và tôn trọng nhau sẽ để lại dấu ấn tuyệt đẹp trong đời sống tâm lý của trẻ.
+ Gia đình và quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người. Dù ai đi đâu, về đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở phải nhớ về quê hương.
+ Mỗi người chỉ có một nguồn cội
- Bài học nhận thức và hành động:
Câu 2:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm
* Giới thiệu nhân vật Mị
- Nhan sắc: Trai đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị
- Tài năng: Thổi sáo, thổi lá
- Phẩm chất tốt đẹp.
=> Mị xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của cường quyền, thần quyền vùi giập.
* Phân tích hình ảnh nắm lá ngón trong ba lần xuất hiện:
Lần thứ nhất:
- Bối cảnh xuất hiện: Khi mới về làm dâu nhà thống lý, nỗi đau đớn tủi cực khiến Mị sống không bằng chết. Cô tìm về cha, định từ biệt cha rồi ăn lá ngón tự tử.
- Nội dung, ý nghĩa:
+ Lá ngón xuất hiện đầu tiên như một lối thoát. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng đây là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới. Rõ ràng, đây là sự phản kháng quyết liệt nhưng vô vọng – một hình thức phản kháng bị động.
+ Tố cáo sự dã man, tàn bạo của xã hội ép buộc người dân lương thiện đến bước đường cùng.
Lần thứ hai:
- Bối cảnh xuất hiện: Khi Mị chấp nhận quay trở về nhà thống lý, tiếp tục sống kiếp dâu gạt nợ. Dần dần ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi, ý thức phản kháng mất đi, Mị không còn nghĩ đến chuyện ăn lá ngón tự tử nữa.
- Nội dung, ý nghĩa:
+ Lá ngón phai mờ tượng trưng cho lòng ham sống đã nguội lạnh
+ Sự buông bỏ là kết cục của cuộc đấu tranh trong đơn độc, dai dẳng cuối cùng kết thúc bằng sự mệt mỏi và tuyệt vọng.
Lần thứ ba:
- Bối cảnh xuất hiện: đêm tình mùa xuân với tiếng sáo làm hồi sinh sức sống trong Mị.
- Nội dung, ý nghĩa:
+ Lá ngón lần nữa xuất hiện với tầng ý nghĩa giải thoát Mị khỏi địa ngục trần gian.
+ Đánh dấu sự trở lại của ý thức sống, đánh dấu sự thức tỉnh của một tâm hồn tưởng chừng như đã “chết đi trong cõi sống”.
* Đánh giá về chi tiết “nắm lá ngón”
- Cho thấy đầy đủ chân dung nhân vật Mị - một cô gái miền núi với sức sống mãnh liệt
- Góp phần truyền tải đầy đủ tư tưởng, nội dung mà tác giả muốn gửi gắm
+ Gía trị hiện thực: Phơi bày thực trạng xã hội phong kiến miền núi lúc bấy giờ
+ Giá trị nhân đạo: Bày tỏ sự đồng cảm của tác giả, lên án tố cáo xã hội.
Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hoá. Trình độ tri thức văn hoá cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hoá. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kỳ vọng và sự trau dồi lý tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hoá không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
(Trích Học vấn và văn hoá — Trường Giang)
Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5đ)
Câu 2. Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hoá của một người? (1,0đ)
Câu 3. Đọc đoạn trích, anh/ chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là gì? (0,5đ)
Câu 4. Theo anh/ chị, quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện nay không? Vì sao? (1,0đ)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận (15 đến 20 dòng) bàn về ý nghĩa của sự thất bại. (2.0 điểm)
Câu 2. Có ý kiến cho rằng nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thật đáng khinh. Nhưng cũng có người khẳng định: đó là nhân vật đáng thương và đáng trọng. Ý kiến của anh/chị như thế nào? (5.0 điểm)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Trình độ học vấn có tác động đến phong cách văn hóa của mỗi con người:
- Tiềm năng hiểu biết, vốn tri thức sâu rộng là cơ sở hình thành lối suy nghĩ, cách ứng xử, cách giải quyết mâu thuẫn, khát vọng và lý tưởng sống của một con người.
- Trên thực tế, đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp.
Câu 3:
Đọc đoạn trích, có thể thấy yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hoá của một con người là: (0.5 điểm)
- Sự giáo dục của gia đình, nhà trường.
- Đặc biệt là ý thức tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện nhân cách và không ngừng học tập từ thực tế đời sống của mỗi cá nhân.
Câu 4:
HS trình bày theo quan điểm cá nhân rõ ràng, thuyết phục dưới hình thức một đoạn văn ngắn, không mắc lỗi diễn đạt.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận (15 đến 20 dòng) bàn về ý nghĩa của sự thất bại.
* Yêu cầu về kỹ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.
* Yêu cầu về kiến thức:
- Trình bày đúng vấn đề ý nghĩa của sự thất bại, có thể triển khai một trong số các luận điểm:
+ Thất bại là kết quả không như ý muốn của mỗi con người trong hành trình chinh phục một mục tiêu nào đó của cuộc đời.
+ Thất bại giúp chúng ta nhận diện sai lầm, giúp chúng ta khắc phục khuyết điểm.
+ Thất bại là mẹ của thành công. Vì từ trong thất bại, con người được tôi luyện thêm ý chí, bản lĩnh và khát khao...
+ Một số tấm gương từng thất bại nhưng không bi quan, ngược lại bản lĩnh vượt qua thử thách, rút kinh nghiệm để thành công.
+ Hãy tập đối diện với thất bại một cách tích cực nhất.
Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lý, thuyết phục; giáo viên linh hoạt trong đánh giá.
Câu 2. Có ý kiến cho rằng nhân vật "thị" trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thật đáng khinh. Nhưng cũng có người khẳng định: "đó là nhân vật đáng thương và đáng trọng". Ý kiến của anh/chị như thế nào?
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (0.25)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Nhân vật "thị" trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thật đáng thương và đáng trọng. (0.25)
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. (4.0)
* Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và nhân vật người vợ Tràng nhặt trong nạn đói.
* Phân tích các ý kiến đánh giá về nhân vật "thị":
- Đó là nhân vật đáng khinh: Đây là ấn tượng ban đầu khi nhân vật "thị" táo bạo, đanh đá đi theo Tràng đòi ăn. Thị không giữ sĩ diện mà theo không một người đàn ông. Tuy nhiên, hành động có phần trơ trẽn ấy cần được cảm thông.
- Thị đáng thương: Thị là nạn nhân của nạn đói năm 1945. Chân dung của thị rất thê thảm. Thị bị rơi vào thân phận bị rẻ rúng phải theo không một người đàn ông xa lạ. Thị lấy phải một người đàn ông nghèo, phải ăn cháo cám...
- Thị đáng được trân trọng: Thị theo Tràng vì khao khát được sống. Lòng ham sống và khát khao hạnh phúc gia đình đã khiến thị dần hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng của người phụ nữ (tự trọng, nhân hậu, đảm đang...).
* Đánh giá:
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật người vợ nhặt (không đặt tên, điểm nhìn khách quan, ngôn ngữ sắc sảo...)
- Tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
c. Sáng tạo
- Ý mới mẻ, sâu sắc (0.25)
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25)
Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại (...)
Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa. Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng. Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg một chút. Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế. Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm luận án. (...)
Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc. Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này.(...) Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi. Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam. Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ. Đó cũng là lý do mà tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của trường.
Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những thất bại lớn. Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm hơn.
Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng giống như tôi ra trường hồi 15 năm trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm. Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời. Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra. Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự.
Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. (...)
(Trích Bài diễn văn gây chấn động cộng đồng mạng của Tiến sỹ Trần Vinh Dự; nguồn batdongsanexpress.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho văn bản. (0.5 điểm)
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính trong những câu sau:
Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời. Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra. (1.0 điểm)
Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu nói: Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận (15 đến 20 dòng) bàn về ý nghĩa của sự thất bại. (2.0 điểm)
Câu 2. Có ý kiến cho rằng nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thật đáng khinh. Nhưng cũng có người khẳng định: đó là nhân vật đáng thương và đáng trọng. Ý kiến của anh/chị như thế nào? (5.0 điểm)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2.
Nhan đề gợi ý: Thất bại – phép thử để thành công; thất bại là mẹ thành công; Giá trị của thất bại...
Câu 3.
- Phép điệp cấu trúc: Có những thất bại...
- Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa: Chính sự thất bại sẽ giúp mỗi người trưởng thành để đi đến thành công mai sau.
Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; GV linh hoạt trong đánh giá.
Câu 4.
Giải thích câu: Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn.
=> Những thử thách khắc nghiệt, những thất bại đau đớn trong cuộc sống sẽ tôi luyện cho con người bản lĩnh cứng cỏi, để từ đó, chúng ta có thể thành công mai sau.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận (15 đến 20 dòng) bàn về ý nghĩa của sự thất bại.
* Yêu cầu về kĩ năng: biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả; đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.
* Yêu cầu về kiến thức:
- Trình bày đúng vấn đề ý nghĩa của sự thất bại, có thể triển khai một trong số các luận điểm:
+ Thất bại là kết quả không như ý muốn của mỗi con người trong hành trình chinh phục một mục tiêu nào đó của cuộc đời.
+ Thất bại giúp chúng ta nhận diện sai lầm, giúp chúng ta khắc phục khuyết điểm.
+ Thất bại là mẹ của thành công. Vì từ trong thất bại, con người được tôi luyện thêm ý chí, bản lĩnh và khát khao...
+ Một số tấm gương từng thất bại nhưng không bi quan, ngược lại bản lĩnh vượt qua thử thách, rút kinh nghiệm để thành công.
+ Hãy tập đối diện với thất bại một cách tích cực nhất.
Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; GV linh hoạt trong đánh giá.
Câu 2. Có ý kiến cho rằng nhân vật "thị" trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thật đáng khinh. Nhưng cũng có người khẳng định: đó là nhân vật đáng thương và đáng trọng. Ý kiến của anh /chị như thế nào?
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (0.25)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Nhân vật "thị" trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thật đáng thương và đáng trọng. (0.25)
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. (4.0)
- Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và nhân vật người vợ Tràng nhặt trong nạn đói.
- Phân tích các ý kiến đánh giá về nhân vật "thị":
+ Đó là nhân vật đáng khinh: Đây là ấn tượng ban đầu khi nhân vật "thị" táo bạo, đanh đá đi theo Tràng đòi ăn. Thị không giữ sĩ diện mà theo không một người đàn ông. Tuy nhiên, hành động có phần trơ trẽn ấy cần được cảm thông.
+ Thị đáng thương: Thị là nạn nhân của nạn đói năm 1945. Chân dung của thị rất thê thảm. Thị bị rơi vào thân phận bị rẻ rúng phải theo không một người đàn ông xa lạ. Thị lấy phải một người đàn ông nghèo, phải ăn cháo cám...
+ Thị đáng được trân trọng: Thị theo Tràng vì khao khát được sống. Lòng ham sống và khát khao hạnh phúc gia đình đã khiến thị dần hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng của người phụ nữ (Tự trọng, nhân hậu, đảm đang...).
→ Hs không được kể lại tình tiết câu chuyện mà phải biết phân tích ý nghĩa của các chi tiết liên quan nhằm làm sáng rõ từng ý kiến đánh giá về nhân vật.
- Đánh giá:
+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật người vợ nhặt (không đặt tên, điểm nhìn khách quan, ngôn ngữ sắc sảo...)
+ Tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
c. Sáng tạo
- Ý mới mẻ, sâu sắc (0.25)
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0.25)
Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện. Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ. Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông. Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại. Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ chối.
(Dẫn theo giaoduc. net.vn)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính?
Câu 2: Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba gia đình nghèo?
Câu 3: Anh/chị có phản đối cách ứng xử nào trong số các cách ứng xử của những gia đình nghèo trước hành động của người đàn ông trong văn bản trên không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả nhân vật Mị ở nhà thống lí Pá Tra:
Lần thứ nhất “… Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa… Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi…”.
Lần thứ hai “… Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng… Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi…
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách…”.
(Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài; Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015).
Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1.
Văn bản được viết theo phương thức tự sự là chính (0,5 điểm)
Câu 2.
Người đàn ông nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện (1,0 điểm)
Câu 3.
Phản đối cách ứng xử của gia đình thứ ba vì: người đàn ông nhiệt tâm với từ thiện thì không thể có hành động bố thí được giúp người vì lòng hảo tâm (1,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về hai đoạn văn; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận
Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:
* Khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
* Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị…
* Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả:
Lần thứ nhất:
- Đoạn văn miêu tả cuộc sống của Mị sau khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra . Cuộc sống của Mị bị đày đọa về cả thể xác và tinh thần.
– Cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra là sống kiếp ngựa trâu, thậm chí còn thua cả ngựa trâu.
– Mị đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục triền miên. Mị bị biến thành công cụ lao động, nô lệ không công cho nhà Pá Tra.
– Mị bị giam hãm trong không gian chật hẹp và tù đọng. Căn buồng Mị ở lúc nào cũng âm u, cửa sổ là một lỗ vuông bằng bàn tay. Mị sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
- Mị bị chai sạn về cảm xúc tinh thần. Mị sống buông xuôi chấp nhận số phận.
Lần thứ hai:
-Đoạn văn làm nổi bật tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống tiềm tàng của Mị đã trỗi dậy.
- Không khí đón tết rộn ràng ở Hồng Ngài và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức Mị, khiến cô hồi sinh.
- Mị uống rượu say “Mị uống ực từng bát”.
- Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”. Mị nghe thấy tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Mị thấy “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do.
- Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: Mị lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn đi chơi chấm dứt sự tù đày.
- Mị quấn tóc, lấy váy chuẩn bị đi chơi trước sự chứng kiến của A Sử, nhưng Mị không buồn quan tâm để ý đến hắn.
- Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.
*Nghệ thuật:
- Nghệ thuật trần thuật kết hợp miêu tả hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, giọng văn trầm lắng.
- Nghệ thuật xây dựng khắc họa hình tượng nhân vật độc đáo.
- Ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật đặc sắc.
- Chất thơ, chất trữ tình thấm đựơm.
* Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị qua hai lần miêu tả:
– Lần thứ nhất: Mị hiện lên là con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Mị cam chịu, chấp nhận kiếp sống ngựa trâu ở đó. Mị là nạn nhân tiêu biểu của ách áp bức cường quyền và thần quyền ở miền núi phía Bắc. Mị bị tê liệt ý thức sống.
– Lần thứ hai: Mị đã thay đổi, ý thức sống, khát vọng sống trỗi dậy mạnh mẽ, đó là hệ quả tất yếu, có áp bức có đấu tranh.
+ Hành động “nổi loạn” của Mị cho thấy khát vọng sống trong Mị vẫn luôn âm ỉ, khi có cơ hội nó lại trỗi dậy mãnh liệt bất chấp ách áp bức bóc lột.
+ Qua việc miêu tả những hành động, cử chỉ cũng như những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà văn tô Hoài. Đồng thời cũng thể hiện niềm tin, tấm lòng nhân đạo của tác giả vào sức sống của người phụ nữ nông thôn miền núi.
*Đánh giá chung
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
e. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (từ câu 1 đến câu 4)
“Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta...Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Chính các giá trị đã hướng dẫn chúng ta chọn con đường nào để đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì với sự lựa chọn của mình.”
(Phạm Thị Ly)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Theo tác giả bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được? (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn.” không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1.
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp ? Học sinh xác định chính xác:
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
- Văn bản trên được trình bày theo cách thức: diễn dịch
Câu 2.
Học sinh xác định chính xác 02 trong 03 thao tác lập luận sau đây: giải thích, phân tích, bình luận.
Câu 3.
- Theo tác giả bài viết có 03 yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời: năng lực trí tuệ, giá trị, tầm nhìn.
- Yếu tố mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được: Tầm nhìn dài hạn
Câu 4.
- Học sinh có thể trả lời: đồng tình, không đồng tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình
- Lí giải: phải hợp lí và thuyết phục với cách lựa chọn của bản thân.
Gợi ý làm bài
Nếu lựa chọn đúng đắn dựa trên năng lực của bản thân và đam mê…, con người sẽ dễ dàng đi đến thành công và hạnh phúc… Nếu lựa chọn sai lầm: con người có thể sẽ phải trả giá…
Tuy nhiên, lựa chọn đúng đắn chỉ là một trong những yếu tố giúp con người thành công. Muốn đạt được những thành tựu, chúng ta cần phải có sự cố gắng, ý chí, nghị lực, niềm tin….
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
- Dẫn dắt vào vấn đề: diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ
b. Thân bài
- Khái quát chung: Hoàn cảnh sáng tác
- Tóm tắt
+ Giới thiệu sơ lược về A Phủ : một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nàh thống lý Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày kia
- Những nội dung chính
+ Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ: Cuộc sống đoạ đày trong nhà thống lý Pá Tra của Mị vẫn tiếp diễn. Thời gian đoạ đày biến cô trở thành người câm lặng trước mọi sự. Những gì diễn ra chung quanh không khiến Mị quan tâm. Những đêm đầu Mị thổi lửa hơ tay. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa, bị A Sử dánh ngã xuống bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa như đêm trước.
Song, trong lòng, không phải chuyện gì Mị cũng bình thản. Mị rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa. Đối với Mị, nếu khoôg có bếp lửa ấy, cô sẽ chết héo.
+ Thương người cùng cảnh ngộ: Chính nhờ ngọn lửa, đêm ấy, Mị trông sang A Phủ và nhìn thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen lại. Dòng nước mắt ấy khiến Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không lau đi được. Rồi Mị phảng phất nghĩ gần nghĩ xa: Cơ chừng naàythì chỉ đêm mai là người kia chêt, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì còn biết đợi ngày rũ xương ở đây mà thôi… Người kia việc gì phải chết thế?
+ Tình thương lớn hơn cái chết: Mị xót xa cho A Phủ như xót xa cho chính bản thân mình. Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết. Cô cũng sợ nếu mình cởi trói cho chàng trai ấy, bố con Pá Tra biết được sẽ tói thay vào đấy và lại phải chết trên cái cọc ấy… Song có lẽ tình thương ở Mị đã lớn hơn cả sự chết. Tình thương ấy khiến cô đi đến hành động cởi trói cho A Phủ.
- Từ cứu người đến cứu mình:
+ Khi cởi trói cho A Phủ xong, Mị đứng lặng trong bóng tối. Song, chính ngay lúc ấy, trong lòng người đàn bà khốn khổ kia mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Vì ở đây thì chết mất.
+ Đây không phải là hành động mang tính bản năng. Đúng hơn, cùng với sự trỗi dậy của ký ức, khát vọng sống tự do, đã khiến Mị chạy theo người mà mình vừa cứu. Mị giải thoát cho A Phủ Phủ và giải thoát cho cả bản thân mình! Hành động táo bạo và bất ngờ ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng khi người con gái yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.
- Nhận xét:
+ Qua tâm trạng của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ, chúng ta thấy được cả sức sống tiềm tàng ở một người phụ nữ bị đoạ đày vả về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn. Phải yêu thương và có một niềm tin mãnh liệt vào con người nhà văn mới có được cái nhìn nhân đạo như vậy.
+ Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lý và chân thực. Không thấy diễn biến tâm trạng của nhân vật sẽ không hiểu được hành động của nhân vật đó. Hành động cuối cùng của Mị – cởi trói cho A Phủ – có vẻ bất ngờ nhưng lại hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống. Nhà văn không chỉ đem đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng hơn là vì sao có hành động ấy. Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng một nhân vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của Mị. Bởi vậy, có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam”
c. Kết bài
- Những cảm nhận, suy nghĩ đánh giá chung về vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng cá nhân
Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 6
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
“Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống. Đa số nhữngngười thuộc thế hệ trẻ còn phải chấp nhận một thực tế phũ phàng nữa là cuộc sống riêng tư không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đem lại cho họ toàn là những sự mãn nguyện và những niềm vui. Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ. Một giáo sư triết học người Ba Lan nổi tiếng, ông Leszek Kolaczhowski đã từng nói: “Một nền văn hóa thực sự có giá trị là nền văn hóa giúp cho mọi người biết cách chịu đựng thất bại, bởi cuộc sống suy cho cùng không phải gì khác ngoài việc con người đi từ thất bại này đến thất bại khác”. Câu triết lí vừa dẫn có thể làm cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên cần phải ý thức được rằng những khái niệm như “thất bại”, “rủi ro trong suốt một đời”, muốn hay không, vẫn tồn tại như một phần cuộc sống. Nhà thơ Ba Lan Czeslaw Milosz, người được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1980, vừa kỉ niệm ngày sinh lần thứ 90 của mình, khi được hỏi: “Ông có nghĩ mình là người hạnh phúc hay không? đã trả lời gọn lỏn “không”. Câu trả lời làm mọi người suy ngẫm: Một người như ông ta còn nói thế, nói gì đến chúng ta, những con người hết sức bình thường”.
(Trích “Nhà trường cần giúp đỡ người học có cách nhìn tương lai đúng đắn” của TS. Nguyễn Chí Thuật, dẫn theo báo GD&TĐ, số 45, 46- 2001)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm).
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm).
Tại sao tác giả cho rằng: “Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống” ?
Câu 3 (1,0 điểm).
Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ.” không? Vì sao?
Câu 4 (1,0 điểm).
Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích nhân vật người “vợ nhặt” trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1
Phương thức nghị luận
Câu 2
Gợi ý trả lời:
Bởi lẽ, thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một phương diện, một phần của cuộc sống; mà con người ngoài nghề nghiệp còn quan tâm, phấn đấu trong nhiều lĩnh vực khác. Và thành công trong nghề nghiệp không phải là tất cả đối với cuộc đời mỗi người.
Câu 3
- Học sinh có thể tự do trình bày suy nghĩ của bản thân song cần lí giải thỏa đáng; cần đảm bảo suy nghĩ đúng đắn, diễn đạt hợp lí, không trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Giáo viên linh hoạt cho điểm.
- Nếu đồng tình cần lập luận theo hướng: Cuộc sống không bao giờ đơn giản, một chiều, mà nó là hành trình của những niềm vui- nỗi buồn, thành công và thất bại. Có những việc bản thân đã nỗ lực nhưng vẫn không thể đạt được như mong muốn. Vì vậy mỗi người hãy chủ động trước những biến động của cuộc đời...
- Nếu phản đối, cần lập luận theo hướng: Có rất nhiều những thử thách trong cuộc sống của con người, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực và niềm tin con người có thể vượt qua mọi trở ngại. Vì thế, đừng bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống. Hãy sống lạc quan và tin rằng cuộc sống là tốt đẹp. Thành công, hạnh phúc sẽ đến với những con người sống có ước mơ, và luôn suy nghĩ và hành động tích cực.
- HS có thể lập luận theo hướng khác. Nếu vừa đồng tình, vừa phản đối, học sinh có thể kết hợp hai hướng lập luận trên hoặc theo hướng khác nhau nhưng phải chặt chẽ, hợp lí, không trái với đạo đức và pháp luật.
Câu 4
- HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất với mình. Tham khảo một số thông điệp sau:
- Hãy biết vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống
- Không nên tuyệt đối hóa sự thành đạt trong nghề nghiệp
- Biết cách chịu đựng thất bại
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về Kim Lân, nắm vững tác phẩm Vợ nhặt, học sinh biết cách chọn và phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật hình ảnh nhân vật người vợ nhặt. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau :
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề
b. Thân bài
- Giới thiệu chung: xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, chủ đề, nội dung chính…
- Phân tích:
+ Là một người phụ nữ không có lai lịch rõ ràng, không tên tuổi, không quê quán, không nghề nghiệp, không họ hàng thân thích; theo Tràng về làm vợ chỉ vì miếng ăn.
+ Sự thay đổi sắc thái tâm trạng của nhân vật: từ dạn dĩ, bạo mồm bạo miệng… đến rón rén, e thẹn, ngượng nghịu, ngại ngùng…
+ Là người phụ nữ đảm đang, có ý thức về bổn phận làm vợ, làm dâu qua việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp…
+ Khao khát mái ấm gia đình và có một niềm tin, niềm hi vọng vào ngày mai …
+ Nghệ thuật: nhà văn đã chọn được những chi tiết đặc sắc, sắp xếp bố cục hợp lí, xây dựng tình huống truyện độc đáo…thể hiện tâm trạng nhân vật chân thực, tinh tế.
+ Đánh giá: Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; ngôn ngữ chọn lọc, dùng lời ăn tiếng nói của người lao động, phù hợp với tính cách người lao động…
+ Người vợ nhặt là một điển hình cho những con người bất hạnh trong nạn đói khủng khiếp nhưng có sức mạnh đánh thức niềm tin cuộc sống cho mọi người.
c. Kết bài
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề kiểm tra giữa HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 12 - Trường THPT Gia Định. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC 247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô làm tài liệu ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 7
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Đừng tự làm trái tim mình thương tổn
Kẻo tâm hồn bề bộn tựa tơ giăng
Bởi cuộc đời vốn dĩ chẳng công bằng
Phải biết vượt khó khăn mà tồn tại
Ai thành công mà chưa từng thất bại
Bước sai đường quay lại muộn màng chi
Hà cớ gì để dạ mãi sân si
Tự đưa tay mà gạt đi dòng lệ
Dù biết rằng điều đó làm không dễ
Nhưng ưu sầu cũng đâu thể đổi thay
Có những điều cần phải học buông tay
Vì bản thân một ngày mai tươi sáng
Nước mắt rơi lâu ngày rồi cũng cạn
Mây có mù vẫn phiêu lãng bay xa
Nên chớ buồn về những thứ đã qua
Vì niềm vui chính là nơi phía trước
Bởi thời gian chẳng bao giờ chảy ngược
Đừng biến mình thành nhu nhược nhé ai.
(Bước qua niềm đau – Tùng Trần – Tuyển tập thơ tự động viên bản thân)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Những dòng thơ nào thể hiện sự động viên bản thân hãy cố gắng vượt qua khó khăn, gian khổ của tác giả ?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về dòng thơ “ Có những điều cần phải học buông tay”?
Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên là gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống.
Câu 2(5,0 điểm)
“… Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”…
( Trích “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài- Nhà xuất bản giáo dục, tập 2 trang7,8)
Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên.Từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn Tô Hoài đối với người dân lao động nghèo Tây Bắc.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1
Phong cách ngôn ngữ : Nghệ thuật
Câu 2
Các dòng thơ:
- Đừng tự làm trái tim mình thương tổn
- Phải biết vượt khó khăn mà tồn tại
- Tự đưa tay mà gạt đi dòng lệ
- Nên chớ buồn về những thứ đã qua
- Đừng biến mình thành nhu nhược
(HS tìm được 3 dòng đúng đạt 0,5điểm)
Câu 3:
Câu thơ “ Có những điều cần phải học buông tay”: Trong cuộc sống con người cần biết “buông” có nghĩa là để cho rời khỏi tay, không cầm giữ nữa những điều mà chúng ta tự nhận thức chỉ đem lại nỗi đau, sự mệt mỏi, sự ích kỉ hẹp hòi…
Câu 4:
- Hãy luôn mạnh mẽ để cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Hãy biết buông đúng lúc, đúng việc để có cuộc sống ý nghĩa.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng:
Sự mạnh mẽ giúp cho con người vượt qua mọi khó khăn thử thách, nuôi dưỡng khát vọng, nhanh chóng hành động để gặt hái thành công và đóng góp tích cực cho cộng đồng.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích, từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn Tô Hoài dành cho người dân Tây Bắc.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”và đoạn trích
- Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
- “ Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Tác phẩm phản ánh bức tranh đời sống bi thảm của người dân nghèo dưới ách áp bức, bóc lột của bọn thực dân phong kiến và bài ca về phẩm chất, sức sống mãnh liệt của người lao động.
* Cảm nhận tâm trạng của Mị trong đoạn trích
- Mị cô gái Mèo trẻ đẹp, có tài thổi sáo, nhiều chàng trai theo đuổi. Vì món nợ truyền kiếp, bị bắt về làm dâu gạt nợ trong nhà Thống lí Pá tra, trở thành nô lệ, dần tê liệt tinh thần.
- Bối cảnh của tâm trạng: xuân đến, tết về, tiếng sáo gọi bạn.
- Ở Mị trỗi dậy sức sống mạnh liệt: uống rượu, say, lòng Mị sống lại “ngày trước” với tự do, tình yêu, hạnh phúc dù trong nghèo khó. Mị thấy “phơi phới trở lại trong lòng vui sướng” Mị ý thức còn trẻ lắm, muốn đi chơi.
- Ý thức đã trở về, Mị lại nghĩ đến cái chết “ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay …”
- Xây dựng nhân vật thành công, nhất là miêu tả tâm lí với bút pháp trực tiếp, gián tiếp
* Tấm lòng của nhà văn đối với người dân Tây Bắc
- Yêu thương, đồng cảm
- Khẳng định phẩm chất tốt đẹp, ca ngợi sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng tự do, hạnh phúc của người lao động.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 8
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Khi đã khai phóng được bản thân, con người sẽ tìm ra chính mình ở hai khía cạnh quan trọng nhất: con người văn hóa và con người chyên môn của mình.
Ở khía cạnh con người văn hóa, đó là việc tìm ra được đâu là lương tri và phẩm giá của mình, đâu là lẽ sống và giá trị sống của mình; đâu là những giá trị làm nên chính mình, là những thứ mà vì nó hay để bảo vệ nó, mình sẵn lòng hi sinh mọi thứ khác; đâu là “chân ga” (để giúp mình vượt qua bao đèo cao) và đâu là “chân thắng” (để giúp mình không rơi xuống vực sâu).
Ở khía cạnh con người chuyên môn (hay con người công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp), đó là việc tìm ra mình thực sự thích cái gì, mình giỏi cái gì, hiểu được mình giỏi đến mức độ nào để đặt mình vào một công việc phù hợp nhất với “cái chất” con người mình. Khi làm công việc mà mình giỏi nhất, mê nhất và phù hợp với “cái chất” con người của mình nhất thì khi đó làm việc cũng là làm người, khi đó mình làm việc nhưng cũng là sống với con người của mình”
(Đúng việc, một góc nhìn về câu chuyện khai minh – Giản Tư Trung, NXB Tri Thức – 2015)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn bản.
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 4. Từ quan niệm về “con người chuyên môn” trong đoạn trích trên, anh / chị hãy trình bày suy nghĩ trong định hướng lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau:
“... Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. ...”
“...Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. ...”
(Trích Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ chính luận/ chính luận
Câu 2:
Câu chủ đề: “Khi đã khai phóng được bản thân, con người sẽ tìm ra chính mình ở hai khía cạnh quan trọng nhất: con người văn hóa và con người chyên môn của mình”.
Câu 3:
Thao tác lập luận phân tích/ Thao tác phân tích/ Lập luận phân tích/ Phân tích .
Câu 4:
HS thể hiện kĩ năng viết đoạn văn (diễn đạt kiểu diễn dịch hay quy nạp, hoặc tổng phân hợp…); trình bày ngắn gọn suy nghĩ của bản thân về: “con người chuyên môn” và định hướng nghề nghiệp của bản thân, có thể theo hướng:
- Mình thực sự thích cái gì, mình giỏi cái gì, sở trường của bản thân là gì, hiểu được và tin là mình giỏi đến mức độ nào?...
- Mình có thể phát huy năng lực, giỏi giang ở lĩnh vực nào, nghề nghiệp nào?...
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài chốt lại được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhân vật Mị qua hai đoạn văn
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:
Khái quát chung:
- Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. “Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “Truyện Tây Bắc”, là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của ông, được viết sau chuyến đi thực tế Tây Bắc 1953. Tác phẩm là bức tranh bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến, thực dân và là bài ca về phẩm chất, vẻ đẹp, về sức sống mãnh liệt của người lao động.
- Mị là cô gái xinh đẹp, có tài, có nhiều chàng trai theo đuổi. Vì món nợ truyền kiếp của cha với nhà thống lí, Mị đã bị bắt về cũng trình ma và trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí. Từ cô gái yêu tự do, đầy sức sống, Mị trở thành nô lệ, dần dần tê liệt về ý thức... Thế nhưng với phẩm chất tốt đẹp của người lao động, sức sống cứ tiềm tàng, âm ỉ rồi bùng cháy mãnh liệt để rồi Mị tự đứng dậy giải thoát mình khỏi cuộc đời nô lệ.
2. Cảm nhân về nhân vật Mị qua hai đoạn văn
a. Đoạn văn thứ nhất:
- Vị trí: thuộc nửa đầu của đoạn trích trong sách giáo khoa. Sau ý định tìm lá ngón tự tử không thành vì thương cha, Mị cam chịu trở về nhà thống lí và chôn vùi tuổi xuân của mình trong địa ngục trần gian đó.
- Nội dung: + Hoàn cảnh sống tăm tối, bế tắc, tù túng
+ Tê liệt về cảm xúc, mất dần ý thức về cuộc sống
=> Tố cáo tội ác của bọn cường hào địa chủ phong kiến miền núi.
b. Đoạn văn thứ hai:
- Vị trí: thuộc nửa đầu của đoạn trích trong sách giáo khoa.
- Hoàn cảnh dẫn đến sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ở đoạn văn thứ hai: thiên nhiên mùa xuân thơ mộng, cuộc sống sinh hoạt vui tươi, đặc biệt tiếng sáo lay gọi, thức nhắc. Tất cả đã khiến Mị - con người sống tê liệt về ý thức, tinh thần trở lại với những khát vọng sống mãnh liệt – “Mị muốn đi chơi. ...”. Đúng lúc đó, A Sử đi vào, trói Mị suốt đêm trong buồng tối.
- Tâm trạng của Mị:
+ Cảm giác nuối tiếc quá khứ và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc từ đó dẫn đến hành động Mị vùng bước đi trong dây trói.
+ Chính hành động vùng bước đi “nhưng tay chân đau không cựa được” – đưa Mị trở về với thực tại: Tiếng sáo tắt ngay, ước mơ tan biến, và hiện thực phũ phàng hiện ra: chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách,... và “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”
→ Trong đoạn văn, hai biểu hiện tâm trạng của nhân vật được đặt trong sự đối lập của hai thế giới: thế giới của ước mơ với “hơi rượu còn nồng nàn”, tiếng sáo rập rờn trong đầu và thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách. Hai tâm trạng ấy tiếp nối nhau trong sự phát triển biện chứng để hoàn chỉnh chân dung và số phận nhân vật.
→ Sức sống mạnh mẽ, chuẩn bị cho hành động phản kháng mãnh liệt: cắt dây trói cứu A Phủ, cứu chính mình.
3. Đánh giá về nhân vật qua hai đoạn trích
- Hai đoạn văn đặc sắc khắc họa nhân vật Mị ở thời điểm khác nhau trong cuộc đời làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Từ đoạn văn thứ nhất đến đoạn văn thứ hai là những vận động đổi thay âm thầm nhưng mãnh liệt trong Mị (Từ trạng thái tê liệt về cảm xúc đến cảm giác nuối tiếc quá khứ; từ trạng thái tê liệt về ý thức đến những khao khát về hạnh phúc; từ mất ý niệm về thời gian nay nhận thức rõ sự đối lập gay gắt giữa quá khứ - thực tại, nhất là cảm nhận về thực tại đau thương “nghĩ mình không bằng con ngựa”; ...)
- Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ bất chấp hoàn cảnh sống khắc nghiệt
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm phức tạp, điểm nhìn trần thuật chuyển dần vào nhân vật, chi tiết nghệ thuật đặc sắc mang tính biểu tượng,...
d) Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn, thể hiện sự tìm tòi trong cách viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 9
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
(1) Nếu bạn cho phép người khác ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn, thì bạn sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng hay tiêu cực tự lúc nào không hay. Bỏ qua tất cả những điều gây tổn thương cho con người bạn, không ai có quyền phán xét bạn. Họ có thể biết những câu chuyện của bạn, nhưng họ sẽ không thực sự cảm nhận được những gì bạn đã trải qua. Bạn không thể nào kiểm soát được tất cả những gì họ nói, nhưng bạn có thể kiểm soát được tầm ảnh hưởng của chúng đến mình như thế nào. Chỉ đơn giản là gạt bỏ tất cả những thứ tiêu cực xâm nhập vào trái tim và tâm trí của bạn. […]
(2) Cuộc sống sẽ là một cuộc hành trình đầy thử thách hoặc không là gì cả. Chúng ta sẽ không thể trở thành người chúng ta mong muốn bằng cách vẫn tiếp tục làm những gì đã từng làm. Hãy lắng nghe tiếng nói bên trong chính bản thân bạn, mà không phải là những gì áp đặt từ quan điểm của người khác. Làm theo những gì trái tim bạn mách bảo thì đó chính là con đường riêng của bạn. Những người khác có thể đi cùng bạn, nhưng họ sẽ không thể thay thế bạn được. Hãy luôn trân trọng cuộc sống của bạn mỗi ngày. Một ngày tươi đẹp sẽ mang đến cho bạn những niềm hạnh phúc, còn sự thất bại sẽ trang bị thêm cho bạn những điều tuyệt vời. Những điều tồi tệ nhất sẽ mang lại cho bạn những bài học tốt nhất. Sống đúng nghĩa chứ không phải chỉ là tồn tại.
(Trích Sống đúng nghĩachứ không phải chỉ là tồn tại, dẫn theo nghethuatsong.com.vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo tác giả, khi ta cho phép người khác ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của mình, ta sẽ phải nhận hậu quả gì?
Câu 2. Nêu tác dụng của phép điệp “Hãy…” trong đoạn văn (2).
Câu 3. Chỉ ra sự khác nhau giữa “sống đúng nghĩa” và “tồn tại”.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “sự thất bại sẽ trang bị thêm cho bạn những điều tuyệt vời”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau:
“... Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị Nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. ...”“...Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. ...”
(Trích Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1.
Theo tác giả, khi ta cho phép người khác ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của mình, ta sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng hay tiêu cực tự lúc nào không hay.
Câu 2.
Phép điệp “Hãy” có tác dụng tạo giọng điệu tha thiết, gây ấn tượng sâu đậm cho người đọc, từ đó nhấn mạnh điều tác giả muốn kêu gọi
Câu 3.
- “Tồn tại” là có mặt, là sống về mặt sinh học
- “Sống đúng nghĩa” không chỉ là sự có mặt, không chỉ là sự tồn tại về mặt sinh học mà phải sống một cuộc sống có ý nghĩa: có lý tưởng ước mơ, khát vọng, biết yêu thương, sống có ích cho xã hội…
Câu 4.
- Đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần không đồng tình một phần
- Lý giải hợp lí, có sức thuyết phục
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
1. Mở bài
Giới thiệu về tác phẩm, khái quát về hai đoạn trích và nhân vật Mị
2. Thân bài
* Cảm nhân về nhân vật Mị qua hai đoạn văn
a. Đoạn văn thứ nhất:
- Vị trí: thuộc nửa đầu của đoạn trích trong sách giáo khoa. Sau ý định tìm lá ngón tự tử không thành vì thương cha, Mị cam chịu trở về nhà thống lí và chôn vùi tuổi xuân của mình trong địa ngục trần gian đó.
- Nội dung:
+ Hoàn cảnh sống tăm tối, bế tắc, tù túng
+ Tê liệt về cảm xúc, mất dần ý thức về cuộc sống => Tố cáo tội ác của bọn cường hào địa chủ phong kiến miền núi.
b. Đoạn văn thứ hai:
- Vị trí: thuộc nửa đầu của đoạn trích trong sách giáo khoa.
- Hoàn cảnh dẫn đến sự thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ở đoạnvăn thứ hai: thiên nhiên mùa xuân thơ mộng, cuộc sống sinh hoạt vui tươi, đặc biệt tiếng sáo lay gọi, thức nhắc. Tất cả đã khiến Mị - conngười sống tê liệt về ý thức, tinh thần trở lại với những khát vọng sống mãnh liệt – “Mị muốn đi chơi. ...”. Đúng lúc đó, A Sử đi vào, trói Mị suốt đêm trong buồng tối.
- Tâm trạng của Mị:
+ Cảm giác nuối tiếc quá khứ và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc từ đó dẫn đến hành động Mị vùng bước đi trong dây trói.
+ Chính hành động vùng bước đi “nhưng tay chân đau không cựa được” – đưa Mị trở về với thực tại: Tiếng sáo tắt ngay, ước mơ tan biến, và hiện thực phũ phàng hiện ra: chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách,... và “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”
Trong đoạn văn, hai biểu hiện tâm trạng của nhân vật được đặt trong sự đối lập của hai thế giới: thế giới của ước mơ với “hơi rượu còn nồngnàn”, tiếng sáo rập rờn trong đầu và thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách. Hai tâm trạng ấy tiếp nối nhau trong sự phát triển biện chứng để hoàn chỉnh chân dung và số phận nhân vật.
-> Sức sống mạnh mẽ, chuẩn bị cho hành động phản kháng mãnh liệt:cắt dây trói cứu A Phủ, cứu chính mình.
* Đánh giá về nhân vật qua hai đoạn trích
- Hai đoạn văn đặc sắc khắc họa nhân vật Mị ở thời điểm khác nhau trong cuộc đời làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Từ đoạn văn thứ nhất đến đoạn văn thứ hai là những vận động đổi thay âm thầm nhưng mãnh liệt trong Mị (Từ trạng thái tê liệt về cảm xúc đến cảm giác nuối tiếc quá khứ; từ trạng thái tê liệt về ý thức đến những khao khát về hạnh phúc;từ mất ý niệm về thời gian nay nhận thức rõ sự đối lập gay gắt giữa quá khứ - thực tại, nhất là cảm nhận về thực tại đau thương “nghĩ mình không bằng con ngựa”; ...)
- Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ bất chấp hoàn cảnh sống khắc nghiệt
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến nội tâm phức tạp, điểm nhìn trần thuật chuyển dần vào nhân vật, chi tiết nghệ thuật đặc sắc mang tính biểu tượng.
3. Kết bài
Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Mị trong tác phẩm
Đề thi Giữa học kì 2 Ngữ văn lớp 12 năm 2022 - 2023 có đáp án đề số 10
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
“Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống. Đa số nhữngngười thuộc thế hệ trẻ còn phải chấp nhận một thực tế phũ phàng nữa là cuộc sống riêng tư không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đem lại cho họ toàn là những sự mãn nguyện và những niềm vui. Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ. Một giáo sư triết học người Ba Lan nổi tiếng, ông Leszek Kolaczhowski đã từng nói: “Một nền văn hóa thực sự có giá trị là nền văn hóa giúp cho mọi người biết cách chịu đựng thất bại, bởi cuộc sống suy cho cùng không phải gì khác ngoài việc con người đi từ thất bại này đến thất bại khác”. Câu triết lí vừa dẫn có thể làm cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên cần phải ý thức được rằng những khái niệm như “thất bại”, “rủi ro trong suốt một đời”, muốn hay không, vẫn tồn tại như một phần cuộc sống. Nhà thơ Ba Lan Czeslaw Milosz, người được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1980, vừa kỉ niệm ngày sinh lần thứ 90 của mình, khi được hỏi: “Ông có nghĩ mình là người hạnh phúc hay không? đã trả lời gọn lỏn “không”. Câu trả lời làm mọi người suy ngẫm: Một người như ông ta còn nói thế, nói gì đến chúng ta, những con người hết sức bình thường”.
(Trích “Nhà trường cần giúp đỡ người học có cách nhìn tương lai đúng đắn” của TS. Nguyễn Chí Thuật, dẫn theo báo GD&TĐ, số 45, 46- 2001)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm).
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm).
Tại sao tác giả cho rằng: “Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống” ?
Câu 3 (1,0 điểm).
Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ.” không? Vì sao?
Câu 4 (1,0 điểm).
Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích nhân vật người “vợ nhặt” trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1
Phương thức nghị luận
Câu 2
Gợi ý trả lời:
Bởi lẽ, thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một phương diện, một phần của cuộc sống; mà con người ngoài nghề nghiệp còn quan tâm, phấn đấu trong nhiều lĩnh vực khác. Và thành công trong nghề nghiệp không phải là tất cả đối với cuộc đời mỗi người.
Câu 3
- Học sinh có thể tự do trình bày suy nghĩ của bản thân song cần lí giải thỏa đáng; cần đảm bảo suy nghĩ đúng đắn, diễn đạt hợp lí, không trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Giáo viên linh hoạt cho điểm.
- Nếu đồng tình cần lập luận theo hướng: Cuộc sống không bao giờ đơn giản, một chiều, mà nó là hành trình của những niềm vui- nỗi buồn, thành công và thất bại. Có những việc bản thân đã nỗ lực nhưng vẫn không thể đạt được như mong muốn. Vì vậy mỗi người hãy chủ động trước những biến động của cuộc đời...
- Nếu phản đối, cần lập luận theo hướng: Có rất nhiều những thử thách trong cuộc sống của con người, tuy nhiên bằng ý chí, nghị lực và niềm tin con người có thể vượt qua mọi trở ngại. Vì thế, đừng bao giờ mất niềm tin vào cuộc sống. Hãy sống lạc quan và tin rằng cuộc sống là tốt đẹp. Thành công, hạnh phúc sẽ đến với những con người sống có ước mơ, và luôn suy nghĩ và hành động tích cực.
- HS có thể lập luận theo hướng khác. Nếu vừa đồng tình, vừa phản đối, học sinh có thể kết hợp hai hướng lập luận trên hoặc theo hướng khác nhau nhưng phải chặt chẽ, hợp lí, không trái với đạo đức và pháp luật.
Câu 4
- HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất với mình. Tham khảo một số thông điệp sau:
- Hãy biết vượt qua những khó khăn thử thách của cuộc sống
- Không nên tuyệt đối hóa sự thành đạt trong nghề nghiệp
- Biết cách chịu đựng thất bại
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về Kim Lân, nắm vững tác phẩm Vợ nhặt, học sinh biết cách chọn và phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật hình ảnh nhân vật người vợ nhặt. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau :
a. Mở bài: giới thiệu vấn đề
b. Thân bài
- Giới thiệu chung: xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, chủ đề, nội dung chính…
- Phân tích:
+ Là một người phụ nữ không có lai lịch rõ ràng, không tên tuổi, không quê quán, không nghề nghiệp, không họ hàng thân thích; theo Tràng về làm vợ chỉ vì miếng ăn.
+ Sự thay đổi sắc thái tâm trạng của nhân vật: từ dạn dĩ, bạo mồm bạo miệng… đến rón rén, e thẹn, ngượng nghịu, ngại ngùng…
+ Là người phụ nữ đảm đang, có ý thức về bổn phận làm vợ, làm dâu qua việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp…
+ Khao khát mái ấm gia đình và có một niềm tin, niềm hi vọng vào ngày mai …
+ Nghệ thuật: nhà văn đã chọn được những chi tiết đặc sắc, sắp xếp bố cục hợp lí, xây dựng tình huống truyện độc đáo…thể hiện tâm trạng nhân vật chân thực, tinh tế.
+ Đánh giá: Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; ngôn ngữ chọn lọc, dùng lời ăn tiếng nói của người lao động, phù hợp với tính cách người lao động…
+ Người vợ nhặt là một điển hình cho những con người bất hạnh trong nạn đói khủng khiếp nhưng có sức mạnh đánh thức niềm tin cuộc sống cho mọi người.
c. Kết bài
Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ văn 12 có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.