Giải Toán 8 trang 104 Tập 1 (Kết nối tri thức)

212

Với giải SGK Toán 8 Kết nối tri thức trang 104 chi tiết trong Bài 20: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 8 trang 104 Tập 1 (Kết nối tri thức)

Bài 5.10 trang 104 Toán 8 Tập 1: Biểu đồ cột (H.5.17) biểu diễn số tiền mỗi người trong nhóm học sinh có được nhờ bán phế liệu.

Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 20: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ (ảnh 5)

a) Số tiền của Tuyết có gấp đôi số tiền của Khánh không? Giải thích tại sao.

b) Lập bảng thống kê cho số tiền mỗi bạn có được nhờ bán phế liệu.

Lời giải:

a) Dựa vào biểu đồ Hình 5.17, ta có:

- Số tiền bán phế liệu của Tuyết là 280 nghìn đồng;

- Số tiền bán phế liệu của Khánh là 240 nghìn đồng.

Số tiền của Tuyết gấp số lần số tiền của Khánh là: 280240=761,2 (lần).

Trên biểu đồ Hình 5,17, xét về chiều cao của cột trên biểu đồ thì cột biểu diễn số tiền của Tuyết gấp đối Khánh (số tiền của Tuyết chiếm 4 ô, còn số tiền của Khánh chiếm 2 ô). Tuy nhiên, trên biểu đồ chỉ biểu diễn giá trị từ 200 đến 360 (khoảng từ 0 đến 200 đã bị rút ngắn).

Do đó, số tiền của Tuyết không phải gấp đôi số tiền của Khánh.

b) Ta lập bảng thống kê cho số tiền mỗi bạn có được nhờ bán phế liệu như sau:

Tên các bạn trong nhóm

An

Bình

Tuyết

Khánh

Hải

Số tiền (nghìn đồng)

230

250

280

240

350

 

Bài 5.11 trang 104 Toán 8 Tập 1: Cho biểu đồ cột (H.5.18)

Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 20: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ (ảnh 6)

a) Doanh thu của nhà máy trong Biểu đồ có tăng nhanh hơn doanh thu của nhà máy trong Biểu đồ b) hay không?

b) Hai biểu đồ này có cùng biểu diễn một dãy số liệu không?

c) Giải thích tại sao hai đường gấp khúc trên hai biểu đồ có độ dốc khác nhau.

Lời giải:

a) Doanh thu mỗi năm của nhà máy trong hai biểu đồ a) và b) đều như nhau.

Do đó, doanh thu của nhà máy trong Biểu đồ a)  Biểu đồ b) đều tăng như nhau.

b) Hai biểu đồ này có cùng biểu diễn một dãy số liệu, đó là: 30; 33; 34; 35; 38.

c) Hai đường gấp khúc trên hai biểu đồ có độ dốc khác nhau vì:

- Ở biểu đồ a) các giá trị tính từ 30 đến 38 (khoảng từ 0 đến 30 đã bị rút ngắn).

- Ở biểu đồ b) các giá trị tính từ 0 đến 40.

Bài 5.12 trang 104 Toán 8 Tập 1: Cho biểu đồ cột (H.5.19)

Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài 20: Phân tích số liệu thống kê dựa vào biểu đồ (ảnh 7)

a) So sánh tỉ lệ diện tích đất rừng trên tổng diện tích đất của hai nước?

b) Cho biết xu thế tăng, giảm của tỉ lệ diện tích đất rừng trên tổng diện tích đất của mỗi nước?

c) Lập bảng thống kê về tỉ lệ diện tích đất rừng của Việt Nam trên tổng diện tích đất qua các năm.

d) Tổng diện tích đất của Việt Nam, Indonesia tương ứng là 331 690 km2; 1 826 440 km2. Tính diện tích rừng của Việt Nam, Indonesia năm 2017.

Lời giải:

a) Tỉ lệ diện tích đất rừng trên tổng diện tích đất của Indonesia cao hơn Việt Nam qua các năm.

b) Tỉ lệ diện tích đất rừng trên tổng diện tích đất của Indonesia có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013 - 2017

Tỉ lệ diện tích đất rừng trên tổng diện tích đất của Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn 2013 - 2017

c) Bảng thống kê về tỉ lệ diện tích đất rừng của Việt Nam trên tổng diện tích đất qua các năm

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

Tỉ lệ (%)

44,5

44,9

45,4

46,4

46,5

c) Diện tích đất rừng của Việt Nam năm 2017: 46,5% x 33169 = 15423.585 (km2)

Diện tích đất rừng của Indonesia năm 2017: 50% x 11826440 = 5913220 (km2)

Đánh giá

0

0 đánh giá