Tác giả tác phẩm Mẹ – Ngữ văn 7 (Cánh diều)

336

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Mẹ Ngữ văn 7 (Cánh diều) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Mẹ – Ngữ văn 7 (Cánh diều)

I. Tác giả

- Đỗ Trung Lai (7/4/1950-) tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Hiện ở Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.

- Tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.
- Tác phẩm đã xuất bản:

+ Đêm sông Cầu (thơ, 1990)

 

+ Anh em và những người khác (thơ, 1990)

+ Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991)

+ Thơ và tranh (1998)

+ Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)

+ Thời thơ ấu của…

Mẹ - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

II. Tác phẩm Mẹ

1.  Thể loạiThể thơ bốn chữ

2. Xuất xứIn trong tập thơ Đêm sông Cầu, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2003)

3. Phương thức biểu đạtBiểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Mẹ

Bài thơ là cảm xúc yêu thương, tiếc nuối của tác giả khi thấy mẹ ngày một già đi.  Từ đó thấy được sự hiếu thảo, tình cảm biết ơn chân thành của người con đối với mẹ của mình.

Mẹ - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

5. Bố cục tác phẩm Mẹ

Chia bài thơ 2 đoạn:

- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hình ảnh đối lập giữa mẹ và cây cau

- Đoạn 2: 2 khổ thơ cuối: Cảm xúc, tâm trạng của con khi nghĩ về mẹ.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Mẹ

- Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ.

- Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Mẹ

- Thể thơ bốn chữ.

- Lời thơ giản dị, tự nhiên.

- Hình ảnh thơ gần gũi.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Mẹ

1.  Nhân vật người mẹ già

- Hình ảnh người mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau.

+ Hình ảnh quen thuộc, người mẹ Việt Nam xưa thường được ví von so sánh với cây + Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhanh cho thấy sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ ngày càng già yếu.

+ Khi con còn bé: bổ cau làm tư.

+ Hiện tại: Cau bổ tám mẹ còn ngại to.

→  Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa người mẹ. Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ.

2. Tình cảm của người con với mẹ

- Nỗi buồn, xót xa của người con trước tuổi già của mẹ.

→  Vào tuổi xế chiếu, bao lo toan vất vả của cuộc đời đã rút cạn sức lực của mẹ.

- Tình cảm của người con:

+ Nâng: sự trân trọng, nâng niu miếng trầu - hình ảnh tượng trưng cho mẹ.

+ Cầm: tình cảm dồn nén, chứa đựng bao xót xa, tình cảm của con dành cho mẹ

→  Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ.

+ Với sự xót xa, con tự vấn trời đất cũng là tự vấn bản thân mình: Sao mẹ ta già?

→  Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự bất lực của người con không thể níu kéo thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi mãi bên con. "Mây bay về xa" như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng.

3. Đặc sắc nghệ thuật

Bài thơ có những từ ngữ đặc sắc như: Câu gần với giời - Mẹ thì gần đất, một miếng cau khô - Khô gầy như mẹ, Mây bay về xa...

Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ là: So sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ.

Tác dụng của chúng là: Nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho diễn đạt, tạo ấn tượng với người đọc về cảm xúc, hình ảnh trong tác phẩm.

Đánh giá

0

0 đánh giá