Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Vật lí có đáp án (phần 14)

375

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Vật lí có đáp án (phần 14) hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Vật lí.

Top 1000 câu hỏi thường gặp môn Vật lí có đáp án (phần 14)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng?

A. Động năng và thế năng biến đổi tuần hoàn cùng chu kỳ.

B. Tổng động năng và thế năng không phụ thuộc vào thời gian.

C. Động năng biến đổi tuần hoàn cùng chu kỳ với vận tốc.

D. Thế năng biến đổi tuần hoàn với tần số gấp 2 ℓần tần số của ℓi độ.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

C sai vì động năng biến đổi tuần hoàn với chu kỳ bằng một nửa với chu kỳ vận tốc.

Câu 2:

a. Áp suất là gì? Nêu cách làm tăng áp suất chất rắn?

b. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7. 104 N/m2. Diện tích tiếp xúc với mặt sàn là 0,03 m2. Hỏi khối lượng của người đó là bao nhiêu?

Lời giải:

a.

- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

- Cách làm tăng áp suất chất rắn:

+ Tăng áp lực giữ nguyên diện tích bị ép.

+ Giữ nguyên áp lực, giảm diện tích bị ép

+ Tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.

b. Trọng lượng của vật là:

P = F = p.S = 1,7.104.0,03 = 510 (N)

Khối lượng của vật là:

 

m=P10=51010=51kg

Câu 3: Quả bóng khối lượng 500 g bay với vận tốc 72 km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở ra theo phương cũ với vận tốc 54 km/h. Thời gian va chạm là 0,05 s. Tính lực của bóng tác dụng lên tường.

A. 700 N.

B. 550 N.  

C. 450 N.       

D. 350 N.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Đổi 72 km/h = 20 m/s

Chọn chiều dương là chiều chuyển động bóng bay vào tường.

Gia tốc mà quả bóng đạt được là:

a=vv0t=20150,05=700m/s2

Lực của bóng tác dụng lên tường: F=ma=0,5.700=350N

Câu 4: Dòng điện xoay chiều có tần số f = 50 Hz, trong một chu kì dòng điện đổi chiều

A. 50 lần.

B. 100 lần

C. 2 lần.

D. 25 lần.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Trong 1 chu kì dòng điện đổi chiều 2 lần.

Câu 5: Một đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa 2 trong 3 phần tử R, L, C mắc nối tiếp. Biết rằng điện áp ở hai đầu đoạn mạch sớm pha   so với cường độ dòng điện. Đoạn mạch chứa

A. R, C với ZC < R.

B. R, C với ZC > R.

C. R, L với ZL < R.

D. R, L với ZL > R

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Ta có điện áp ở hai đầu đoạn mạch sớm pha π3<π2  so với cường độ dòng điện

⇒ Mạch chứa điện trở R và cuộn dây.

Ta có: tanφ=tanφuφi=ZLRtanπ3=ZLR=3ZL=R3

Câu 6: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến thế để tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt trên đường dây sẽ giảm đi bao nhiêu lần?

Lời giải:

Công suất hao phí do toả nhiệt: Php=RP2U2  => Ta thấy công suất hao phí tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế. Do đó nếu tăng U lên 100 lần thì công suất hao phí sẽ giảm 1002 = 10000 lần

Câu 7: Đối với con lắc đơn, đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chiều dài l của con lắc và chu kì dao động T của nó là:

A. Đường thẳng.

B. Đường hyperbol.

C. Đường hình sin.

D. Một phần đường parabol.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

 

T=2πlgT~l

Vậy đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa T và l là đường hyperbol trong cung phần tư thứ nhất.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa vào:

A. tác dụng nhiệt của dòng điện.

B. tác dụng hoá học của dòng điện.

C. tác dụng sinh lí của dòng điện.

D. tác dụng từ của dòng điện.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện: Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ của một dòng điện không đổi, nếu cho hai dòng điện đó lần lượt đi qua cùng một điện trở trong những khoảng thời gian bằng nhau đủ dài thì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhau.

Câu 9: Trong dao động điều hòa của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi

A. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu.

B. lực tác dụng bằng không.

C. lực tác dụng có độ lớn cực đại.

D. lực tác dụng đổi chiều.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Trong dao động điều hòa, chất điểm đổi chiều chuyển động khi đi qua vị trí biên, khi đó lực tác dụng có độ lớn cực đại.

Câu 10: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m treo ở trần một thang máy, khi thang máy đi xuống nhanh dần đều với gia tốc a = g2  (g = π2 m/s2) thì chu kì dao động bé của con lắc là

A. 4 s.

B. 2,83 s.

C. 1,64 s.

D. 2 s.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Thang máy đi xuống nhanh dần đều → gbk = g – a = 0,5g.

→ Chu kì dao động của con lắc:

T=2πlgbk=2π10,5g=2,83s

Câu 11: Tốc độ truyền âm của một âm trong không khí và trong nước lần lượt là 330 m/s và 1450 m/s. Khi âm truyền từ trong không khí vào trong nước thì bước sóng của nó tăng lên bao nhiều lần?

A. 0,25 lần.

B. 0,23 lần.

C. 4 lần.

D. 4,4 lần.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Công thức tính bước sóng: λ=vT=vf

Khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không đổi, vận tốc thay đổi.

Do đó khi sóng truyền từ không khí vào nước thì bước sóng của nó tăng lên số lần là: λ'λ=v'v=14503304,4

Câu 12: Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng k = 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng m = 100 g, lấy π2 = 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số là

A. 6 Hz.

B. 3 Hz.

C. 12 Hz.

D. 1 Hz.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Chu kì dao động của con lắc

T=2πmk=2π0,136=13s

Động năng của con lắc biến thiên theo tần số: f' = 2f = 2T  = 6 Hz

Câu 13: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện càng rõ nét khi

A. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.

B. độ nhớt của môi trường càng lớn.

C. tần số của lực cưỡng bức lớn.

D. lực cản, ma sát của môi trường nhỏ.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Hiện tượng cộng hưởng xảy ra càng rõ nét khi độ nhớt, lực cản, ma sát càng nhỏ vì khi đó năng lượng dao động là lớn nhất.

Câu 14: Chọn đáp án sai khi nói về dao động cưỡng bức.

A. Dao động theo quy luật hàm sin của thời gian.

B. Tần số ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng.

C. Tần số dao động bằng tần số của ngoại lực.

D. Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Tần số ngoại lực tiệm cận tần số riêng thì biên độ càng lớn.

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây về dao động tắt dần là sai?

A. Tần số dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng nhanh.

B. Lực cản hoặc lực ma sát càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.

C. Dao động có biên độ giảm dần do lực ma sát, lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động.

D. Lực ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng của dao động.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Lực cản hoặc lực ma sát càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng nhanh.

Câu 16: Bộ phận giảm xóc trong ô - tô là ứng dụng của

A. dao động tắt dần.

B. dao động cưỡng bức.

C. dao động duy trì.

D. dao động tự do.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Bộ phận giảm xóc trong ô - tô là ứng dụng của dao động tắt dần.

Câu 17: Một vật dao động điều hoà trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Vectơ gia tốc của vật

A. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn vận tốc của vật.

B. có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn li độ của vật.

C. luôn hướng về vị trí cân bằng.    

D. luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Vectơ gia tốc của vật có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của li độ, có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 18: Một con lắc lò xo, độ cứng của lò xo 9 N/m, khối lượng của vật 1 kg dao động điều hoà. Tại thời điểm vật có toạ độ  23cm thì vật có vận tốc 6 cm/s. Tính cơ năng dao động.

A. 7,2 mJ.

B. 72 mJ.

C. 0,2 mJ.

D. 20 mJ.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Tần số góc của con lắc là: ω=km=3  rad/s

Áp dụng công thức độc lập với thời gian tại thời điểm t, ta có:

x2+v2ω2=A2A=4cm

 

Cơ năng của con lắc:

W=12kA2=12.9.0,042=7,2.103J=7,2mJ

 

Câu 19: Một con lắc lò xo dao động với biên độ 6 cm. Xác định li độ của vật để thế năng của vật bằng 13  động năng của nó.

A. ± 32 cm.

B. ± 3 cm.

C. ± 2 cm.

D. ± 1 cm.

 

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Wd=3WtW=4Wtx=±A2=±3cm

Câu 20: Đặt một điện tích thử q = - 10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện F = 10-3 N. Tính độ lớn cường độ điện trường tại điểm đó.

Lời giải:

Độ lớn cường độ điện trường tại điểm đó:

E=Fq=103106=1000V/m

Câu 21: Một con lắc đơn dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2 với chu kì T = 2 s. Quả cầu nhỏ của con lắc có khối lượng m = 50 g. Biết biên độ góc α0 = 0,15 rad. Lấy π = 3,1416. Cơ năng dao động của con lắc bằng

A.  0,55.10-2 J.

B. 10-2 J.      

C.  0,993.10-2 J.     

D. 5,5.10-2 J.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Ta có: T=2πlgl=T2.g4π2=22.9,84π2=1m

Cơ năng của con lắc là:

W=12mglα02=5,5.103J

Câu 22: Đầu O của một sợi dây đàn hồi nằm ngang dao động điều hoà với biên độ 3 cm với tần số 2 Hz. Sau 2 s sóng truyền được 2 m. Chọn gốc thời gian lúc đầu O đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Li độ của điểm M trên dây cách O đoạn 2,5 m tại thời điểm 2 s là:

A. xM = -3 cm. 

B. xM = 0. 

C. xM = 1,5 cm.       

D. xM = 3 cm. 

Lời giải:

Đáp án đúng: B

v=st=22=1m/sλ=vf=12=0,5m

Ta có:

uO=3cos4πtπ2cmuM=3cos4πtπ22π.2,50,5=3cos4πtπ2

Tại t=2suM=0

Câu 23: Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn

A. tỉ lệ với độ lớn của li độ và hướng không đổi.                          

B. tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. tỉ lệ với bình phương biên độ.    

D. không đổi nhưng hướng thay đổi.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Fkv = - kx => độ lớn lực kéo về tỉ lệ thuận với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 24: Một điện tích điểm q đặt tại điểm O thì sinh ra điện trường tại điểm A với cường độ điện trường có độ lớn 4000 V/m. Cường độ điện trường tại điểm B là trung điểm của đoạn OA có độ lớn là

A. 2000 V/m.

B. 1000 V/m.

C. 8000 V/m.

D. 16000 V/m.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Ta có cường độ điện trường do điện tích điểm q gây ra tại A và tại B là:

 

EA=kqOA2EB=kqOB2EA=kq4OB2EB=kqOB2EB=4EA=4.4000=16000V/m

Câu 25: Một electron bay với vận tốc 1,2.107 m/s từ một điểm có điện thế V1 = 600 V, theo hướng của các đường sức. Biết điện tích của electron là -1,6.10-19 C và khối lượng của nó là 9,1.10-31 kg. Điện thế V2 của điểm mà ở đó electron dừng lại là

A. 150,4 V.                             

B. 170,5.                              

C. 190,5                    

D. 200 V.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Áp dụng định lí động năng ta có:  Wd2Wd1=Amv22=qeV1V2

Suy ra: V2=V1+mv22qe=600+9,1.1031.1,2.10722.1,6.1019=190,5V

Câu 26: Một mạch dao động ở máy vào của một máy thu thanh gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm 3 µH và tụ điện có điện dung biến thiên trong khoảng từ 10 pF đến 500pF. Biết rằng, muốn thu được sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao động phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Trong không khí, tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s, máy thu này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng

A. từ 1 m đến 73 m.

B. từ 10 m đến 730 m.    

C. từ 100 m đến 730 m.

D.  từ 10 m đến 73 m. 

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Áp dụng công thức: λ=2πcLC.  Ta có:

λm=2πcLCm=2.3,14.3.1083.106.10.101210,319mλM=2πcLCM=2.3,14.3.1083.106.500.101272,967m

Câu 27: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với chu kì T. Biết ở thời điểm t nào đó vật có li độ 5 cm, sau đó T44 vật có tốc độ 50 cm/s. Giá trị của m bằng

A. 0,5 kg.

B. 1,2 kg.

C. 0,8 kg.

D. 1,0 kg..

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Hai thời điểm cách nhau T4 ⇒ Hai thời điểm đó vuông pha

v2=ωx1ω=10rad/sm=kω2=1kg

Câu 28: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc không đổi 30 m/s. Đến chân một con dốc, đột nhiên máy ngừng hoạt động và ôtô theo đà đi lên dốc. Nó luôn luôn chịu một gia tốc ngược chiều với vận tốc đầu bằng 2 m/s2 trong suốt quá trình lên dốc và xuống dốc. Chọn gốc toạ độ và gốc thời gian là nơi và lúc xe ở chân dốc. Quãng đường xa nhất theo sườn dốc mà ô tô có thể lên được là

A. 150 m.

B. 225 m.

C. 250 m.

D. 275 m.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Từ lúc lên dốc đến khi dừng lại tại một vị trí trên sườn dốc, ô tô chỉ chuyển động theo một chiều trùng chiều dương của trục Ox nên:

Quãng đường xa nhất theo sườn dốc mà ô tô có thể lên được là:

s=v2v022a=03022.2=225m

Câu 29: Cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến áp có số vòng lần lượt là 600 vòng và 120 vòng. Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 380V.

a. Tính điện áp giữa 2 đầu cuộn thứ cấp.

b. Nối 2 đầu cuộn thứ cấp với điện trở có R = 100Ω. Tính cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp (bỏ qua mọi hao phí ở máy biến áp).

Lời giải:

Tài liệu VietJack

a. Vì bỏ qua hao phí ở máy biến áp, ta có: U2=U1N2N1=380.120600=76V

b.

- Cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp: 

I2=U2R=76100=0,76A

 

- Cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp:

I1=N2I2N1=120.0,76600=0,152A

Câu 30: Một con lắc đơn dao động điều hoà tại địa điểm A với chu kì 2 s. Đưa con lắc này tới địa điểm B cho nó dao động điều hoà, trong khoảng thời gian 201s nó thực hiện được 100 dao động toàn phần. Coi chiều dài dây treo của con lắc đơn không đổi. Gia tốc trọng trường tại B so với tại A.

A. tăng 0,1%. 

B. tăng 1%.  

C. giảm 1%.    

D. giảm 0,1%.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Chu kì dao động tại A: TA=2πlgA=2s

Chu kì dao động tại B: TB=2πlgB=2,01s

gAgB=2,01222gB=0,99gA

Vậy gB­ giảm 1% so với gA

Câu 31: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng m = 100g, k = 100 N/m. Từ vị trí cân bằng giữ vật để lò xo giãn 5 cm theo phương thẳng đứng rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10m/s2, mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là

A. 0,08 J.

B. 12,5 mJ.

C. 8 mJ.

D. 0,125 J.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Độ giãn của lò xo tại vị trí cân bằng:

Δl0=mgk=0,1.10100=1cm

⇒ Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo giãn 5 cm rồi thả nhẹ ⇒ Vật sẽ dao động với biên độ A = 4 cm.

Cơ năng của con lắc: W=12kA2=12.100.0,042=0,08J

Câu 32: Chọn câu sai? Dao động duy trì

A. có biên độ không đổi.

B. có chu kì không đổi.

C. có tần số bằng tần số riêng.

D. có biên độ phụ thuộc vào tần số của dao động.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Dao động duy trì có biên độ không đổi và tần số dao động bằng tần số riêng của hệ.

Câu 33: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn

A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. hướng về vị trí cân bằng.

C. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.

D. hướng về vị trí biên.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Lực kéo về tác dụng vào vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 34: Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăng

A. 10 dB.

B. 50 dB.

C. 100 dB.

D. 20 dB.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Áp dụng CT mức cường độ âm ta có:

L = logI10  vậy nếu tăng I nên gấp 100 lần => L2 = log100.I10  = log 100 + logI10

=> L2 = 2 + L => mức cường độ âm tăng thêm 2B hay 20dB

Câu 35: Một con lắc đơn dài 0,3 m được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh xe của toa xe gặp chỗ nối nhau của các đoạn đường ray. Khi con tàu chạy thẳng đều với tốc độ là bao nhiêu thì biên độ của con lắc sẽ lớn nhất? Cho biết khoảng cách giữa hai mối nối là 12,5 m. Lấy g = 9,8 m/s2.

A. 60 km/h.      

B. 11,5 km/h.       

C. 41 km/h.       

D. 12,5 km/h.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Con lắc dao động với biên độ cực đại khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, khi đó chu kì lực cưỡng bức bằng với chu kì dao động riêng của con lắc

t = T = 2πlg=2π0,39,8=1,1s

Tốc độ của con tàu là

v=st=12,51,1=11,36m/s41km/h

Câu 36: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là A1 = 8 cm; A2 = 15 cm và lệch pha nhau  π2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng:

A. 7 cm.

B. 23 cm.

C. 17 cm.

D. 11 cm.

Lời giải:

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Dao động tổng hợp có biên độ bằng:

A=A12+A22+2A1A2cosΔφ=82+152=17cm

Câu 37: Hai sóng dạng sin có cùng bước sóng và cùng biên độ truyền ngược chiều nhau trên một sợi dây với tốc độ 10 cm/s tạo ra một sóng dừng. Biết khoảng thời gian giữa hai thời điểm gần nhau nhất mà dây duỗi thẳng là 0,5 s. Bước sóng của hai sóng này là

A. 20 cm.

B. 4 cm.         

C. 10 cm. 

D. 15 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Khoảng thời gian giữa hai thời điểm gần nhau nhất mà dây duỗi thẳng là 0,5 s

T2=0,5T=1s

Bước sóng của hai sóng này là

λ=vT=10.1=10cm

Câu 38: Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu?

A. 6%.     

B. 3%.        

C. 9%.  

D. 94%.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Ta có:

W1=12kA12W2=12kA22W2W1=A2A12=0,9720,94ΔW=W1W2=W10,94W1=0,06W1=6%W1

Phần cơ năng của con lắc bị mất đi trong một chu kì là 6%.

Câu 39: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 20 N/m và vật nhỏ có khối lượng m. Con lắc dao động điều hoà với tần số 1,59 Hz. Giá trị của m là

A. 50 g.

B. 100 g.

C. 200 g.

D. 75 g.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Ta có: m=kω2=k2πf2=0,2kg=200g

Câu 40: Một con lắc đơn có dây treo dài 1m và vật có khối lượng m = 1kg dao động với biên độ góc 0,05rad. Chọn gốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của con lắc là

A. 0,125 J.

B. 0,012 J.

C. 0,0125 J.

D. 0,025 J.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Cơ năng của con lắc là

W=12mglα02=12.1.10.1.0,052=0,0125J

Câu 41: Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ

A. tăng 4 lần.

B. tăng 4,4 lần.

C. giảm 4,4 lần.

D. giảm 4 lần.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

λ, λ' là bước sóng của âm trong không khí và trong nước;

v, v' là vận tốc của âm trong không khí và trong nước.

Ta có: λ'λ=v'vλ'λ=1452330=4,4

=> Khi truyền từ nước ra không khí, bước sóng của âm giảm 4,4 lần.

Câu 42: Một vật sáng AB đặt cách màn chắn một khoảng L = 90 cm. Trong khoảng giữa vật sáng và màn chắn đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự f sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với vật AB và màn. Khoảng cách giữa hai vị trí đặt thấu kính để cho ảnh rõ nét trên màn chắn là l = 30 cm. Tính tiêu cự của thấu kính hội tụ.

A. 10 cm.

B. 20 cm.

C. 30 cm.

D. 40 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Theo đề ta có:

l=d1d2=L+L24Lf2LL24Lf2=L24Lfl=L24Lff=20cm

Câu 43: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m được treo ở nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa tự do với biên độ góc bằng 5o. Tốc độ cực đại của vật nhỏ là

A. 0,500 m/s.    

B. 0,158 m/s.      

C. 0,276 m/s.           

D. 0,224 m/s.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Phương trình li độ dài và li độ góc của con lắc đơn là:

s=s0cosωt+φα=α0cosωt+φ với α=sl;α0=s0l

Tốc độ cực đại của vật nhỏ là:

vmax=ωs0=glα0l=α0gl=5π18010.1=0,276 m/s

Câu 44: Một vật dao động điều hoà với chu kỳ T = 1,2 s và vận tốc cực đại khi vật qua vị trí cân bằng là 4π cm/s. Biên độ dao động của vật là

A. 2,4 cm.

B. 3,3 cm.

C. 6 cm.

D. 5,5 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

Ta có, vận tốc cực đại: vmax=Aω=2πATA=T.vmax2π=2,4cm

Câu 45: Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng 500 g treo vào đầu lò xo có độ cứng k = 2,5 N/cm. Kích thích cho vật dao động, vật có gia tốc cực đại 5 m/s2. Biên độ dao động của vật là

A. 5cm.                        

B. 2 cm.                        

C. 5 cm.                          

D. 1 cm.

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Độ cứng: k=250N/m

Tần số góc: ω=km=2500,5=105 rad/s

Gia tốc cực đại: amax=ω2AA=amaxω2=51052=1cm

Câu 46: Một con lắc đơn dao động điều hoà, nếu tăng chiều dài 25% thì chu kỳ dao động của nó

A. tăng 25%.

B. giảm 25%.

C. tăng 11,80%.

D. giảm 11,80%.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Chu kì dao động tăng: 

T'T=2πl'g2πlg=l'l=1,2511,118T'=1,118T

ΔT=T'T=0,118T

Câu 47: Có hệ con lắc lò xo treo thẳng đứng và hệ con lắc đơn cùng dao động điều hòa tại một nơi nhất định. Chu kì dao động của chúng bằng nhau, nếu chiều dài của con lắc đơn:

A. Bằng độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí thấp nhất.

B. Bằng chiều dài tự nhiên của lò xo.

C. Bằng độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng.

D. Bằng chiều dài của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Chu kì dao động của con lắc đơn: T=2πlg

Chu kì dao động của con lắc lò xo: T'=2πmk=2πΔl0g

Để chu kì của chúng bằng nhau T=T'2πlg=2πΔl0gΔl0=l

Câu 48: Một con lắc lò xo gồm một viên bi khối lượng nhỏ 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng 10 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ω. Biết biên độ của ngoại lực cưỡng bức không thay đổi. Khi thay đổi ω tăng dần từ 9 rad/s đến 12 rad/s thì biên độ dao động của viên bi:

A. tăng lên 43  lần.

B. giảm đi 34 lần.

C. tăng lên sau đó lại giảm.

D. giảm rồi sau đó tăng.

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Tần số góc riêng ω0=km=10 rad/s

Khi tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ thì biên độ dao động cưỡng bức của viên bi là lớn nhất (cộng hưởng).

Do vậy, khi tăng ω từ 9 rad/s đến 12 rad/s thì A tăng lên cực đại (cộng hưởng) rồi lại giảm.

Câu 49:Một sóng âm truyền trong thép với tốc độ 5000 m/s. Nếu độ lệch pha của sóng âm đó ở hai điểm gần nhau nhất cách nhau 1 m trên cùng một phương truyền sóng là π2 thì tần số của sóng bằng

A. 1000 Hz.

B. 1250 Hz.

C. 2500 Hz.

D. 5000 Hz.

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Δφ=π2=2π.1λλ=4mf=vλ=50004=1250Hz

 

Câu 50: Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M

A. 10000 lần.

B. 1000 lần.

C. 40 lần.

D. 2 lần.

Lời giải:

Đáp án đúng: A

LNLM=40=10logINIMINIM=104

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá