Giải Toán 11 trang 121 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

243

Với giải SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo trang 121 chi tiết trong Bài 5: Phép chiếu song song giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 11 trang 121 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

Hoạt động khởi động trang 121 Toán 11 Tập 1: Các tia nắng song song theo phương I khi chiếu tới biển báo giao thông hình chữ nhật ABCD tạo thành bóng trên mặt đường (xem hình bên). Bóng của biển báo này có dạng hình gì? Tại sao?

Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Phép chiếu song song (ảnh 1)

Lời giải:

Bóng của biển này có dạng hình bình hành.

+) Ta có: mp(AA’D’D) // mp(BB’C’C)

Mặt đất cắt các mp(AA’D’D) và mp(BB’C’C) lần lượt tại các giao tuyến A’D’ và B’C’. Do đó A’D’ // B’C’ (1).

+) Ta lại có: mp(ABB’A’) // mp(DD’C’C)

Mặt đất cắt các mp(ABB’A’) và mp(DD’C’C) lần lượt tại các giao tuyến A’B’ và D’C’. Do đó A’B’ // D’C’ (2).

Từ (1) và (2) ta có A’B’C’D’ là hình bình hành.

1. Khái niệm phép chiếu song song

Hoạt động khám phá 1 trang 121 Toán 11 Tập 1: Trong hoạt động khởi động:

a) Các tia sáng AA’, BB’, DD’ có song song với nhau hay không?

b) Nêu cách xác định bóng C’ của điểm C trên mặt đường.

Lời giải:

a) Các tia sáng AA’, BB’ và DD’ song song với nhau.

b) Cách xác định bóng C’ của điểm C trên mặt đường như sau:

Từ A kẻ tia sáng song song theo phương l cắt mặt đất tại điểm A’.

Từ B kẻ tia sáng song song theo phương l cắt mặt đất tại điểm B’.

Từ C kẻ tia sáng song song theo phương l cắt mặt đất tại điểm C’.

Từ D kẻ tia sáng song song theo phương l cắt mặt đất tại điểm D’.

Vậy ta có bóng của biển báo là hình bình hành A’B’C’D’.

Đánh giá

0

0 đánh giá