Soạn bài Ngữ Văn 7 Cánh Diều: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II

534

Tài liệu soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 2. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II

Ôn tập

Ngữ văn 7 trang 95 Câu 1: Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:

Loại

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản đã học

Văn bản văn học

- Truyện ngụ ngôn

-  …

- Đẽo cày giữa đường

-  …

Văn bản nghị luận

 

 

Văn bản thông tin

 

 

Phương pháp giải:

Rà soát lại các văn bản đã được học và điền theo yêu cầu.

Lời giải:

Loại

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản đã học

Văn bản văn học

 

 

 

 

 

 

 

 

- Truyện ngụ ngôn

- Tục ngữ

- Ếch ngồi đáy giếng

- Đẽo cày giữa đường

- Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Thơ

- Những cánh buồm

- Mây và sóng

- Mẹ và quả

Tùy bút và tản văn

- Cây tre Việt Nam

- Người ngồi đợi trước hiên nhà

- Trưa tha hương

Văn bản nghị luận

Nghị luận văn học

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Tượng đài vĩ đại nhất

Văn bản thông tin

Văn bản thông tin

- Ghe xuồng Nam Bộ

- Tổng kiểm soát phương tiện giao thông

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Ngữ văn 7 trang 96 Câu 2: Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:

Loại

Tên văn bản

Nội dung chính

Văn bản văn học

 

 

Văn bản nghị luận

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

- Khẳng định nhân dân ta từ xưa đến nay có một lòng nồng nàn yêu nước

Văn bản thông tin

 

 

Phương pháp giải:

Xem lại các văn bản đã được học và điền theo yêu cầu.

Lời giải:

Loại

Tên văn bản

Nội dung chính

Văn bản văn học

- Ếch ngồi đáy giếng

Một con ếch do quen thói huênh hoang, coi trời bằng vung nên bị một con trâu giẫm bẹp.

- Đẽo cày giữa đường

Câu chuyện về một anh thợ mộc mang hết vốn liếng ra mua gỗ để đẽo cày nhưng không có chính kiến, ai nói gì cũng nghe theo. Kết quả là anh đã đẽo hết số gỗ mà chẳng bán được chiếc nào cả.

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Các câu tục ngữ nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội

- Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Tay, Miệng, Răng so bì với Bụng nên bàn nhau không làm gì để anh Bụng phải lao động. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời. Mọi người hiểu ra, đến xin lỗi anh Bụng và hòa thuận trở lại.

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Các câu tục ngữ nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội

- Những cánh buồm

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con qua hình ảnh cánh buồm.

- Mây và sóng

Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc.

- Mẹ và quả

Công ơn người mẹ được lí giải qua những liên tưởng gần gũi mà sinh động.

- Cây tre Việt Nam

Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

- Người ngồi đợi trước hiên nhà

Bài tản văn kể về số phận bất hạnh của dì Bảy chờ chồng suốt 20 năm trời. Ngay cả khi dì biết chồng mình đã bỏ mạng ở chiến trường dì vẫn một lòng chung thủy không hề rung động trước bất kì ai.

- Trưa tha hương

Nỗi nhớ quê hương da diết của một người con đang tha hương nơi xứ người khi bắt gặp âm thanh quen thuộc.

Văn bản nghị luận

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

- Đức tính giản dị của Bác Hồ

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong cả lời nói và bài viết. Đức tính giản dị ở Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

- Tượng đài vĩ đại nhất

Văn bản đề cập đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì đất nước vì độc lập dân tộc.

Văn bản thông tin

- Ghe xuồng Nam Bộ

- Các loại ghe xuồng Nam Bộ và những giá trị và kinh tế và văn hóa của ghe xuồng với người dân nơi đây.

- Tổng kiểm soát phương tiện giao thông

Số liệu thống kê về việc việc xử lí các phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện vi phạm.

 

 

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Ngữ văn 7 trang 96 Câu 3: Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7, tập hai.

M) - Văn bản thông tin:

+Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

+…

-...

Phương pháp giải:

Xem lại cách đọc văn bản đã được học

Lời giải:

Những điểm cần chú ý khi đọc:

Thơ:

- Những yếu tố về hình thức:

+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ

+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)

- Những yếu tố về nội dung:

+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần

+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết

Truyện ngụ ngôn

- Những câu chuyện ngụ ngôn thường mang lại tiếng cười cho người đọc. Tuy nhiên, trong mỗi câu chuyện đều hàm chứa những bài học kinh nghiệm quý báu, cần phải chú ý điều đó khi đọc truyện ngụ ngôn

Kí (tùy bút, tản văn)

- Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình

- Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn

Văn bản nghị luận

- Chú ý đọc kĩ các luận điểm, tìm các luận cứ, dẫn chứng, bằng chứng cụ thể chi tiết

- Hiểu vấn đề người viết muốn trình bày trong bài viết

Văn bản thông tin

- Phân biệt trình tự triển khai của người viết

- Bám sát vào từng ý lớn và các ý nhỏ để hiểu được vấn đề mà tác giả nói tới

Ngữ văn 7 trang 96 Câu 4: Nêu những thể loại khác nhau của các văn bản văn học đã học ở hai tập sách Ngữ văn 7.

Thể loại

Tập một

Tập hai

Truyện

Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng

Truyện ngụ ngôn

Thơ

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Xem lại các văn bản đã được học và điền theo yêu cầu.

Lời giải:

Thể loại

Tập một

Tập hai

Truyện

Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng

Truyện ngụ ngôn

Thơ

Thơ bốn chữ, năm chữ

Thơ bốn chữ, năm chữ

 

Tản văn và tùy bút

Ngữ văn 7 trang 96 Câu 5: Nêu những điểm khác nhau về đề tài, hình thức của văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học trong hai tập sách Ngữ văn 7.

Loại văn bản

 Tập một

Tập hai

Văn bản nghị luận

- Đề tài tập trung vào vẻ đẹp các văn bản đọc hiểu đã học.

- Nghị luận văn học

- Đề tài tập trung vào lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

- Nghị luận xã hội

Văn bản thông tin

 

 

Phương pháp giải:

Xem lại các văn bản đã được học và điền theo yêu cầu.

Lời giải:

Loại văn bản

 Tập một

Tập hai

Văn bản nghị luận

- Đề tài tập trung vào các văn bản đọc hiểu đã học.

- Nghị luận văn học

- Đề tài tập trung vào lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

- Nghị luận xã hội

Văn bản thông tin

Giới thiệu về những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Giới thiệu những đặc điểm về phương tiện giao thông và tình hình giao thông ở các vùng miền.

Ngữ văn 7 trang 97 Câu 6: Thống kê tên và yêu cầu của các kiểu văn bản đã luyện viết trong sách Ngữ văn 7, tập hai.

Tên kiểu văn bản

Yêu cầu cụ thể

Nghị luận

- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Xem lại yêu cầu đã luyện viết.

Lời giải:

Tên kiểu văn bản

Yêu cầu cụ thể

Nghị luận

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”

Biểu cảm

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm).

Nghị luận

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị”.

Biểu cảm

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Tự sự

Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng.

Ngữ văn 7 trang 97 Câu 7: Nêu và phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 7, tập hai.

Phương pháp giải:

Xem lại các bài đọc hiểu và yêu cầu đã luyện viết.

Lời giải:

Nội dung đọc hiểu

Yêu cầu viết

Đẽo cày giữa đường

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”

Những cánh buồm

Mây và sóng

Mẹ và quả

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị”

Người ngồi đợi trước hiên nhà

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa.

Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng.

Ngữ văn 7 trang 97 Câu 8: Nêu và phân tích quy trình viết bốn bước được thể hiện trong phần Viết ở một bài học cụ thể trong sách Ngữ văn 7, tập hai.

Phương pháp giải:

Xem lại các bài đã luyện viết.

Lời giải:

Viết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

a. Chuẩn bị

- Đọc lại văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

- Xem lại cách tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài ở mục Định hướng

- Dự kiến cách trình bày văn bản

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho đoạn văn bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Bố cục đoạn văn có mấy phần?

+ Mỗi phần của đoạn văn nêu những nội dung gì?

+ Chọn nội dung gì để phù hợp với độ dài của đoạn văn?

- Lập dàn ý cho đoạn văn bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:

Mở đoạn:

- Nêu nội dung chính của văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Thân đoạn:

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc miền núi phía Bắc

+ Di chuyển bằng cách đi bộ là chính

+ Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã…sử dụng thuyền vận chuyển

+ Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển

+ Người Mông, Hà Nhì, Dao,… thường dùng sức ngựa để vận chuyển

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc ở Tây Nguyên

+ Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào việc vận chuyển

+ Các buôn, làng ở ven sông suối lớn sử dụng thuyền độc mộc.

Kết đoạn:

- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản

c. Viết

- Viết bản tóm tắt theo yêu cầu khác nhau về độ dài dựa vào dàn ý đã lập

Đoạn 5-6 dòng:

Ngày xưa, các dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ là chủ yếu. Một số dân tộc ven sông Đà và sông Mã đã biết chế tạo và sử dụng thuyền trong vận chuyển. Người Sán Dìu thì dùng xe quệt trâu kéo. Những dân tộc như Mông, Hà Nhì, Dao,…thường dùng sức ngựa để vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của người Tây Nguyên có chút khác biệt. Họ dùng sức voi và sức ngựa ở đường bộ; còn các làng ven sông suối lớn thì sử dụng thuyền độc mộc.

Đoạn 10-12 dòng:

Tuy sinh sống ở các khu vực khác nhau, nhưng phương tiện vận chuyển và vũ khí săn bắt của các tộc người có nhiều nét tương đồng về chủng loại, cách thức chế tác và chức năng sử dụng. Đó là các loại gùi, bung, dậu,… để mang vác bằng sức người, các loại xe quệt, xe bò, xe trâu kéo,…để vận chuyển trên bộ; các loại thuyền, bè, mảng để vận chuyển trên sông, suối,…; đó là việc bắt voi rừng, thuần dưỡng, sử dụng trong vận chuyển hàng hóa, kéo gỗ và trong chiến tranh tự vệ. Mặc dầu vây, các loại sản phẩm vật chất này ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng có những nét khác biệt cần chú ý. Đó là sự khác biệt về kiểu dáng và cách thức chế tạo của các loại gùi của các cư dân Môn – Khơ Me so với các cư dân Tày – Thái, H'mông – Dao; sự khác biệt giữa các loại thuyền độc mộc của tộc người ở Tây Nguyên so với thuyền độc mộc đuôi én của người Kháng, người Thái, người La Ha,… sinh sống ven sông Đà;…

Kết đoạn:

- Nêu tên các tài liệu tham khảo của văn bản

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bản tóm tắt đã làm. Đối chiếu nội dung với mục Định hướng và dàn ý ở trên để tự phát hiện và tìm cách sửa các lỗi về ý, diễn đạt, trình bày.

Ngữ văn 7 trang 97 Câu 9: Nêu các nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7, tập hai. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?

Phương pháp giải:

Xem lại các nội dung đã luyện.

Lời giải:

Sự liên quan của nội dung nói – nghe với nội dung đọc hiểu và viết được thể hiện qua bảng sau:

Nội dung đọc hiểu

Nội dung viết

Nội dung nghe

Đẽo cày giữa đường

Ếch ngồi đáy giếng

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Kể lại chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”

Những cánh buồm

Mây và sóng

Mẹ và quả

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)

Bài tập: Chọn một trong hai đề sau để thực hành

(1) Sau khi đọc bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của con con người. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào?

(2) Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” Ta go là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em thế nào?

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị”

Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị”

Người ngồi đợi trước hiên nhà

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương

Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.

Ghe xuồng Nam Bộ

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa.

Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng.

Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó.

Ngữ văn 7 trang 97 Câu 10: Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7, tập hai là những nội dung nào?

Phương pháp giải:

Xem lại nội dung tiếng Việt đã được học.

Lời giải:

Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7, tập hai là những nội dung:

- Nói quá, nói giảm, nói tránh

- Dấu chấm lửng

- Từ Hán Việt

Tự đánh giá

Ngữ văn 7 trang 98 Câu 1: Phương án nào nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản Lừa đội lốt sư tử?

A. Là loại truyện các nhà văn viết cho thiếu nhi nhiều nước trên thế giới

B. Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con người

C. Là loại truyện ngắn hiện đại được viết nhằm tạo ra tiếng cười cho bạn đọc

D. Là loại truyện dịch do các nhà văn nước ngoài viết về động vật

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản

Lời giải:

Đặc điểm thể loại của văn bản Lừa đội lốt sư tử: Là loại truyện lấy loài vật để nói lên bài học đối với con người.

=> Đáp án B.

Ngữ văn 7 trang 98 Câu 2: Câu chuyện trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ ba

B. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ nhất số nhiều

D. Ngôi thứ hai

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Câu chuyện trên được kể theo ngôi kể thứ ba.

=> Đáp án A

Ngữ văn 7 trang 98 Câu 3: Câu nào sau đây gợi ra bài học cho con người?

A. Một hôm, lừa lấy được bộ lông sư tử do thợ săn quẳng ra ngoài để phơi.

B. Khi nó đến gần thì tất cả, người cũng như thú, đều bỏ chạy ...

C. “Cái mã bề ngoài có thể che mắt được người đời, còn lời nói sẽ bộc lộ kẻ ngốc.”.

D. Ngay sau đó, cáo chạy lại bảo với nó rằng: "A, ta nhận ra nhà ngươi!".

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản

Lời giải:

Câu gợi ra bài học cho con người: “Cái mã bề ngoài có thể che mắt được người đời, còn lời nói sẽ bộc lộ kẻ ngốc.”.

=> Đáp án: C

Ngữ văn 7 trang 98 Câu 4: Câu nào sau đây có chứa từ Hán Việt?

A. … Trong ngày hôm ấy, nó là một chú lừa đầy kiêu hãnh.

B. Khi nó đến gần thì tất cả, người cũng như thú, đều bỏ chạy ...

C. Nó khoác vào và tiến về làng.

D. “A, ta nhận ra nhà ngươi!".

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Từ Hán Việt: kiêu hãnh

=> Đáp án A.

Ngữ văn 7 trang 99 Câu 5: Câu nào nêu đúng nội dung của văn bản Lừa đội lốt sư tử?

A. Nhân vật “tôi” kể về chuyện con lừa đội lốt sư tử.

B. Ai đó kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử.

C. Con lừa kể về chuyện mình đã mượn lốt sư tử.

D. Con cáo kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử.

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Nội dung văn bản: Ai đó kể chuyện về con lừa đội lốt sư tử.

=> Đáp án B

Ngữ văn 7 trang 99 Câu 6: Phương án nào nêu đúng ý nghĩa (bài học) rút ra được từ câu chuyện trên?

A. Cáo luôn luôn là con vật tinh khôn, cần cảnh giác với nó

B. Nên làm bạn thân với mọi người để tránh tai hoạ

C. Cần tránh xa những con vật hung dữ như sư tử

D. Mượn danh tiếng của người khác sẽ chuốc vạ vào thân

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản

Lời giải:

Bài học: Mượn danh tiếng của người khác sẽ chuốc vạ vào thân

=> Đáp án D

Ngữ văn 7 trang 100 Câu 7: Phương án nào nêu đúng căn cứ chủ yếu để xác định đoạn trích trên là văn bản nghị luận?

A. Nêu lí lẽ nhằm thuyết phục học sinh cần có trách nhiệm với chính mình

B. Nêu lên các ví dụ về sự đam mê học tập, có chí tiến thủ làm những việc lớn

C. Nêu lên tầm quan trọng của việc xác định ngành nghề trong tương lai

D. Nêu lên ý nghĩa của các phương pháp học tập giúp học sinh học giỏi hơn

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Phương án nêu đúng căn cứ chủ yếu để xác định đoạn trích trên là văn bản nghị luận: Nêu lí lẽ nhằm thuyết phục học sinh cần có trách nhiệm với chính mình

=> Đáp án A.

Ngữ văn 7 trang 100 Câu 8: Trong các câu sau, câu nào nêu lí lẽ?

A. Các bạn có thể là một tác giả có tài – thậm chí tài đến mức có thể viết được sách hay báo …

B. Dù bạn muốn làm gì với cuộc đời mình thì tôi cũng cam đoan rằng bạn phải học rồi mới làm được.

C. Các bạn có thể là một nhà cải cách hay phát minh có tài – thậm chí tài đến mức có thể khám phá ra một loại iPhone mới ...

D. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ …

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Lí lẽ: Dù bạn muốn làm gì với cuộc đời mình thì tôi cũng cam đoan rằng bạn phải học rồi mới làm được.

=> Đáp án B

Ngữ văn 7 trang 100 Câu 9: Câu nào thể hiện rõ lời khuyên của Tổng thống Ô-ba-ma đối với học sinh?

A. Mỗi người trong các bạn đều giỏi một việc gì đó.

B. Đấy chính là cơ hội mà nền giáo dục có thể cung cấp cho các bạn.

C. Bạn phải làm việc, phải rèn luyện và phải học thì mới có công việc tốt được.

D. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ ...

Phương pháp giải:

Đọc kỹ văn bản.

Lời giải:

Câu thể hiện rõ lời khuyên của Tổng thống Ô-ba-ma đối với học sinh: Bạn phải làm việc, phải rèn luyện và phải học thì mới có công việc tốt được.

=> Đáp án C

Ngữ văn 7 trang 100 Câu 10: Tại sao có thể nói: “Kết quả học tập của các bạn quyết định chính tương lai của đất nước này.”? Viết vào vở câu trả lời ngắn gọn của em.

Phương pháp giải:

Trình bày quan điểm của bản thân.

Lời giải:

Một đất nước có thể phát triển sánh vai với cường quốc năm châu hay không là nhờ vào sự nỗ lực ra sức học tập của các bạn học sinh. Chính vì thế: "Kết quả học tập của các bạn quyết định chính tương lai của đất nước này."

Viết

Chọn một trong hai để sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1. Em hãy nêu suy nghĩ, cảm xúc và lí do yêu thích của bản thân đối với một bài thơ đã học ở sách Ngữ văn 7, tập hai.

Đề 2. Có ý kiến cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em có tán thành suy nghĩ này không? Hãy nêu ý kiến của mình và đưa ra các lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy.

Phương pháp giải:

Trình bày quan điểm của bản thân.

Lời giải:

Đề 1:

 Ta-go là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Những tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu sắc mãnh liệt bởi một phần đã được trải nghiệm qua những trải nghiệm của chính cuộc đời nhà thơ. Ông có một sức sáng tạo phi thường minh chứng là ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với thời đại. Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô ben về văn học. Đặc biệt khi mà viết về thơ thì ông lại luôn hướng đến khai thác tình mẫu tử thiêng liêng và chính điều này đã mang đến cho ông những thành tựu sâu sắc. Trong số đó thì bài thơ mây và sóng cũng là một tác phẩm điển hình trong những tác phẩm viết về tình mẫu tử của nhà thơ. Bài thơ in trong tập thơ non là một kiệt tác.

       Bài thơ là một câu chuyện về một cậu bé trước lời mời gọi của mây và sóng mẹ bé muốn đi chơi muốn được hòa mình vào biển vào sóng vào mây cùng các bạn cùng trang lứa để được đi chơi nhưng trước tình cảm yêu thương của mẹ dành cho mình nên em bé đã nghĩ ra những trò chơi để có thể mãi mãi được ở bên cạnh mẹ và để quên đi sự cám dỗ bên ngoài kia. Qua những trò chơi mà em bé nghĩ ra ta thấm được tình cảm mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Bài thơ dậy cho người đọc một triết lý sống cao đẹp và hướng con người đến một tình cảm thiêng liêng và hãy quý trọng nó đừng để đánh mất để rồi hối tiếc. Mở đầu bài thơ là lời mách của em bé về những thứ thú vị trên trời đang mời gọi em bé và có lẽ em đang rất muốn đi theo lời mời gọi ấy. Những con sóng kia cũng đang rủ rê em

Những người sống trong sóng nước gọi con:

"bọn tớ hát từ sớm mai đến tối,

"bọn tớ hát từ sớm mai đến tối,

Bọn tớ ngao du khắp nơi này đến nơi nọ

" mà không biết mình đã từng qua những nơi nào".

       Qua lời miêu tả dễ thương của em bé ta có thể cảm nhận được những lời mời gọi rất cuốn hút và lôi cuốn đối với cả một người lớn cũng dễ bị thu hút còn đối với một đứa trẻ thì nó lại càng thu hút hơn khi mà các bé đang ở tuổi tò mò luôn thích khám phá mọi thứ xung quanh. Nào là đến với thế giới ấy sẽ được thỏa sức chơi cả ngày từ khi thức dậy đến lúc chiều tà nào là chơi với «buổi sớm mai vàng» nào là chơi với «vầng trăng bạc» nào là được hát từ sáng sớm đến tối được ngao du khắp thiên hạ thật là thích khi mà được đến với thế giới đó. Những câu thơ nhí nhảnh cho thấy trí tưởng tượng phong phú và thật là dễ thương của em bé. Chắc có lẽ lúc này em đang ngước lên bầu trời trong xanh và nhìn những đám mây trắng đang nhởn nhơ và suy nghĩ một cách hết sức trẻ con. Cuộc sống thật tự do và tự tại khi được chơi đùa với các bạn cả ngày mà không chán. Trên đó chắc hẳn sẽ có tất cả mọi thứ nhưng mà chắc chắn sẽ không có mẹ. Điều đó sẽ thật đáng sợ và chán biết bao nếu cuộc vui chơi lại không có mẹ. Dường như nhớ ra điều đó nên từ những lời mời gọi đầu tiên em bé đã nghĩ ngay đến mẹ và kể cho mẹ nghe những thứ xung quanh thật hấp dẫn đang mời gọi con và con cũng muốn đi với họ. Nhưng là sao mà lên đó được nên cậu bé do dự.

Con hỏi :nhưng làm thế nào mình lên đó được

Họ đáp: hãy đến nơi tận cùng của trái đất và đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây

Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhà

Làm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được ?"

Thế là họ cười rồi bay đi

       Còn với sóng thì em bé cũng trả lời tương tự như thế. Những lời mời gọi thật là hút một cậu bé nhưng mà để đến được với nó kì thực cũng rất gian lao làm sao khi mà phải tìm đến tận cùng của trái đất mà đời với một cậu bé thì biết đâu là tận cùng của trái đất hay biết bờ biển là ở đâu. Suy nghĩ một lúc cậu bé băn khoăn và đưa ra câu trả lời là mẹ em đang đợi ở nhà và mẹ luôn muốn em ở nhà với mẹ. Khi đó họ cũng cười rồi bay đi. Dường như những đám mây trong tưởng tượng của cậu bé cũng biết được câu trả lời của cậu mà cười rồi bay đi luôn chứ không nài nỉ hay níu kéo gì. Dường như những thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.

Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

       Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa. Trước những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ đến mẹ và dứt khoát từ chối. Để quên đi những lời mời gọi ấy cậu bé đã nghĩ ra những trò chơi chỉ có mình và mẹ.

“ Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.

Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.

Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,

Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Con đối với lời mời của biển thì em bé cũng có một trò chơi thú vị khác

“ Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy

Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.

Con sẽ lăn, lăn, và vỗ vào gối mẹ, cười vang.

Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở”

       Vậy là con có thể tận hưởng niềm mê say vũ trụ khoáng đạt, bao la, kì thú ở trong chính tình mẫu tử quấn quýt, thân thương. Và nếu như những người sống trên mây mê mải chẳng biết đâu là lúc dừng, những người sống trong sóng phiêu diêu không biết nơi nao là bến bờ thì con, trong niềm hân hoan của trò chơi tưởng tượng vẫn có mái nhà xanh thẳm để chở che, vẫn có bến bờ kì lạ để neo đậu, có lòng mẹ là chốn vĩnh hằng. Trò chơi tưởng tượng kia cũng mang đậm màu sắc tượng trưng, hay chính là tượng trưng của tượng trưng! Có lẽ những kì thú của tình người mới là vô cùng, vô tận. Trong hưng phấn tột cùng của trò chơi tưởng tượng ấy "mẹ con ta" tới được chốn siêu nhiên, đạt được cái hàng tồn không hình hài: Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi của mẹ con ta. Cũng như không ai biết được lòng mẹ rộng nhường nào, và con đã tan vào lòng mẹ. Lòng mẹ, tình mẹ vô độ mênh mông. Đó là nơi trở về sau cuối, an nhiên. Cái hay của bài thơ Mây và sóng là cái hay của "trò chơi tưởng tượng", cái hay của sức gợi những suy ngẫm chiều sâu, cái hay của những khả năng ý nghĩa từ những câu chuyện trẻ thơ hồn nhiên, trong suốt. Lối kết cấu song trùng, hệ thống hình ảnh tượng trưng trong mạch chảy liên tục của những dòng "thơ văn xuôi" cứ ánh lên theo khúc nhạc miên viễn của Mây và Sóng – sản phẩm tưởng tượng đặc sắc của Ta-go.

       Không có biển thì làm sao có sóng cũng như không có mẹ thì làm sao có con. Không có bến bờ thì sóng vỗ vào đâu cũng như không có mẹ thì cuộc đời con có ý nghĩa gì. Lòng mẹ bao dung như bến bờ luôn luôn rộng mở. Hình ảnh bến bờ rộng mở lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan được ví như hình ảnh người mẹ luôn vỗ về con thơ. Mẹ mang đến hạnh phúc cho con và chỗ dựa cho cuộc đời con. Tình mẹ con trong bài thơ thật sâu đậm và đó cũng chính là vẻ đẹp vĩnh hằng của tình mẫu tử. Dù thế gian có như thế nào thì tình mẹ con vẫn mãi muôn đời vẫn tồn tại theo thời gian vẫn hiển hiện trong không gian rộng lớn và mãi mãi bất diệt. Đó chính là ý nghĩa chủ đạo của bài thơ

       Với hình thức đối thoại và độc thoại độc lập của cậu bé đã cho ta thấy tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của tình cảm mẹ con. Bài thơ còn cho ta nhiều suy ngẫm bởi trong cuộc sống con người thường gặp những cám dỗ nhất là đối với một đứa trẻ và muốn khước từ chúng thì cần có một điểm tựa vững chắc và ở đây điểm tựa của em bé chính là mẹ đó chính là điểm tựa vững chắc nhất. Hạnh phúc không ở đâu xa không phải là điều gì bí ẩn mà đó ở ngay bên chúng ta và do chúng ta tạo nên.

Đánh giá

0

0 đánh giá