Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác | Khoa học tự nhiên 8 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK KHTN 8 Bài 8 từ đó học tốt môn KHTN 8.
KHTN 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác | Khoa học tự nhiên 8
Giải KHTN 8 trang 39
Trả lời:
- Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ chất phản ứng, nhiệt độ phản ứng, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác.
1. Tốc độ phản ứng hoá học
Trả lời:
- Hiện tượng que diêm cháy diễn ra nhanh.
- Hiện tượng bu lông bị gỉ sét diễn ra chậm.
Trả lời:
Các phản ứng hoá học khác nhau thì thời gian phản ứng cũng khác nhau.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Giải KHTN 8 trang 40
Câu hỏi thảo luận 3 trang 40 KHTN 8: Ống nghiệm nào có hiện tượng sủi bọt khí nhanh hơn? Giải thích.
Trả lời:
Ống nghiệm (2) có hiện tượng sủi bọt khí nhanh hơn, do nồng độ H2SO4 ở ống nghiệm (2) là 2M cao hơn nồng độ H2SO4 ở ống nghiệm (1) là 0,1M.
Trả lời:
Nồng độ chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng tăng. Do nồng độ các chất phản ứng tăng làm tăng số va chạm có hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng
Trả lời:
Quạt càng mạnh càng làm tăng nồng độ oxygen không khí do đó lửa cháy càng to.
Trả lời:
Tốc độ thoát khí ở hai ống nghiệm là khác nhau. Cụ thể ống nghiệm (1) được đun nóng khí thoát ra nhanh và mạnh hơn, do tốc độ phản ứng lớn hơn.
Câu hỏi thảo luận 6 trang 40 KHTN 8: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Trả lời:
Nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.
Trả lời:
Theo em, viên thuốc sủi sẽ tan nhanh hơn trong cốc nước nóng. Do nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.
Giải KHTN 8 trang 41
Câu hỏi thảo luận 7 trang 41 KHTN 8: Ống nghiệm nào có lượng khí thoát ra nhanh hơn? Giải thích.
Trả lời:
Ống nghiệm (2) có lượng khí thoát ra nhanh hơn do có tốc độ phản ứng lớn hơn.
Trả lời:
Tốc độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất tham gia. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên nếu tăng diện tích bề mặt của chất tham gia bằng cách nghiền nhỏ, đập phẳng hoặc cắt thành nhiều mảnh.
Trả lời:
Ống nghiệm (2) sinh ra khí oxygen sớm hơn để làm que đóm bùng cháy trở lại.
Trả lời:
MnO2 là chất xúc tác, có tác dụng làm cho phản ứng diễn ra nhanh hơn (tăng tốc độ phản ứng) so với không dùng chất xúc tác.
3. Ứng dụng thực tiễn của tốc độ phản ứng
Giải KHTN 8 trang 42
Trả lời:
a) Chẻ nhỏ củi để nhóm lửa dễ hơn: yếu tố diện tích tiếp xúc.
b) Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh: yếu tố nhiệt độ.
c) Dùng quạt để nhóm lửa: yếu tố nồng độ.
Trả lời:
Khi sản xuất pháo hoa người ta thường sử dụng các nguyên liệu ở dạng bột để tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng, giúp phản ứng diễn ra nhanh hơn.
Xem thêm các bài giải SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.