Với giải Mở đầu trang 50 KHTN 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 10: Base giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:
Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch acid, quỳ tím chuyển sang màu đỏ
Mở đầu trang 50 KHTN 8: Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch acid, quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Ngược lại, khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch base, quỳ tím chuyển sang màu xanh. Base là gì? Base có những tính chất nào? Có mấy loại base?
Trả lời:
- Base là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hydroxide (OH-). Khi tan trong nước, phân tử base sẽ tạo ra ion OH-.
- Tính chất hoá học của base:
+ Dung dịch base làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh và làm dung dịch phenolphthalein không màu thành màu hồng.
+ Base tác dụng với một số acid tạo thành muối và nước.
- Dựa vào tính tan trong nước base được chia làm 2 loại:
+ Base tan tốt trong nước được gọi là kiềm.
+ Base không tan trong nước.
Xem thêm các bài giải SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 1 trang 50 KHTN 8: Thành phần phân tử của base có đặc điểm gì chung?
Câu hỏi thảo luận 3 trang 50 KHTN 8: Trường hợp nào base được gọi là kiềm?
Luyện tập trang 50 KHTN 8: Viết công thức chung của base chứa kim loại M hoá trị n.
Luyện tập trang 52 KHTN 8: Bằng cách đơn giản nào ta có thể nhận biết dung dịch có tính base?
Xem thêm các bài giải SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.