Với giải Câu hỏi trang 61 SGK GDQP-AN 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Kĩ thuật sử dụng lựu đạn giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập GDQP - AN 11. Mời các bạn đón xem:
Nêu cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam
Câu hỏi trang 61 GDQP 11: Nêu cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam.
Lời giải:
♦ Cấu tạo của lựu đạn F-1 Việt Nam
- Thân lựu đạn: làm bằng gang có khía tạo thành các múi, bên trong nhồi thuốc nổ TNT, cổ lựu đạn có ren để liên kết với bộ phận gây nổ.
- Bộ phận gây nổ: để giữ an toàn và gây nỗ lựu đạn. Bộ phận gây nổ gồm:
+ Thân bộ phận gây nổ: để chứa đầu cần bẩy (mỏ vịt), kim hoả, lò xo kim hoả và chốt an toàn, phía dưới có vòng ren để liên kết với thân lựu đạn.
+ Kim hoả và lò xo kim hoả.
+ Hạt lửa, liều giữ chậm và kíp.
+ Chốt an toàn và vòng kéo.
♦ Chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam
- Lúc bình thường, chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy giữ đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bị ép lại.
- Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bung ra, đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt liều giữ chậm, liều giữ chậm cháy (từ 3 - 4 giây) phụt lửa vào kíp gây nỗ lựu đạn.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa GDQP - AN 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 61 GDQP 11: Nêu cấu tạo và chuyển động của lựu đạn F-1 Việt Nam.
Câu hỏi trang 62 GDQP 11: Nêu cấu tạo và chuyển động của lựu đạn LĐ-01 Việt Nam.
Luyện tập trang 66 GDQP 11: Luyện tập động tác ném lựu đạn.
Xem thêm các bài giải SGK GDQP 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 7: Pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Bài 8: Lợi dụng địa hình, địa vật
Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.