SBT Lịch sử 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) | Giải SBT Lịch sử lớp 9

502

Toptailieu.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) trang 85, 86, 87, 88 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

 Giải SBT Lịch sử 9 Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

Bài tập 1 trang 85 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy điền vào chỗ chấm trong bảng dưới đây về tình hình quân đội nước ngoài chiếm đóng nước ta sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám:

Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc

Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam

Trên cả nước

20 vạn quân Tưởng Giới Thạch…

 

 

b) Hãy cho biết những khó khăn về kinh tế, xã hội và văn hóa của nước ta sau Cách mạng tháng Tám.

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp:

+ Công nghiệp:

+ Tài chính:

+ Về văn hóa - xã hội:

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám

Trả lời:

a)

Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc

Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam

Trên cả nước

- 20 vạn quân Tưởng Giới Thạchồ ạt kéo vào Hà Nội và các tỉnh.

- Theo sau là các tổ chức phản động: Việt Quốc, Việt Cách,…

- Quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay lại xâm lược.

- Hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.

b)

- Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: bị chiến tranh tàn phá nặng nề;diện tích đất bỏ hoang nhiều; thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra.

+ Công nghiệp: sản xuất đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt.

+ Tài chính: Ngân sách nhà nước trống rỗng; Chính quyền cách mạng chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương; Quân Tưởng Giới Thạch tung ra thị trường các loại tiền mất giá khiến nền tài chính Việt Nam thêm rối loạn.

+ Về văn hóa - xã hội: Hơn 90% dân số mù chữ; Các tệ nạn xã hội như: mê tín dị đoạn, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút,... tràn lan.

Bài tập 2 trang 86 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy điền mốc thời gian vào cột bên trái cho phù hợp với các sự kiện diễn ra vào đầu năm 1946 được nêu ở cột bên phải trong bảng dưới đây:

Thời gian

Sự kiện

 

Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bầu cử những người xứng đáng vào cơ quan quyền lực của Nhà nước - Quốc hội.

 

Tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã lập ra Bản dự thảo Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

b) Để giải quyết nạn đói, nhân dân ta đã làm gì?

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Bước đầu xây dựng chế độ mới và mục III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.

Trả lời:

a)

Thời gian

Sự kiện

Ngày 6-1-1945

Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bầu cử những người xứng đáng vào cơ quan quyền lực của Nhà nước - Quốc hội.

Ngày 2-3-1946

Tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã lập ra Bản dự thảo Hiến pháp và thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

b) Để giải quyết nạn đói, nhân dân ta đã:

- Biện pháp trước mắt:

+ Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người;

+ Lập các hũ gạo cứu đói; không dùng gạo, ngô để nấu rượu;

+ Tổ chức ngày đồng tâm;

- Biện pháp lâu dài:

+ Tích cực tăng gia sản xuất.

+ Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày.

Bài tập 3 trang 86 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu không biểu thị đúng việc chính quyền cách mạng đẩy mạnh tăng gia sản xuất.

☐ Diện tích hoang hóa nhanh chóng được gieo trồng các loại cây lương thực.

☐ Công nhân, cán bộ, bộ đội, trí thức tình nguyện về nông thôn giúp nông dân sản xuất nông nghiệp.

☐ Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho nông dân nghèo, chia lại ruộng công và ra thông tư giảm tô.

☐ Đầu tư máy móc, công cụ sản xuất cho các hợp tác xã nông nghiệp.

b) Chính phủ và nhân dân ta đã làm gì để giải quyết nạn dốt và khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách?

Phương pháp giải: Xem lại mục III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.

Trả lời:

a) ☒ Đầu tư máy móc, công cụ sản xuất cho các hợp tác xã nông nghiệp.

b)

- Giải quyết nạn dốt:

+ Thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn mù chữ.

+ Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục theo tinh thần dân tộc và dân chủ.

- Giải quyết khó khăn về tài chính:

+ Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân; Tổ chức quyên góp, ủng hộ cho “quỹ độc lập”, phong trào “tuần lễ vàng”.

+ Phát hành tiền Việt Nam.

Bài tập 4 trang 87 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy điền vào bảng sau những sự kiện chứng tỏ thực dân Pháp và Anh gây hấn ở Nam Bộ cho phù hợp với mốc thời gian:

Thời gian

Sự kiện

Ngày 2-9-1945

 

Ngày 6-9-1945

 

Đêm 22 rạng 23-9-1945

 

Ngày 5-10-1945

 

b) Trước tình hình trên Đảng, chính phủ và nhân dân ta đã làm gì?

Phương pháp giải: Xem lại mục IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

Trả lời:

a)

Thời gian

Sự kiện

Ngày 2-9-1945

Thực dân Pháp xả súng vào dân chúngSài Gòn khi tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”.

Ngày 6-9-1945

Quân Anh đến Sài Gòn, kéo theo sau là 1 đại đội quân Pháp. Chúng yêu cầu ta giải tán lực lượng, thả tù binh Pháp, cho Pháp chiếm đóng nhiều vị trí quan trọng trong thành phố.

Đêm 22 rạng 23-9-1945

Quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn.

Ngày 5-10-1945

Tướng Lơ-cơ-léc đến Sài Gòn cùng nhiều đơn vị bộ binh và xe bọc thép mới từ Pháp sang. Quân Pháp phá vòng vây Sài Gòn - Chợ Lớn, đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

b)

- Trung ương Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh:

+ Quyết tâm lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược.

+ Phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.

+ Tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước của Pháp.

- Nhân dân Việt Nam:

+ Nhân dân Bắc và Bắc Trung Bộ tổ chức quyên góp tiền bạc, quần áo, thuốc men,… ủng hộ đồng bào Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

+ Hàng vạn thanh niên hăng hái ra nhập các đoàn quân “Nam tiến”.

Bài tập 5 trang 87 SBT Lịch sử 9:

a) Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý thể hiện việc quân Tưởng Giới Thạch chống phá cách mạng nước ta.

☐ Quân Tưởng tiến hành hoạt động khiêu khích, chống phá chính quyền cách mạng.

☐ Quân Tưởng sử dụng tay sai để phá ta từ bên trong.

☐ Đòi ta phải cải tổ Chính phủ, gạt đảng viên cộng sản ra khỏi Chính phủ lâm thời.

☐ Tất cả các ý trên.

b) Trước tình hình quân Tưởng và tay sai phá hoại, Đảng và Chính phủ ta có đối sách gì? Hãy điền vào bảng dưới đây những nội dung cần thiết để trả lời câu hỏi.

Đối sách với quân Tưởng

Đối sách với bọn tay sai

 

 

Phương pháp giải: Xem lại mục V. đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng

Trả lời:

a) ☒ Tất cả các ý trên.

b)

Đối sách với quân Tưởng

Đối sách với bọn tay sai

- Đồng ý chia cho tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.

- Nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế, như: cung cấp một phần lương thực thực phẩm; nhận tiêu tiền “quan kim”, “quốc tệ”.

- Ban hành một số sắc lệnh kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng

- Giam giữ những phần tử chống đối lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng,…

Bài tập 6 trang 88 SBT Lịch sử 9:

a) Vì sao Chính phủ ta phải kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước 14-9-1946?

b) Hãy trình bày nội dung Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước 14-9-1946 theo bảng sau:

Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)

Tạm ước 14-9-1946

 

 

c) So sánh sách lược của Đảng và Chính phủ ta trước và từ ngày 6-3-1946.

Sách lược trước ngày 6-3-1946

Sách lược từ ngày 6-3-1946

 

 

Phương pháp giải: Xem lại mục VI. Hiệp địn Sơ bộ (6-3-1946) và Tam ước Việt – Pháp (14-9-1946)

Trả lời:

a) Vì:

- Sau khi chiếm đóng Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp âm mưu đưa quân ra Bắc.

- Ngày 28-2-1946, Pháp kí với chính phủ Trung Hoa Dân quốc hiệp ước Hoa - Pháp.

=> Trước tình hình trên, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến”: tạm thời hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến tranh với Pháp sau này.

b)

Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)

Tạm ước 14-9-1946

- Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

- Chính phủ Việt Nam cho phép 15000 quân Pháp ra Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.

- Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức ở Pa-ri

- Tiếp tục nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.

 c)

Sách lược trước ngày 6-3-1946

Sách lược từ ngày 6-3-1946

- Chủ trương: hòa Tưởng, đuổi Pháp.

- Sách lược cụ thể:

+ Nhân nhượng cho quân Tưởng một số quyền lợi kinh tế - chính trị.

+ Kiên quyết trấn áp lực lượng phản cách mạng.

- Chủ trương: hòa Pháp, đuổi Tưởng.

- Sách lược cụ thể:

+ Kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa.

Đánh giá

0

0 đánh giá