Tìm đường đi ngắn nhất từ đỉnh A đến P trong đồ thị có trọng số ở Hình 18

248

Với giải Bài 4 trang 66 Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 3: Bài toán tìm đường đi ngắn nhất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Tìm đường đi ngắn nhất từ đỉnh A đến P trong đồ thị có trọng số ở Hình 18

Bài 4 trang 66 Chuyên đề Toán 11: Tìm đường đi ngắn nhất từ đỉnh A đến P trong đồ thị có trọng số ở Hình 18.

Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Bài toán tìm đường đi ngắn nhất (ảnh 15)

Lời giải:

Chuyên đề Toán 11 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Bài toán tìm đường đi ngắn nhất (ảnh 16)

– Gán nhãn cho A bằng 0 (tức là, nA = 0), các đỉnh khác bằng ∞. Khoanh tròn đỉnh A.

– Tại các đỉnh kề với đỉnh A, gồm M, N, B, ta có:

⦁ nM = nA + wAM = 0 + 9 = 9.Vì 9 < ∞ nên ta đổi nhãn của M thành 9.

⦁ nN = nA + wAN = 0 + 5 = 5.Vì 5 < ∞ nên ta đổi nhãn của N thành 5.

⦁ nB = nA + wAB = 0 + 3 = 3.Vì 3 < ∞ nên ta đổi nhãn của B thành 3.

Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là B nên ta khoanh tròn đỉnh B (đỉnh gần A nhất, chỉ tính các đỉnh khác A).

– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với đỉnh B gồm M, N, ta có:

⦁ nM = nB + wBM = 3 + 4 = 7.Vì 7 < 9 (9 là nhãn hiện tại của M) nên ta đổi nhãn của M thành 7.

⦁ nN = nB + wBN = 3 + 10 = 13.Vì 13 > 5 (5 là nhãn hiện tại của N) nên ta giữ nguyên nhãn của N là 5.

Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là N nên ta khoanh tròn đỉnh N (đỉnh gần A thứ hai).

– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với đỉnh N gồm M, C, P, ta có:

⦁ nM = nN + wNM = 5 + 2 = 7.Vì 7 cũng là nhãn hiện tại của M nên ta giữ nguyên nhãn của M là 7.

⦁ nC = nN + wNC = 5 + 6 = 11.Vì 11 < ∞ nên ta đổi nhãn của C thành 11.

⦁ nP = nN + wNP = 5 + 12 = 17.Vì 17 < ∞ nên ta đổi nhãn của P thành 17.

Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là M nên ta khoanh tròn đỉnh M (đỉnh gần A thứ ba).

– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với đỉnh M gồm D, P, ta có:

⦁ nD = nM + wMD = 7 + 10 = 17.Vì 17 < ∞ nên ta đổi nhãn của D thành 17.

⦁ nP = nM + wMP = 7 + 11 = 18.Vì 18 > 17 (17 là nhãn hiện tại của P) nên ta giữ nguyên nhãn của P là 17.

Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là C nên ta khoanh tròn đỉnh C (đỉnh gần A thứ tư).

– Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh kề với đỉnh C chỉ có đỉnh P, ta có:

nP = nC + wCP = 11 + 5 = 16.Vì 16 < 17 (17 là nhãn hiện tại của P) nên ta đổi nhãn của P thành 16.

Trong các đỉnh chưa được khoanh tròn, đỉnh có nhãn bé nhất là đỉnh P nên ta khoanh tròn đỉnh P (đỉnh gần A thứ năm).

– Nhìn lại các bước trên, ta thấy:

nP = 16 = nC + wCP

= nN + wNC + wCP

= nA + wAN + wNC + wCP

= wAN + wNC + wCP

= lANCP.

Vậy ANCP là đường đi ngắn nhất từ đỉnh A đến P, với độ dài bằng 16.

Đánh giá

0

0 đánh giá