Tác giả tác phẩm: Thiên trường vãn vọng - Ngữ văn 8

390

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về Tác giả tác phẩm: Thiên trường vãn vọng - Ngữ văn 8 - Ngữ văn 8 (kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 8 . Mời các bạn đón xem:

 

Tác giả tác phẩm: Thiên trường vãn vọng - Ngữ văn 8

I. Tác giả văn bản Thiên trường vãn vọng

Bài thơ Thiên trường vãn vọng - Trần Nhân Tông - Nội dung, tác giả, tác phẩm

- Trần Nhân Tông (1258 – 1308) là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông là vị hoàng đế anh minh đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai cuộc xâm lược của quân Nguyên và khôi phục nền kinh tế, văn hóa Đại Việt.

- Trần Nhân Tông còn là vị thiền sư sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là một tác giả có đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc.

- Thơ Trần Nhân Tông tràn đầy cảm hững yêu nước và hào khí Đông A; cảm xúc rất tinh tế, lãng mạn, sâu sắc mà vẫn gần gũi, thân thuộc; ngôn ngữ thơ hàm súc; hình ảnh vừa chân thực, bình dị vừa giàu ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Đặc biệt, thơ ông luôn thể hiện cái nhìn trìu mến, nâng niu; tình cảm gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống của nhân dân.

II. Tìm hiểu tác phẩm Thiên trường vãn vọng

1. Thể loại

Thiên trường vãn vọng thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này.

- Ngày tháng sáng tác không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục lại (nghĩa là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XIII).

Phân tích Thiên Trường vãn vọng (Ngữ văn 8 Kết nối tri thức)

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản thiên trường vãn vọng có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Tóm tắt Thiên trường vãn vọng

Bài thơ là bức tranh thiên nhiên làng quê qua góc nhìn đầy thi vị của nhà thơ Trần Nhân Tông nhân dịp về thăm quê cũ tại phủ Thiên Trường. Cảnh vật hiện lên trước mắt ông mơ hồ, tựa khói lồng, như ở chốn bồng lai. Khung cảnh nửa thực nửa ảo đó còn mang vẻ đẹp mơ màng, yên bình nhưng không kém phần sinh động được ông cảm nhận bằng cả thính giác khi nghe tiếng sáo “mục đồng địch lí” và thị giác khi ngắm nhìn những chú cò trắng chao liệng. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, dường như tác giả đã cảm nhận cảnh sắc quê hương bằng cách hòa tâm hồn của mình vào thiên nhiên. Từ đó cho ta cảm nhận được tình yêu quê hương dạt dào, sâu nặng của tác giả. Cho ta cảm giác gần gũi, cũng muốn gắn bó hòa mình vào thiên nhiên cùng tác giả.

5. Bố cục văn bản Thiên trường vãn vọng

Gồm 2 phần

- Phần 1: 2 câu đầu: Cảnh thôn xóm vùng Thiên Trường trong buổi chiều tà

- Phần 2: 2 câu cuối: Cảnh sắc đồng quê dân dã, mờ ảo trong buổi chiều tà

6. Giá trị nội dung

Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.

7. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo

- Nhịp thơ êm ái hài hòa

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thiên trường vãn vọng

1. Hai câu thơ đầu

- Thời gian: buổi chiều tà, sắp về tối

- Không gian: trước xóm sau thôn – khung cảnh làng quê Việt Nam

- Cảnh vật: “bán vô bán hữu” - phong cảnh mờ ảo, vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực gợi nên quang cảnh làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo

⇒ Bức tranh thiên nhiên độc đáo, mơ hồ như một bức tranh

2. Hai câu còn lại

- Cảnh vật hiện lên nơi làng quê trong buổi chiều tà mờ ảo:

+ Đàn trâu trở về

+ Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng

⇒ Cảnh vật bình dị, gần gũi, quen thuộc với làng quê Việt Nam

- Âm thanh: sáo vẳng – tiếng sao văng vẳng đâu đó nơi chốn làng quê

⇒ Bức tranh làng quê thanh bình, yên ả và nên thơ

⇒ Giữa khung cảnh làng quê ấy, tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống

Xem thêm các bài Tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 hay, ngắn gọn khác:

Tác giả tác phẩm: Minh sư

Tác giả tác phẩm: Thu điếu

Tác giả tác phẩm: Ca Huế trên sông Hương

Tác giả tác phẩm: Qua Đèo Ngang

Tác giả tác phẩm: Hịch tướng sĩ

Đánh giá

0

0 đánh giá