Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lý - Trần

898

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lý - Trần hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Chuyên đề Lịch sử 11 từ đó học tốt môn Lịch sử 11.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lý - Trần

Mở đầu trang 4 Chuyên đề Lịch Sử 11: Vậy nghệ thuật truyền thống Việt Nam được phát triển và đạt những thành tựu như thế nào qua các thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng và Nguyễn?

Lời giải:

- Nghệ thuật truyền thống Việt Nam bao gồm các lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc. Nhiều di sản nghệ thuật truyền thống Việt Nam được lưu lại đến ngày nay, ví dụ như:

+ Lĩnh vực kiến trúc: thành nhà Hồ (Thanh Hóa); Kinh thành Huế (Thừa Thiên Huế),…

+ Lĩnh vực điêu khắc: rồng đá trước thềm điện Kính Thiên trong khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh); tượng các vị La Hán chùa Tây Phương (Hà Nội),…

+ Lĩnh vực hội họa: tranh Cửu Long ẩn vân tại lăng vua Khải Định (Thừa Thiên Huế); các làng nghề tranh dân gian như: tranh hàng Trống (Hà Nội); tranh Đông Hồ (Bắc Ninh); tranh làng Sình (Thừa Thiên Huế),…

+ Lĩnh vực âm nhạc: Nhã nhạc cung đình; dân ca ví, dặm Nghệ - Tĩnh,…

Qua các thời Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng và Nguyễn, nghệ thuật truyền thống Việt Nam có sự phát triển và mang những nét đặc trưng riêng về phong cách nghệ thuật.

1. Nghệ thuật thời Lý

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, dựa vào Bảng 1 và quan sát các hình 2, 3, 4:

- Nêu những nét cơ bản của nghệ thuật kiến trúc thời Lý và rút ra nhận xét.

Lời giải:

♦ Những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc thời Lý

- Kiến trúc cung đình: năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình) ra Đại La và đổi tên là Thăng Long (Hà Nội). Từ đây, Kinh thành Thăng Long phát triển nhanh chóng trên quy mô lớn. Hoàng thành Thăng Long được xây dựng gồm nhiều cung điện, tiêu biểu nhất là điện Càn Nguyên.

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:

+ Hệ thống chùa, tháp được xây dựng ở nhiều nơi, trong đó có nhiều công trình quy mô lớn. Tiêu biểu như: Chùa Phật Tích, chùa Diên Hựu; Tháp Báo Thiên, tháp Sùng Thiện Diên Linh,…

+ Hệ thống đền, miếu thờ phụng thần linh, anh hùng, người có công với làng, với nước.... cũng được xây dựng ở nhiều nơi trên cả nước. Các công trình tiêu biểu là: đền Đồng Cổ, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu,…

=> Nhận xét:

- Điểm nổi bật trong kiến trúc thời Lý là: loại hình phong phú; quy hoạch thống nhất, cân xứng; trang trí tinh xảo và có sự hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh.

- Kiến trúc thời Lý có sự kế thừa nghệ thuật truyền thống của người Việt và sự tiếp thu những yếu tố văn hóa bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,...).

- Dấu tích của nhiều công trình kiến trúc thời Lý vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay, trở thành những di sản có giá trị to lớn về lịch sử - văn hóa của dân tộc. Ví dụ như: dấu tích của Hoàng thành Thăng Long; chùa Một Cột,…

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, dựa vào Bảng 1 và quan sát các hình 2, 3, 4:

- Mô tả một công trình kiến trúc thời Lý mà em ấn tượng nhất.

Lời giải:

♦ Mô tả một công trình mà em ấn tượng nhất

(*) Tham khảo: Mô tả chùa Diên Hựu

- Chùa Diên Hựu được xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông. Chùa còn được biết đến với nhiều tên gọi khác, như: Liên Hoa Đài hay Chùa Một Cột.

- Nét độc đáo của kiến trúc chùa Diên Hựu là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá cao, vươn lên giữa hồ Linh Chiểu như hình bông sen đang xòe cánh.

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6:

- Nêu những nét cơ bản của nghệ thuật điêu khắc thời Lý và rút ra nhận xét.

 (ảnh 1)

Lời giải:

- Dưới thời Lý, các tác phẩm, hiện vật được chạm khắc chủ yếu trên những vật liệu như: đá, gốm, gỗ, đất nung,…

- Hình tượng điêu khắc chủ yếu là: cảnh thiên nhiên (như: mây, nước, hoa sen, hoa cúc, lá đề) và các linh vật (như: rồng, phượng,…).

- Nghệ thuật đúc đồng cũng rất phát triển. Trong bốn tác phẩm nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng được xem là “An Nam tứ đại khí” có ba tác phẩm được tạo ra vào thời Lý là: đỉnh tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm.

=> Nhận xét:

- Nghệ thuật điêu khắc thời Lý phát triển khá phong phú, đa dạng và có sự tiếp thu chọn lọc những yếu tố văn hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Champa,…

- Đặc điểm chung của điêu khắc thời Lý là sự khắc họa chân thực, đơn giản, uyển chuyển, mềm mại và mang đậm tính bản địa.

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6:

- Mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Lý mà em ấn tượng nhất.

 (ảnh 2)

Lời giải:

(*) Tham khảo: hình tượng Rồng thời Lý

- Hình tượng rồng thời Lý chịu ảnh hưởng của Phật giáo với đặc điểm nổi bật là:

+ Thân hình tròn, da trơn, nhỏ dần về phần đuôi.

+ Đầu rồng ngẩng cao, miệng há rộng hứng viên ngọc. Đầu rồng không có sừng mà có bờm, mào và chòm râu dưới hàm.

+ Thân rồng thường có từ 11 đến 13 khúc, uốn lượn mềm mại, thanh thoát, nhẹ nhàng và có tư thế như đang bay;

+ Chân rồng chỉ có 3 móng; móng vuốt rồng không sắc nhọn.

2. Nghệ thuật thời Trần

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8:

- Nêu những thành tựu chính về kiến trúc thời Trần và rút ra nhận xét.

 (ảnh 3)

Lời giải:

- Thành tựu chính:

+ Kiến trúc cung đình: dưới thời Trần, ngoài hệ thống cung điện tại Kinh thành Thăng Long nhà Trần còn xây dựng thêm các cung điện, lăng mộ ở một số nơi khác. Ví dụ như: cung điện ở Tức Mặc (Nam Định); hành cung Lỗ Giang (Thái Bình); lăng môn Trần Thủ Độ (Thái Bình); khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh),…

+ Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển: nhiều đền, chùa, đình, miếu,… được trùng tu hoặc xây mới. Tiêu biểu như: Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh), chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Nội),...

- Nhận xét:

+ Điểm nổi bật trong kiến trúc thời Trần là: loại hình phong phú; quy hoạch thống nhất, cân xứng; trang trí tinh xảo và có sự hài hòa với cảnh quan thiên nhiên xung quanh.

+ Kiến trúc thời Trần có sự kế thừa nghệ thuật truyền thống của người Việt và sự tiếp thu những yếu tố văn hóa bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,...).

+ Dấu tích của nhiều công trình kiến trúc thời Trần vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay, trở thành những di sản có giá trị to lớn về lịch sử - văn hóa của dân tộc. Ví dụ như: chùa Phổ Minh (Nam Định); tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc); chùa Bối Khê (Hà Nội),…

Câu hỏi trang 8 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin và quan sát các hình 7, 8:

- Mô tả một công trình kiến trúc thời Trần mà em ấn tượng nhất.

 (ảnh 4)

Lời giải:

(*) Tham khảo: mô tả chùa Phổ Minh (Nam Định)

- Chùa Phổ Minh còn có tên là chùa Tháp. Chùa được xây dựng dưới thời Lý và được triều Trần mở rộng vào năm 1262. Chùa nằm về phía tây cung điện Trùng Quang, nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sau khi nhường ngôi cho con về ở. Chùa có quy mô rất bề thế và là nơi tu hành tụng niệm của quan lại, quý tộc cao cấp triều Trần.

- Vẻ đẹp kiến trúc của chùa Phổ Minh:

+ Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, 3 gian toà thượng điện, xếp theo hình chữ "công".

+ Công trình có giá trị nhất, giữ vai trò chủ đạo của chùa và được bảo tồn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là tháp Phổ Minh. Tháp Phổ Minh được xây dựng vào khoảng năm 1305, dưới thời vua Trần Anh Tông, cao 19,5m, có 14 tầng, lên cao thu hẹp dần và kết thúc bằng một chỏm nhọn hình bầu rượu có nhiều cạnh. Các tầng trên đều trổ cửa cuốn tò vò ra bốn phía. Tháp được trang trí giản dị nhưng vẫn rất đẹp với hoa văn dây uốn lượn, hình rồng gấp khúc vờn mây. Trông xa, tháp Phổ Minh như một bông sen lớn trổ thẳng lên bầu trời trong xanh.

Câu hỏi trang 9 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin và quan sát các hình 9, 10:

- Nêu những thành tựu chính về điêu khắc thời Trần và rút ra nhận xét.

 (ảnh 5)

Lời giải:

- Thành tựu chính:

+ Dưới thời Trần, các tác phẩm, hiện vật được chạm khắc chủ yếu trên những vật liệu như: đá, đồng, gỗ,…

+ Hình tượng điêu khắc chủ yếu là: cảnh thiên nhiên (như: hoa sen, hoa cúc, phong cảnh núi sông…); các linh vật (như: rồng, hổ, chim lạc…); tượng hình người và các loài động vật (như: trâu, ngựa,…).

+ Các tác phẩm, hiện vật điêu khắc tiêu biểu thời Trần là: vạc Phổ Minh; bộ cánh cửa ở chùa Phổ Minh (Nam Định); tượng hổ đá tại lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình); các hình chạm khắc trên hương án bằng đá tại chùa Thầy, chùa Bối Khê (Hà Nội),…

- Nhận xét:

+ Nghệ thuật điêu khắc thời Trần phát triển khá phong phú, đa dạng và có sự tiếp thu chọn lọc những yếu tố văn hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Champa,…

+ Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp của nghệ thuật điêu khắc từ thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực, khoáng đạt, khoẻ khoắn hơn và thể hiện khá rõ tinh thần thượng võ cùng dấu ấn vương quyền.

Câu hỏi trang 9 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin và quan sát các hình 9, 10:

- Mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Trần mà em ấn tượng nhất.

 (ảnh 6)

Lời giải:

- Tượng hổ đá ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình) có kích thước gần như thật (dài 1,43 m), thân hình thon, bắp vế căng tròn với dáng nằm xoải chân, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao. Tượng hổ tạo khối đơn giản, được sắp xếp một cách chặt chẽ, vững chãi.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá