Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc

600

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Chuyên đề Lịch sử 11 từ đó học tốt môn Lịch sử 11.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc

1. Nghệ thuật thời Lê sơ

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 13, 14:

- Nêu những thành tựu chính về kiến trúc thời Lê sơ và rút ra nhận xét.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc (ảnh 1)

Lời giải:

- Thành tựu chính:

+ Dưới thời Lê sơ, đặc biệt là thời vua Lê Thánh Tông, Kinh thành Thăng Long và hệ thống cung điện được trùng tu, xây mới trên quy mô lớn. Tiêu biểu là: điện Kính Thiên, quần thể kiến trúc Lam Kinh, miếu và lăng mộ của các vua Lê

+ Việc xây chùa mới bị hạn chế. Nhiều chùa được trùng tu như chùa Minh Độ (Hải Dương), chùa Thiên Phúc (Hà Nội), chùa Kim Liên (Hà Nội), chùa Đại Bi (Bắc Ninh),...

+ Lăng mộ thời Lê sơ cũng là những công trình nghệ thuật đặc sắc. Các lăng mộ của vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử nhìn chung có quy mô nhỏ. Điển hình là lăng mộ vua Lê Thái Tổ.

- Nhận xét:

+ Kiến trúc cung đình phát triển mạnh, với nét độc đáo là: có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách truyền thống đã định hình thời Lý - Trần với phong cách kiến trúc uy nghi, bề thế ảnh hưởng từ tinh thần Nho giáo. Tuy nhiên, hầu hết các công trình kiến trúc đều có quy mô vừa phải, toát lên tính cần kiệm.

+ Kiến trúc tôn giáo kém phát triển so với thời Lý - Trần, rất hạn chế việc xây mới các đình, chùa, miếu,… mà chủ yếu dừng lại ở việc sửa sang, tu bổ các công trình đã xây dựng từ trước đó.

Câu hỏi trang 12 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 13, 14:

- Mô tả một công trình kiến trúc thời Lê sơ mà em ấn tượng nhất.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc (ảnh 2)

Lời giải:

- Điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời vua Lê Thánh Tông. Điện được xây dựng trên núi Nùng, trên nền cũ của cung Càn Nguyên - Thiên An (thời Lý - Trần).

- Điện Kính Thiên là nơi cử hành các nghi lễ trọng thể nhất của triều đình, thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự và đón tiếp sứ giả nước ngoài.

- Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, hiện nay, Điện Kính Thiên chỉ còn lại một số dấu tích như: thềm đá và nền điện cũ.

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 11: Dựa vào thông tin và các hình ảnh trong mục b:

- Nêu những thành tựu chính về điêu khắc thời Lê sơ và rút ra nhận xét.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc (ảnh 3)

Lời giải:

- Thành tựu chính:

+ Điêu khắc thời Lê sơ phát triển thể hiện qua hình tượng rồng, tượng quan hầu, tượng thú, bia Vĩnh Lăng, bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội),...

+ Chạm khắc gỗ ở các đình làng miêu tả cảnh sinh hoạt của nhân dân, như: đấu vật, đánh cờ, chèo thuyền,...

+ Các dòng tranh khắc gỗ như: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội) ra đời thời kì này đã tạo ra những bức tranh dân gian đặc sắc, trở thành tài sản quý giá trong kho tàng nghệ thuật Việt Nam.

- Nhận xét: Nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật thời Lý, Trần đồng thời có những bước tiến mới, như:

+ Đề tài và hình tượng điêu khắc có sự đa dạng, phong phú hơn.

+ Phong cách điêu khắc có sự thay đổi theo hướng hoa mĩ, cầu kì hơn so với trước đó.

Câu hỏi trang 13 Chuyên đề Lịch Sử 11: Dựa vào thông tin và các hình ảnh trong mục b:

- Mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Lê sơ mà em ấn tượng nhất.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc (ảnh 4)

Lời giải:

- Tác phẩm điêu khắc được coi là đẹp nhất, tiêu biểu nhất cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê sơ là hình tượng rồng ở hai bên thềm bậc điện Kính Thiên ở Đông Kinh, được tạc năm 1467 dưới thời vua Lê Thánh Tông.

- Hai con rồng được đục chạm công phu, điêu luyện, thân dài uốn khúc, chắc khỏe, đầu ngẩng cao, mắt to, sừng dài, bờm hất ra sau, rồng có thế đang bò từ trên điện xuống một

2. Nghệ thuật thời Mạc

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 19 đến 22:

- Liệt kê những thành tựu chính về kiến trúc thời Mạc và rút ra nhận xét.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc (ảnh 5)

Lời giải:

- Những thành tựu chính về kiến trúc thời Mạc:

+ Kiến trúc cung đình, với các công trình tiêu biểu như: thành nhà Mạc (ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang); một số cung điện ở Dương Kinh (Hải Phòng).

+ Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, với các công trình tiêu biểu như: chùa Trăm Gian ở Chương Mỹ (Hà Nội); đình Lỗ Hạnh ở làng Đông Lỗ (Hiệp Hoà, Bắc Giang); đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội); đạo quán Hưng Thánh (Hà Nội),…

- Nhận xét:

+ Do bối cảnh nội chiến kéo dài nên kiến trúc cung đình thời Mạc không có điều kiện phát triển. Tính chất phòng thủ là đặc điểm chi phối kiến trúc cung đình thời kì này.

+ Kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian có sự hưng khởi, phát triển mạnh mẽ hơn so với thời Lê sơ.

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 19 đến 22:

- Mô tả một công trình kiến trúc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc (ảnh 6)

Lời giải:

(*) Tham khảo: mô tả đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội)

- Đình Tây Đằng hiện nay tọa lạc tại thôn Đông, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội. Căn cứ vào dấu vết kiến trúc và nghệ thuật trang trí hiện còn, có thể khẳng định, đình Tây Đằng có niên đại khởi dựng vào thời Mạc, thế kỷ XVI. Đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, và lần gần đây nhất là vào năm 2002 - 2004.

- Kiến trúc của đình gồm: cổng đình, hồ bán nguyệt, nghi môn, tả- hữu mạc, đại đình, giếng đình và một số hạng mục phụ trợ khác.

Cổng đình: được xây khá đơn giản, với hai trụ liền tường bao. Trụ có tiết diện hình vuông, với đầu cột bổ trụ ô lồng đèn, không có hoa văn trang trí.

Hồ bán nguyệt: ở vị trí phía trước sân đình, trong hồ thả sen. Ven hồ có hai đường dẫn vào nghi môn và sân đình.

Nghi môn: được xây theo dạng tứ trụ. Đỉnh trụ đắp tứ phượng, đầu quay về bốn hướng, đuôi chụm lại tạo thành hình trái giành. Phía dưới phượng là phần mui luyện, với bốn mặt đắp trang trí hình hổ phù uy nghi. Tiếp đến là các ô lồng đèn, có trang trí đề tài tứ linh. Thân trụ soi gờ kẻ chỉ, bên trong đắp nổi các câu đối chữ Hán. Đế trụ thắt dạng cổ bồng

Tả - hữu mạc: nằm ở hai bên phía trước đại đình, được khởi dựng vào năm Canh Thân (1860). Mỗi toà đều có 3 gian, 2 chái, kết cấu chồng diêm, mái lợp ngói mũi hài, góc mái dạng đao cong, có trang trí hình rồng.

Đại đình: có bố cục mặt bằng dạng chữ Nhất, quay hướng Nam. Nền đình được lát bằng gạch Bát Tràng, cao hơn sân 60 cm. Đình có bộ mái thấp, lớn, lợp ngói mũi hài nhiều lớp, với 4 mái xòe rộng, trùm ra ngoài vỉa nền và hai chái. Hai đầu bờ nóc là hai con lân cõng trên lưng một vân xoắn lớn.

- Các mảng chạm khắc trang trí trên kết cấu gỗ của đình Tây Đằng đã đạt đến đỉnh cao, tinh tế và điêu luyện. Đề tài trang trí phong phú, đa dạng về loại hình, gồm: linh vật, hình tượng thiên thần, hình tượng con người,..

- Đình Tây Đằng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhân dân địa phương, nơi hội tụ cộng đồng làng xã, mà còn là một “bảo tàng văn hoá, nghệ thuật dân gian” sống động, là nguồn tư liệu sáng giá để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hoá của cộng đồng và dân tộc.

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 19 đến 22:

- Nêu những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc (ảnh 7)

Lời giải:

+ Kiến trúc cung đình:

▪ Tại Thăng Long, nhà Mạc tiếp quản gần như toàn bộ các công trình cung điện của nhà Lê sơ để lại, không xây dựng thêm và cũng ít tu bổ.

▪ Xây dựng nhiều cung điện ở Dương Kinh (thuộc Hải Phòng ngày nay).

+ Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian: có sự phát triển mạnh mẽ

▪ Nhiều ngôi chùa được sửa sang, tu bổ, tôn tạo hoặc xây mới. Tiêu biểu như: chùa Bà Tấm (Hà Nội), chùa Cập Nhất ở Thanh Hà (Hải Dương), chùa Trăm Gian ở Chương Mỹ (Hà Nội),…

▪ Đình làng trở nên phổ biến và là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng làng xã. Hai ngôi đình nổi tiếng nhất thời Mạc là: đình Lỗ Hạnh ở làng Đông Lỗ (Hiệp Hoà, Bắc Giang) và đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội).

▪ Nhiều đạo quán có điều kiện sửa sang, tu bổ. Tiêu biểu là: quán Hưng Thánh, quán Hội Linh và quán Linh Tiên (Hà Nội), quán Tiên Phúc (Hải Dương),...

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Lịch Sử 11: Dựa vào nội dung mục b:

- Nêu những thành tựu chính về điêu khắc thời Mạc và rút ra nhận xét.

Lời giải:

- Thành tựu chính:

Hoạt động tạc tượng thời Mạc khá phát triển với chất liệu và loại hình khá phong phú, tiêu biểu là các tượng được tạc từ gỗ mít và gỗ vàng tâm.

+ Một số loại hình tượng tiêu biểu thời Mạc là: tượng tam thế; tượng Quan Âm; tượng chân dung,…

+ Ngoài ra, điêu khắc thời Mạc còn hướng tới một số chủ đề khác, như: cảnh sắc thiên nhiên (ví dụ: thú vật, hoa lá,…); cảnh sinh hoạt của nhân dân (ví dụ: người phụ nữ gánh nước, người đẽo cày,…) hay các linh vật (ví dụ: rồng, phượng,…).

- Nhận xét:

+ Nghệ thuật điêu khắc thời Mạc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật thời Lý, Trần và có một số đặc điểm kế thừa nghệ thuật thời Lê sơ.

+ Phong cách chung là thể hiện xu hướng tả thực, gần gũi với cuộc sống đời thường. Bố cục cũng phóng khoáng và tự nhiên hơn trước.

Câu hỏi trang 16 Chuyên đề Lịch Sử 11: Dựa vào nội dung mục b:

- Mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.

Lời giải:

- Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay tại chùa Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) được tạc ở tư thế ngồi xếp bằng, cao 1.32 m tính cả bệ cao 2.55 m. Những cánh tay tạo thành vòng sáng rộng khoảng 1.55 m. Tượng ngồi ở tư thế “tham thiền nhập định” nhưng lại toát ra cái “động” của nội tâm qua những cánh tay chính hướng ra xung quanh với nhiều động tác khác nhau.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá