Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 19 đến 22: Mô tả một công trình kiến trúc thời Mạc

229

Với giải Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Lịch Sử 11 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 19 đến 22: Mô tả một công trình kiến trúc thời Mạc

Câu hỏi trang 15 Chuyên đề Lịch Sử 11: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 19 đến 22:

- Mô tả một công trình kiến trúc thời Mạc mà em ấn tượng nhất.

Chuyên đề Lịch sử 11 (Cánh diều) Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc (ảnh 6)

Lời giải:

(*) Tham khảo: mô tả đình Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội)

- Đình Tây Đằng hiện nay tọa lạc tại thôn Đông, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội. Căn cứ vào dấu vết kiến trúc và nghệ thuật trang trí hiện còn, có thể khẳng định, đình Tây Đằng có niên đại khởi dựng vào thời Mạc, thế kỷ XVI. Đình đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, và lần gần đây nhất là vào năm 2002 - 2004.

- Kiến trúc của đình gồm: cổng đình, hồ bán nguyệt, nghi môn, tả- hữu mạc, đại đình, giếng đình và một số hạng mục phụ trợ khác.

Cổng đình: được xây khá đơn giản, với hai trụ liền tường bao. Trụ có tiết diện hình vuông, với đầu cột bổ trụ ô lồng đèn, không có hoa văn trang trí.

Hồ bán nguyệt: ở vị trí phía trước sân đình, trong hồ thả sen. Ven hồ có hai đường dẫn vào nghi môn và sân đình.

Nghi môn: được xây theo dạng tứ trụ. Đỉnh trụ đắp tứ phượng, đầu quay về bốn hướng, đuôi chụm lại tạo thành hình trái giành. Phía dưới phượng là phần mui luyện, với bốn mặt đắp trang trí hình hổ phù uy nghi. Tiếp đến là các ô lồng đèn, có trang trí đề tài tứ linh. Thân trụ soi gờ kẻ chỉ, bên trong đắp nổi các câu đối chữ Hán. Đế trụ thắt dạng cổ bồng

Tả - hữu mạc: nằm ở hai bên phía trước đại đình, được khởi dựng vào năm Canh Thân (1860). Mỗi toà đều có 3 gian, 2 chái, kết cấu chồng diêm, mái lợp ngói mũi hài, góc mái dạng đao cong, có trang trí hình rồng.

Đại đình: có bố cục mặt bằng dạng chữ Nhất, quay hướng Nam. Nền đình được lát bằng gạch Bát Tràng, cao hơn sân 60 cm. Đình có bộ mái thấp, lớn, lợp ngói mũi hài nhiều lớp, với 4 mái xòe rộng, trùm ra ngoài vỉa nền và hai chái. Hai đầu bờ nóc là hai con lân cõng trên lưng một vân xoắn lớn.

- Các mảng chạm khắc trang trí trên kết cấu gỗ của đình Tây Đằng đã đạt đến đỉnh cao, tinh tế và điêu luyện. Đề tài trang trí phong phú, đa dạng về loại hình, gồm: linh vật, hình tượng thiên thần, hình tượng con người,..

- Đình Tây Đằng không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhân dân địa phương, nơi hội tụ cộng đồng làng xã, mà còn là một “bảo tàng văn hoá, nghệ thuật dân gian” sống động, là nguồn tư liệu sáng giá để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hoá của cộng đồng và dân tộc.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá